Tất tần tật những điều bạn nên biết về bệnh viêm họng liên cầu
Viêm họng liên cầu là một trong các dạng viêm họng nguy hiểm. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều người chủ quan và chưa hiểu rõ về bệnh này. Do đó, qua bài viết sau đây GenK STF sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về viêm họng liên cầu.
Nội dung bài viết
1. Viêm họng liên cầu là gì? Nguyên nhân và đặc điểm?
Viêm họng liên cầu là tình trạng viêm nhiễm ở cổ họng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra. Đây là bệnh có các đặc điểm như sau:
1.1. Có lây nhiễm không?
Viêm họng liên cầu khuẩn có thể lây truyền trực tiếp giữa người với người thông qua các giọt bắn khi người bị bệnh ho hoặc hắt hơi. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây khi dùng chung đồ ăn uống hoặc đồ cá nhân với bệnh nhân. Các vết lở, loét trên cơ thể bệnh nhân cũng là nguồn lây lý tưởng.
Sau khi tiếp xúc với các dịch cơ thể của người bệnh thì khoảng 2-5 ngày sau người bị lây mới có các triệu chứng. Nguy cơ lây nhiễm cao nhất là khi người bệnh đang có các triệu chứng, và thời gian lây bệnh có thể kéo dài tới 3 tuần.
1.2. Mức độ bệnh và đối tượng có nguy cơ cao
So với các tác nhân như virus hay vi khuẩn khác thì viêm họng do liên cầu khuẩn có các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Tuổi tác: Mọi lứa tuổi và giới tính đều có khả năng bị bệnh nhưng độ tuổi dễ mắc nhất là trẻ em từ 5-15 tuổi.
- Miễn dịch kém: Người có hệ miễn dịch kém sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.
- Vấn đề vệ sinh: Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc chưa đúng cách tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Môi trường ô nhiễm: Trẻ nhỏ sống trong môi trường ô nhiễm do khói bụi, hóa chất, bụi công nghiệp,… có nguy cơ mắc viêm họng liên cầu khuẩn cao hơn các trẻ em khác.
2. Dấu hiệu nhận biết
2.1. Triệu chứng khi bị bệnh
Một số triệu chứng khi bị viêm họng do liên cầu thường gặp là:
- Khi nuốt đồ ăn hay nước bọt có cảm giác đau rát ở cổ họng.
- Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, bị sốt cao từ 38 độ trở lên.
- Gặp khó khăn ăn, ăn không có giảm ngon, thậm chí là buồn nôn.
- Nổi hạch gây đau trên cổ, phát ban, nổi mề đay.
- Khi quan sát vùng họng thì có thể thấy amidan sưng to, có những mụn trắng nhỏ hoặc mảng đỏ ở niêm mạc họng…
2.2. Dấu hiệu như thế nào cho thấy nên đi gặp bác sĩ?
- Các triệu chứng đau họng, sốt trên 38 độ kéo dài hơn 2 ngày và không có dấu hiệu giảm bớt.
- Đau họng dữ dội kèm theo phát ban, nổi hạch đau ở cổ.
- Quá khó thở hoặc ăn, kể cả uống nước.
- Sốt cao kèm với thở nông, thở gấp, đau khớp.
- Sau khi bị bệnh khoảng 1 tuần thì thấy nước tiểu sẫm màu hơn. Đây có thể là dấu hiệu của biến chứng liên quan đến thận
3. Viêm họng liên cầu khuẩn có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, viêm họng liên cầu khuẩn có mức độ nguy hơn sơ với những dạng viêm họng do các nguyên nhân khác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp hoặc điều trị sai cách thì có thể dẫn tới một số biến chứng như:
- Vi khuẩn lây lan gây viêm nhiễm ở các cơ quan khác như: viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm dây thanh quản…
- Nhiễm liên cầu khuẩn kéo dài có thể dẫn đến bị bệnh ban đỏ…
- Gây ra tổn thương nghiêm trọng khác ở khớp, van tim hay viêm thận, viêm hạch mủ…
- Nguy hiểm nhất là khi liên cầu khuẩn thâm nhập vào máu gây nhiễm trùng tan huyết. Nếu không phát hiện sớm thì có thể gây tử vong.
4. Chẩn đoán và điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn
4.1. Cách để chẩn đoán bệnh:
- Hỏi khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân để khai thác tiền sử bệnh, các triệu chứng, các thuốc đang sử dụng và các vấn đề khác để chẩn đoán sơ bộ.
- Khám vùng họng: Quan sát, kiểm tra tình trạng của niêm mạc họng, amidan…
- Lấy dịch ở cổ họng đem đi nuôi cấy vi khuẩn: Nhằm xác định xem có sự xuất hiện của liên cầu khuẩn hay các vi khuẩn khác hay không.
- Xét nghiệm kháng nguyên: Xét nghiệm này sẽ được chỉ định nếu các bác sĩ không thể dựa vào kết quả nuôi cấy vi khuẩn để chính xác nguyên nhân.
- Ngoài ra tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà bác sĩ có thể thực hiện thêm các xét nghiệm khác.
4.2. Phương pháp điều trị
Điều trị bằng thuốc Tây
Dùng thuốc: Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm họng là do liên cầu khuẩn, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ dùng thuốc cho người bệnh.
Các thuốc kháng sinh như penicillin, amoxicillin, cephalexin có thể được dùng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, paracetamol, ibuprofen cũng có được chỉ định để giảm bớt triệu chứng đau.
Không được tự ý sử dụng thuốc, nhất là dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Việc dùng thuốc sai có thể gây bệnh nặng thêm.
Áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà
Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp dùng thuốc với các biện pháp chăm sóc ở nhà sau:
- Dành thời nghỉ ngơi nhiều trong khi bị bệnh, tránh lao động quá sức. Hạn chế gặp gỡ nhiều người để ngăn ngừa lây bệnh cho người khác.
- Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, ăn đồ mềm, dễ nuốt nhưng đủ dinh dưỡng như súp, canh, hoa quả, sữa chua…
- Dùng nước muối ấm để súc miệng nhiều lần, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
- Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê, những nơi ô nhiễm.
Điều trị bằng Đông y
Tuy Đông y không có khái niệm vi khuẩn hay virus, nhưng một số bài thuốc Đông y cho thấy có hiệu quả trong điều trị viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần thảo dược trong các bài thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, cũng như cải thiện triệu chứng rất tốt. Dưới đây là một số dược liệu nhận được nhiều sự quan tâm từ các chuyên gia:
- Kha tử: Có tác dụng giảm ho, ức chế hoạt động của nhóm vi khuẩn gram âm và gram dương. Các hoạt chất tanin, axit garlic, luteolic, egalic, chebulic,… trong kha tử cho hiệu quả điều trị tốt đối với vi khuẩn liên cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh, Pseudomonas aeruginosa, tụ cầu vàng, Salmonella typhi,…
- Tang ký sinh: Có vị đắng, tính bình quy vào 2 kinh: Can, Thận. Vị thuốc này có tác dụng bồi bổ can, thận, cường cốt, an thai, giúp tăng khả năng bài thải độc, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
- Tang Diệp (Lá dâu tằm): Có vị ngọt, tính hàn quy vào 2 kinh: Can và Phế. Tang Diệp chứa nhiều thành phần có lợi như: tinh dầu, coumarin, flavonoid, các vitamin,… Loại thảo dược này có tác dụng bổ can thận, trừ phong thanh nhiệt giúp điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phế quản, sốt, ho,…
Các vị thuốc Đông y ít khi sử dụng đơn độc, mà thường được phối hợp với nhau tạo thành bài thuốc cân bằng âm dương vừa có tác dụng trị bệnh, vừa để bồi bổ cơ thể.
Lưu ý: Trước khi sử dụng Đông y trị bệnh, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
5. Phương pháp phòng ngừa bệnh
Một số lưu ý sau có thể giúp giảm bớt nguy cơ bị mắc hay lây nhiễm viêm họng là:
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc mở cửa, khi đi ra ngoài về.
- Đeo khẩu trang khi đi đến nơi đông người hoặc trong khu vực có người bị bệnh.
- Uống nhiều nước, ưu tiên nước ấm, tránh uống hoặc ăn đồ lạnh.
- Có chế độ ăn hợp lý, khoa học để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nhẹ nhàng.
- Thường xuyên tập thể dục với các bài tập phù hợp.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng, bát đũa ăn uống với người đang hoặc vừa khỏi bệnh.
Trên đây là những thông tin GenK STF muốn gửi tới bạn đọc về chủ đề viêm họng liên cầu. Hy vọng bài viết này sẽ có ích trong việc giúp bạn đọc chăm sóc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn.
XEM VIDEO: VTC 1 – VIỆT NAM SẢN XUẤT THÀNH CÔNG HOẠT CHẤT HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH UNG THƯ – GENK PLUS
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị