Viêm họng có đờm – 11 bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả tại nhà

Viêm họng có đờm khi xuất hiện thường gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra bệnh, cách chữa, các phòng chống như thế nào. Vì vậy, trong bài viết này GenK STF sẽ cung cấp những thông tin cần biết về bệnh viêm họng có đờm.

1. Viêm họng có đờm là gì?

Viêm họng có đờm là tình trạng đau họng kèm theo có đờm ở trong cổ họng. Đờm thực chất chính là chất nhầy được tiết ra từ đường hô hấp, bình thường thì xuất hiện với số lượng ít và loãng. Khi bị viêm họng do phải giữ lại các tác nhân gây hại như bụi, vi khuẩn nên chất nhầy này tiết ra nhiều hơn, đặc, có màu vàng hay xanh nhạt và được gọi là đờm.

Bên cạnh các triệu chứng trên còn thường kèm theo cảm giác vướng, khó chịu ở cổ họng, ho, sốt.

viem-hong-co-dom-mau-3
Viêm họng có đờm

2. Viêm họng có đờm là do đâu?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm họng có đờm bao gồm:

  • Do khi bị viêm họng thường kèm theo có nhiều dịch ở mũi và dịch này thường chảy xuống họng, kết hợp với chất nhầy ở đây tạo thành đờm.
  • Do thời tiết thay đổi: Nhất là khi trời đột ngột chuyển lạnh, cơ thể không được giữ ấm đủ thì dễ bị viêm họng. Không những thế, các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng như phổi có thể bị nhiễm lạnh. Dẫn tới phổi bị sưng, phù nề nên tiết ra nhiều chất nhầy ở cổ họng.
  • Do nhiễm vi sinh: Bao gồm vi khuẩn và virus. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra viêm họng có đờm. Một số loại dễ gặp là với vi khuẩn H.influenzae, tụ cầu, liên cầu, với virus thì như virus cúm, sởi, adeno, rhino…
  • Do các tác nhân gây hại có trong môi trường như khói bụi, hóa chất bay hơi: Chúng xâm nhập vào họng gây ra viêm đồng thời kích thích hệ hô hấp tăng tiết dịch nhầy và ho để loại bỏ các tác nhân này ra khỏi cơ thể.
  • Khói thuốc lá: Những người hút thuốc hoặc thường xuyên phải ngửi khói thuốc có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có cả viêm họng có đờm.
  • Phản ứng dị ứng: Khi cơ thể xảy ra phản ứng này thì các lớp niêm mạc họng sẽ bị kích thích, dẫn đến sưng đỏ và đau. Đồng thời cơ thể cũng tăng tiết dịch để loại bỏ các yếu tố gây dị ứng ra khỏi cơ thể nên tạo ra đờm.
  • Sử dụng thực phẩm lạnh thường xuyên như nước đá, kem: Sẽ làm cổ họng bị sưng viêm, khô rát và có đờm đặc.
  • Một số bệnh lý khác có thể đi kèm với triệu chứng viêm họng có đờm như: viêm amidan, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, trào ngược acid dạ dày thực quản…

3. Viêm họng có đờm có phải là dấu hiệu của bệnh gì không?

Khi bị viêm họng có đờm, bên cạnh là biểu hiện của bệnh viêm họng thông thường thì nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như:

  • Viêm thanh quản: Là tình trạng dây thanh quản bị tổn thương do các tác nhân như virus cúm A hoặc cúm B tấn công. Từ đó dẫn đến sưng viêm cùng với các triệu chứng như đau rát và có đờm ở cổ họng, sốt, ngứa họng.
  • Viêm amidan: Vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và tấn công vào amidan dẫn đến tình trạng viêm ở bộ phận này.Khi đó amidan sẽ bị sưng đỏ, nóng và khiến cho vùng hầu họng bị thu hẹp lại. Hậu quả là gây cảm giác đau rát, ứ đờm vàng hoặc xanh nhạt ở cổ họng, khó nói chuyện, mệt mỏi. Đau rát cổ họng kèm đờm cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm amidan. Bệnh này có thể chữa khỏi nhưng trường hợp nặng thì có thể sẽ phải tiến hành cắt bỏ amidan.
  • Ung thư vòm họng: Là một bệnh lý nguy hiểm và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh xảy ra khi ở vòm họng xuất hiện những khối u ác tính và phát triển nhanh. Bên cạnh viêm họng có đờm thì bệnh này còn có các triệu chứng khác như mất giọng, khó nuốt, sút cân…
  • Cảm cúm: Là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến do các virus cúm (A,B,C) gây ra. Bệnh thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em (
  • Viêm xoang: Bệnh thường kèm theo các triệu chứng như đau rát họng, cảm giác vướng và có đờm ở cổ…
  • Cảm lạnh: Do cơ thể không được giữ đủ ấm nên dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn. Dẫn đến tình trạng cơ thể bị sốt, họng bị viêm và có đờm, khó thở, hắt hơi… Bệnh không gây ảnh hưởng nhiều đến người lớn nhưng lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm với trẻ nhỏ.

4. Vậy viêm họng có đờm có gây nguy hiểm không?

4.1. Mức độ nguy hiểm của bệnh

Viêm họng có đờm có nguy hiểm hay không là phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu nguyên nhân là do các bệnh ác tính như ung thư thanh quản, ung thư vòm họng hoặc các bệnh nguy hiểm khác thì có thể đe dọa đến tính mạng của con người và cần phải được điều trị kịp thời, lâu dài.

Với các trường hợp là do nhiễm khuẩn thông thường hay do các bệnh như viêm amidan, cảm lạnh, cảm cúm thì thường không gây nguy hiểm và khỏi hoàn toàn sau khi điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm hoặc điều trị sai cách thì cũng có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:

  • U mủ trong họng, áp xe phổi, viêm phổi, lao phổi, suy hô hấp thậm chí là tử vong.
  • Ho ra máu.
  • Ung thư vòm họng.
  • Viêm họng xuất tiết, viêm họng teo…

4.2. Khi nào thì bị viêm họng có đờm nên đi khám?

Viêm họng có đờm thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên không nên chủ quan. Nếu có các dấu hiệu sau thì nên đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể:

  • Bị viêm họng có đờm kéo dài lâu ngày hoặc thường xuyên bị tái phát.
  • Đau tức ở ngực, thở nông, khó thở, khó nuốt hoặc khó nói.
  • Ho ra đờm có máu.
  • Cân nặng giảm mà không rõ lý do.
  • Các triệu chứng khác trở nên nặng hơn và kéo dài.

5. Điều trị viêm họng có đờm

5.1. Sử dụng thuốc và các kỹ thuật y tế

Sử dụng thuốc tây được đánh giá là một trong những cách có hiệu quả nhanh nhất trong điều trị viêm họng có đờm. Tuy nhiên, muốn dùng thuốc đúng và có hiệu quả thì phải thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

Đó là vì sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được chính xác nguyên nhân và tình trạng cụ thể của người bệnh. Từ đó đưa ra được phác đồ sử dụng thuốc hợp lý, vừa có thể điều trị được nguyên nhân vừa giảm bớt được các triệu chứng. Chính vì vậy, người bệnh không nên tự mua thuốc uống mà nên đi khám.

Một số trường hợp có thể sẽ phải thực hiện một số phương pháp như phẫu thuật cắt bỏ amidan hoặc xạ trị, hóa trị đối với các bệnh ung thư.

5.2. Mách bạn 11 bài thuốc dân gian điều trị tại nhà

Xông hơi

Khi bị viêm họng có đờm xông hơi không chỉ giúp thư giãn tinh thần mà còn giúp làm loãng đờm nhờ đó dễ loại bỏ đờm ra ngoài hơn bằng cách ho hoặc khạc. Xông hơi cũng là một giải pháp hữu hiệu khi bị cảm lạnh.

Có thể sử dụng một số loại lá cây thảo dược để nấu nước xông hoặc dùng nhỏ một vài giọt tinh dầu tự nhiên vào nước nóng rồi thực hiện xông. Tinh dầu khuynh diệp là một gợi ý do có hiệu quả hỗ trợ giảm các cơn ho và long đờm khi dùng để xông.

Sử dụng gừng trong điều trị bệnh

Gừng là một dược liệu có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, diệt khuẩn, chống viêm. Từ lâu trong dân gian, gừng đã được sử dụng kết hợp cùng mật ong để dùng trong chữa viêm họng có đờm với cách làm như sau:

  • Chọn những củ gừng to, đem đi rửa sạch hết đất cát ở bên ngoài rồi để ráo.
  • Gọt bỏ vỏ gừng, xay hoặc giã nhuyễn. Sau đó cho vào bình thủy tinh sạch.
  • Cho mật ong vào sao cho vừa ngập hết bề mặt gừng. Đập nắp kín và để bình ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
  • Mỗi lần ngậm thì lấy một thìa nhỏ gừng ngâm mật ong. Nên ngậm 3 lần/ ngày để có hiệu quả.

Tỏi cùng với mật ong

Allicin, germanium và selen có trong tỏi là những chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và tiêu đờm. Do đó, có thể sử dụng tỏi cùng với mật ong để hỗ trợ điều trị bệnh.

Cách làm:

  • Chuẩn bị: Một củ tỏi đã được bóc vỏ, rửa sạch và 1 chén mật ong nhỏ.
  • Thái tỏi thành cách lát mỏng, sau đó cho vào hấp cách thủy cùng mật ong trong vòng 7-10 phút.
  • Dùng hỗn hợp tỏi mật ong để ngậm từ 2-3 lần/ngày.

Có một điều cần lưu ý đó là không nên sử dụng cách này cho trẻ em, người đang nuôi con bằng sữa mẹ và người bị bệnh gan, mật. Do trong tỏi có một số chất không thích hợp với các đối tượng này. 

Sử dụng lá tía tô

Với vị cay nhẹ, tính ấm tía tô có khả năng tăng giải độc, chống viêm và chống khuẩn đồng thời còn giúp nâng cao hệ miễn dịch.

Cách dùng: Lá tía tô đã được rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát, sau đó thêm một lượng đường phèn vừa đủ vào. Đem hấp cách thủy khoảng 20 phút rồi dùng 2 lần/ngày. Ngoài ra còn có thể cho lá tía tô vào cháo, canh hoặc xay lấy nước uống.

Cách chữa viêm họng có đờm bằng chanh đào và mật ong

Trong chanh đào không chỉ có nhiều vitamin C mà còn cả vitamin A, B nên có khả năng giảm viêm, tiêu đờm và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. Tác dụng này còn được tăng thêm khi kết hợp dùng với mật ong.

Cách dùng:

  • Chọn những quả chanh tươi, không bị sâu mang đi rửa sạch và thái thành các lát tròn mỏng.
  • Cho chanh đã thái vào bình thủy tinh rồi đổ mật ong vào vừa đủ ngập mặt chanh.
  • Đem đi hấp cách thủy trong khoảng 10 đến 20 phút.
  • Dùng hỗn hợp này để ngậm vào các buổi trong ngày, mỗi lần lấy từ 1-2 thìa nhỏ. Kiên trì sử dụng trong 7-10 ngày.
viem-hong-co-dom-mau-1
Chanh đào với mật ong

Hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực có nhiều các vitamin như C, A, E và những chất có khả năng chống oxy hóa khác. Do đó nó có tác dụng long đờm, làm dịu cảm giác đau rát khi bị viêm họng có đờm. Không những thế, hoa đu đủ đực còn có khả năng chống lại sự xâm nhiễm của các virus gây bệnh.

Cách dùng hoa đu đủ đực để chữa bệnh là: Dùng hoa đu đủ đực ( khoảng 3-5 hoa) đã rửa sạch, cho vào bát cùng vài thìa mật ong. Mang đi hấp cách thủy trong khoảng 10 phút, rồi dùng nước ấm để pha loãng. Uống từ 3-4 lần/ngày.

Chú ý: Chỉ dùng cách này cho người từ 3 tuổi trở lên.

Dùng củ cải trắng 

Củ cải trắng có chứa nhiều khoáng chất cùng vitamin, có tác dụng làm tan đờm, tăng lưu thông khí ở phổi. Dùng 1-2 củ cải trắng tươi, rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành sợi nhỏ. Ngâm củ cải với mật ong hoặc đường phèn trong bình thủy tinh đậy kín, để qua đêm rồi dùng phần nước cốt để uống.

Lá hẹ

Lá hẹ có tính ấm và chứa nhiều chất sát khuẩn tự nhiên. Khi dùng có thể giúp dễ long đờm, giảm các cơn ho dữ dội do viêm họng có đờm. Cách làm:

  • Rửa sạch lá hẹ rồi mang đi ngâm với nước muối trong 15 phút, vớt ra, để ráo nước.
  • Thái thành khúc ngắn rồi trộn đều lá hẹ cùng với đường phèn, xong rồi đem hấp cách thủy trong khoảng nửa tiếng.
  • Dùng nước cốt để uống 3 lần/ngày, nếu có thể thì nhai kèm lá hẹ.

Lá bạc hà với mật ong

Cách dùng lá bạc hà với mật ong khi bị viêm họng có đờm là: Để ráo nước sau khi rửa lá bạc hà với nước sạch. Đem đi xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt rồi thêm một lượng mật ong vừa đủ. Trộn đều và hấp cách thủy trong 10 phút, dùng 2 đến 3 lần trong một ngày.

Lá húng chanh với đường phèn

Lấy 1 nắm lá húng chanh đã rửa sạch, thái nhỏ đem đi hấp cách thủy với đường phèn và một ít mật ong trong khoảng 15 phút. Dùng để uống 2 lần/ngày khi còn ấm.

Rau diếp cá với nước gạo

Diếp cá có tác dụng thải độc và tiêu đờm hiệu quả. Kết hợp với nước vo gạo có chứa nhiều vitamin B sẽ rất tốt cho sức khỏe. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm rau diếp cá, 1 bát con nước vo gạo.
  • Rửa sạch diếp cá rồi mang đi xay, giã nát.
  • Cho nước vo gạo vào trộn đều, sau đó đem đi đun sôi với lửa nhỏ trong 10-15 phút.
  • Lọc qua rây, bỏ phần bã, dùng phần nước thu được để uống ngày 2-3 lần.

5.3. Dùng các bài thuốc đông y

Với một số người bệnh không muốn sử dụng thuốc tây, các bác sĩ đông y có thể kê cho một số bài thuốc như:

  • Bài thuốc số 1: Gồm các vị thuốc hoàng cầm, bạch bì (mỗi loại cân 12g), gia qua lâu (8g), sa sâm, thiên hoa phấn, bối mẫu ( 6g mỗi loại). Đem đi sắc với 5 phần nước, sắc đến khi còn 2 phần thì ngừng. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, chia làm 2 lần uống sáng tối.
  • Bài thuốc số 2: 10g cam thảo, 10g nhân sâm, 8g hoàng liên, 12g ngưu bàng tử, 12g bạch linh, 12g bạch thược, 12g cát cánh, 12g hoàng cầm, 12g phòng phong, 12g thăng ma. Đem đi sắc với nửa lít nước, đun đến khi còn non nửa thì tắt. Ngày uống 2 lần.

Tương tự như khi uống thuốc tây, việc sử dụng các bài thuốc đông y cũng nên theo sự hướng dẫn của các thầy thuốc. Người bệnh có thể lựa chọn các dạng thuốc sắc sẵn ở các cơ sở đông y có uy tín.

6. Những lưu ý khi điều trị viêm họng có đờm tại nhà.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và các mẹo như đã nói trên, người bệnh cũng nên nhớ một số lưu ý sau trong quá trình điều trị bệnh

Giữ cho độ ẩm không khí vừa đủ

6.1. Môi trường sống và chế độ sinh hoạt

  • Uống nhiều nước ấm: Trong khi bị bệnh, nước ấm vừa giúp làm ấm cổ, vừa tạo độ ẩm cho cổ họng và làm đờm bớt đặc.
  • Dùng nước muối để súc miệng, vệ sinh mũi hàng ngày: Giúp loại bỏ bớt vi khuẩn, dị vật ở niêm mạc mũi họng.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ và tạo độ ẩm cho không khí: Khi không khí có đủ độ ẩm sẽ làm giảm bớt tình trạng cổ họng đau rát. Nếu cần thiết thì bạn có thể dùng máy phun hơi nước để tăng độ ẩm cho không khí nhưng nên kiểm soát không nên để độ ẩm quá cao.
  • Nghỉ ngơi nhiều, vận động nhẹ nhàng, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế nói to và nói nhiều.
  • Hạn chế hút thuốc lá hoặc ở gần người hút thuốc.

6.2. Người bị viêm họng có đờm nên ăn gì?

Khi bị bệnh nên các thực phẩm mềm, dễ nuốt, ấm và các thực phẩm như sau:

  • Thực phẩm nhiều vitamin C như cam, ổi, cà chua, cải xanh. Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Do đó vừa giúp làm dịu cơn đau rát ở cổ họng vừa tăng cường sức khỏe.
  • Thực phẩm có chứa nhiều kẽm như thịt bò, thịt gà, hến, mầm lúa mì…
  • Một số thực phẩm có thể hỗ trợ làm nhanh lành các tổn thương ở niêm mạc họng như bắp cải, việt quất, dầu oliu…
  • Đồ có tính trơn mát, dễ nuốt như mướp hương, bầu, bí xanh, mồng tơi…

Đồng thời, người bệnh cũng nên kiêng ăn:

  • Thức ăn và đồ uống lạnh như nước đá, kem, sẽ làm tình trạng sưng viêm ở cổ họng nặng hơn.
  • Đồ ăn quá nóng hoặc cay, nhiều dầu mỡ: sẽ khiến cho niêm mạc bị kích thích nhiều hơn. Do đó nên kiêng ăn các món như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích, mì cay…
  • Đồ ăn cứng, khô: Khi ăn sẽ gây khó nuốt, ma sát với cổ họng dẫn đến đau nhức họng hơn.
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích như: rượu, bia ,cà phê, nước có ga,

7. Cách phòng ngừa đau rát cổ họng có đờm

  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, lau chùi bụi bẩn và giữ cho không khí thông thoáng.
  • Đeo khẩu trang khi dọn dẹp, khi ra đường và khi tiếp xúc với người bị bệnh.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, tránh uống hay tắm nước lạnh vào mùa đông.
  • Uống đủ 2,5l nước mỗi ngày, không để cổ họng bị khô.
  • Đánh răng thường xuyên, súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Có một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng cùng với luyện tập thể dục thường xuyên.
  • Không dùng chung đồ với người bị bệnh.
  • Đi khám bệnh khi có các triệu chứng bất thường hoặc khám sức khỏe định kỳ 3 tháng một lần.

Trên đây là những chia sẻ về viêm họng có đờm của GenK STF muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng những điều này sẽ giúp ích cho sức khỏe của các bạn đọc.

XEM VIDEO: GENK STF – FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO BẢO VỆ GIA ĐÌNH BẠN

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7