Mách bạn] Viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàncó lây không? Đi tìm lời giải đáp từ chuyên gia
“Viêm họng có lây không? Nếu có thì lây như thế nào?” là thắc mắc của rất nhiều người. Vậy hãy cùng genkstf.v tìm hiểu về chủ đề viêm họng có lây không trong bài viết này nhé!
Xem thêm:
- Cụ ông 85 tuổi vẫn sống khỏe sau 4 năm mắc ung thư tiền liệt tuyến
- Viêm họng hạt có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
- [Mách bạn] Viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàn
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về viêm họng
1.1. Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở vùng hầu họng, tạo ra các vết sưng đỏ, đau và khó chịu trên niêm mạc ở các vùng này. Bệnh thường có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần và hiếm khi để lại biến chứng.
Đây là một bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi, giới tính và công việc. Bệnh có hai dạng là cấp tính và mãn tính.
1.2. Nguyên nhân gây viêm họng
Nguyên nhân gây ra viêm họng rất đa dạng, tuy nhiên theo các nghiên cứu cho thấy 90% số ca bị bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus.
- Virus: Một số loại virus gây viêm họng thường gặp là virus cúm, sởi, thủy đậu,ho gà, Herpes simplex…
- Vi khuẩn: Liên cầu khuẩn nhóm A, vi khuẩn bạch hầu, lậu cầu, Chlamydia…
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá, dị ứng, không khí khô, trào ngược dạ dày, viêm xoang mãn tính…
1.3. Triệu chứng khi bị viêm họng
Tùy thuộc vào tình trạng và tiến triển bệnh của mỗi người mà sẽ có các triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng điển hình của viêm họng là:
- Cổ họng có cảm giác đau hoặc ngứa, đau tăng thêm khi nuốt đồ ăn, nói chuyện.
- Ở hàm, cổ có hạch nổi sưng đau.
- Quan sát thấy Amidan sưng, đỏ, thậm chí có mủ hoặc mảng trắng ở trên.
- Ho, sốt, hắt hơi, người mệt mỏi, đau đầu, khàn giọng.
1.4. Viêm họng khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu xuất hiện một vài trong các dấu hiệu sau thì người bệnh nên đi khám bác sĩ:
- Tình trạng đau họng cũng như các triệu chứng khác diễn ra dữ dội, không có dấu hiệu giảm hoặc kéo dài hơn 7 ngày.
- Cảm giác khó nuốt đồ ăn thức uống, khó thở, khó há miệng.
- Cơn đau lan từ họng lên tai, nhất là khi ho.
- Đau họng kèm với phát ban.
- Xuất hiện máu trong nước bọt hoặc đờm.
- Đau họng kèm sốt cao trên 38 độ.
- Bệnh khỏi nhưng lại tái phát liên tục.
1.5. Biến chứng nguy hiểm của viêm họng
Viêm họng được đánh giá là một bệnh lành tính, có thể tự khỏi hoặc khỏi sau khi được điều trị. Tuy nhiên nếu chủ quan không điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể dẫn tới viêm họng mãn tính và một số biến chứng như:
- Sốt thấp khớp, suy tim và nhiễm trùng máu: Thường xảy ra ở những trường hợp viêm họng do vi khuẩn mà không được điều trị đúng. Dẫn đến vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp khác như viêm phế quản, viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản,viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm cầu thận…
2. Bệnh viêm họng có lây không?
Viêm họng có thể lây từ người này qua người khác, tuy nhiên điều đó chỉ xảy ra khi nguyên nhân gây ra bệnh là do vi khuẩn, virus. Trong đó, virus có khả năng gây lây bệnh cao hơn nhiều so với vi khuẩn.
2.1. Viêm họng lây qua đường nào?
Có 2 con đường chính mà có thể dẫn tới bị lây viêm họng đó là:
- Tiếp xúc trực tiếp: Vi khuẩn, virus có trong các dịch của cơ thể người bệnh như nước bọt, nước mũi, đờm có thể lây lan trực tiếp khi nói chuyện, hắt hơi, ho… Không những thế, các tác nhân này còn có khả năng tồn tại và lan tỏa trong không khí, đặc biệt là ở những không gian kín, hẹp. Do đó những người thường xuyên tiếp xúc gần, nói chuyện với người bệnh thì sẽ có khả năng cao bị lây.
- Tiếp xúc gián tiếp: Các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus còn có khả năng tồn tại trên đồ dùng cá nhân hoặc các đồ dùng khác như bát đũa, cốc nước, tay nắm cửa của người bệnh. Do đó, nếu sử dụng chung đồ khi ngồi ăn cơm cùng hoặc đồ cá nhân với người bệnh thì cũng có thể bị lây viêm họng.
2.2. Mẹ bị viêm họng có lây cho con không?
Đây là câu hỏi được nhiều bà mẹ quan tâm, nhất là những người đang trong thời kỳ cho con bú.
Một điều may mắn là viêm họng không có khả năng lây qua sữa mẹ. Do đó các mẹ có thể yên tâm khi bị bệnh vẫn có thể chăm sóc và cho con bú bình thường mà chỉ cần lưu ý một số điều sau:
- Khi ho và hắt hơi nên ở xa trẻ.
- Trong thời gian bị bệnh thì không nên mớm đồ ăn cho con hay ôm hôn nhiều.
- Rửa sạch tay bằng xà phòng sát khuẩn sau khi ho, hắt hơi và trước khi tiếp xúc với trẻ.
- Giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
3. Điều trị viêm họng như thế nào?
- Sử dụng thuốc: Các bác sĩ sau khi thăm khám, chẩn đoán sẽ chỉ định dùng thuốc để điều trị nguyên nhân gây ra và giảm bớt các triệu chứng. Một số thuốc có thể được dùng như kháng sinh, long đờm, giảm đau, hạ sốt, chống viêm, kháng virus… Việc sử dụng thuốc chỉ nên được thực hiện theo y lệnh của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý mua thuốc để dùng. Ngoài ra, đối với một số dạng viêm họng, các bác sĩ có thể thực hiện một số thủ thuật như đốt hạt, cắt amidan…
- Dùng một số mẹo dân gian: Các mẹo này người bệnh có thể thực hiện tại nhà để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm họng. Ví dụ như dùng mật ong pha với trà ấm, lê hấp đường phèn, ngậm tỏi hay gừng…
- Bên cạnh đó, người bệnh nên điều chỉnh lối sống như không ăn đồ quá cay nóng hay quá lạnh. Giữ vệ sinh răng miệng, nhà cửa, tập thể dục thường xuyên. Bỏ hút thuốc lá, uống rượu bia…
4. Phòng tránh bị và lây nhiễm viêm họng như thế nào?
Một số lưu ý sau có thể giúp phòng chống bị mắc bệnh và lây nhiễm:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách súc miệng với nước muối, đánh răng bằng kem đánh răng 2 lần/ngày, cạo lưỡi…
- Rửa tay bằng nước rửa tay hoặc xà phòng sau khi đi ra ngoài, đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi…
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh, không dùng chung đồ cá nhân với người khác.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế hít phải khói bụi, hóa chất, vi khuẩn, virus có trong không khí.
- Ăn ngủ điều độ, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, tránh ăn đồ lạnh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ hay đồ đóng hộp. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia…
- Tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe.
- Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.
Như vậy, có thể kết luận là viêm họng do vi khuẩn, virus gây ra thì có khả năng lây nhiễm. GenK STF hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc viêm họng có lây không này nhé.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị