Viêm phế quản co thắt ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Cha mẹ cần hiểu đúng về viêm phế quản co thắt ở trẻ em để sớm phát hiện, điều trị và chăm sóc đúng cách nhằm mang lại hiệu quả cao. Dưới đây, Genk STF sẽ chia sẻ những thông tin đầy đủ về căn bệnh này, mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu.
Nội dung bài viết
1. Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Viêm phế quản co thắt là tình trạng các cơ trơn phế quản bị tấn công, dẫn đến sưng viêm. Hậu quả của vấn đề này là lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời, gây ra các cơn co thắt và làm cho trẻ khó thở, thở khò khè, khạc đờm, ho nhiều…
Ngoài ra, các tuyến chất nhầy cũng hoạt động quá mức khi mức độ viêm nhiễm lan tỏa. Vì thế, lượng đờm nhớt tăng tiết khiến quá trình lưu thông khí trong phổi bị cản trở.
Viêm phế quản co thắt là bệnh lý hô hấp, xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi 2 – 6 tuổi. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tiến triển nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:
- Viêm phổi, áp xe phổi.
- Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất.
- Chức năng hô hấp bị suy giảm.
- Khó thở quá mức.
- Suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ.
- Tâm phế mạn.
2. Trẻ nào dễ bị viêm phế quản co thắt
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại, dẫn đến mắc bệnh. Như đã nói ở trên, trẻ trong độ tuổi từ 2 – 6 thường hay bị viêm phế quản co thắt. Thế nhưng, bệnh sẽ có nguy cơ cao hơn ở những nhóm đối tượng sau:
- Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh đều chưa hoàn thiện các cơ quan, nhất là chức năng của phổi. Do đó, vào thời điểm giao mùa, trẻ dễ bị tấn công bởi yếu tố gây bệnh nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ lớn.
- Trẻ thừa cân: Đặc điểm của trẻ thừa cân, béo phì là lượng mỡ dư thừa nhiều, gây cản trở quá trình hoạt động trao đổi khí. Do đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản co thắt.
- Trẻ sống trong gia đình có người hút thuốc: Hệ hô hấp của trẻ còn non nớt và chưa hoàn thiện mà lại thường xuyên hít phải khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại. Điều này khiến cho phế quản và phổi của trẻ dễ bị tổn thương, gia tăng nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, trong đó có viêm phế quản co thắt.
3. Nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Xác định và nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc điều trị viêm phế quản co thắt được hiệu quả. Đồng thời, có biện pháp phòng tránh phù hợp. Vậy nguyên nhân nào gây viêm phế quản co thắt ở trẻ thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây:
- Virus: Đây là nguyên nhân chính gây bệnh ở trẻ. Một số virus gây bệnh đường hô hấp phổ biến hiện nay là virus cúm, RSV – virus hợp bào đường hô hấp, Adenovirus.
- Vi khuẩn: Vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản co thắt ít gặp hơn so với virus. Những vi khuẩn chủ yếu gây bệnh là liên cầu, tụ cầu, phế cầu, H.Influenzae type b…
- Sự thay đổi thời tiết: Thời tiết giao mùa hay thay đổi từ nóng sang lạnh một cách đột ngột sẽ khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, chúng phát triển, nhân lên nhanh chóng và gây bệnh.
- Dị ứng: Cơ thể trẻ còn non nớt nên nếu tiếp xúc với những dị nguyên như lông động vật, nấm mốc, phấn hoa, mạt gà… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Ô nhiễm môi trường: Môi trường sống, vui chơi và nghỉ ngơi của trẻ có nhiều khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất… sẽ tác động không tốt đến hệ hô hấp. Từ đó, gia tăng nguy cơ bị viêm phế quản co thắt.
- Mắc một số bệnh lý: Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm amidan nhưng không phát hiện và điều trị đúng cách sẽ chuyển biến sang các bệnh lý nguy hiểm hơn, trong đó có viêm phế quản co thắt.
- Cha mẹ cho trẻ nằm điều hòa trong thời gian dài khiến cổ họng trẻ bị khô hoặc tắm sai cách khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Vì thế, làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản co thắt.
- Gia đình trẻ có người thân cận huyết thống như bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột bị các bệnh lý về hô hấp hoặc hen suyễn thì tỷ lệ viêm phế quản co thắt ở trẻ cũng cao hơn.
4. Viêm phế quản co thắt ở trẻ có triệu chứng thế nào?
Viêm phế quản co thắt ở trẻ cần được phát hiện sớm nhằm giúp quá trình điều trị dễ dàng, hiệu quả hơn. Đồng thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần theo dõi và nắm vững những triệu chứng của bệnh dưới đây để sớm có kế hoạch chữa trị, chăm sóc đúng cách:
- Trẻ ho nhiều. Có thể là ho khan hoặc ho có đờm.
- Các cơn ho kéo dài và thường xuyên khiến cổ họng trẻ đau rát, có cảm giác khó nuốt và vướng trong cổ họng.
- Trẻ khó thở, thở rít, thở gấp hoặc thở khò khè. Kèm theo đó là tình trạng đau tức ngực.
- Trường hợp bệnh nặng, khó thở nhiều sẽ xuất hiện tình trạng co rút lồng ngực, cơ xung quanh cổ bị co kéo, cánh mũi phập phồng.
- Buồn nôn, tiêu chảy. Với trẻ nhỏ còn hay bị nôn trớ.
- Sốt: Tùy từng trẻ và mức độ bệnh mà có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
- Trẻ nhỏ sẽ quấy khóc, bỏ bú. Trẻ lớn hơn biếng ăn, mệt mỏi.
- Xuất hiện hạch bạch huyết.
5. Viêm phế quản co thắt khi nào cần đến bệnh viện?
Viêm phế quản co thắt ở trẻ có diễn biến phức tạp và dai dẳng cần được thăm khám, điều trị sớm. Đặc biệt, khi trẻ có những dấu hiệu chuyển nặng dưới đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được chăm sóc, điều trị kịp thời:
- Trẻ sốt cao thường trên 39 độ C và kéo dài trong nhiều ngày. Trẻ không đáp ứng ngay cả khi đã sử dụng thuốc hạ sốt.
- Trẻ tiểu ít, khô môi và miệng. Kèm theo đó, miệng có mùi hôi.
- Các cơn ho nhiều, dai dẳng, thậm chí ho ra máu.
- Trẻ khó thở nghiêm trọng, thậm chí thở rít lên.
- Môi tím tái, móng tay chuyển màu xám.
6. Chữa viêm phế quản co thắt ở trẻ em như thế nào?
Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ viêm phế quản ở trẻ để cân nhắc phương pháp điều trị. Việc điều trị tích cực và đúng phương pháp sẽ mang lại hiệu quả thành công đến 90%, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em, cha mẹ hãy tham khảo:
Sử dụng thuốc Tây
Thuốc Tây sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, mang lại sự dễ chịu cho trẻ. Theo đó, tùy theo nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Cụ thể như sau:
- Thuốc kháng sinh
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn thì thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định. Một số nhóm kháng sinh thường được dùng là Erythromycin, Amoxicillin, Penicillin… Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, kháng sinh có thể chống chỉ định với nhớm đối tượng này.
- Thuốc giảm ho, long đờm
Nếu trẻ ho nhiều, nhiều đờm sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm ho, long đờm để giảm triệu chứng, giúp trẻ ăn và ngủ ngon hơn. Theo đó, những sản phẩm chứa acetaminophen và ibuprofen dạng viên sủi, siro hoặc dạng viên uống sẽ được bác sĩ cân nhắc sử dụng cho từng độ tuổi khác nhau.
- Thuốc giãn khí quản
Nếu viêm phế quản co thắt ở thể nặng thì các loại thuốc giãn khí quản sẽ được cân nhắc sử dụng như Metaproterenol, Ipratropium, Albuterol, Theophylline, thuốc thuộc nhóm corticosteroid. Việc sử dụng loại thuốc này sẽ có tác dụng làm khí quản giãn ra, giúp trẻ dễ thở hơn.
- Thuốc hạ sốt
Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc hạ sốt hoặc cấp nước nếu thấy cần thiết. Loại thuốc phổ biến và an toàn nhất là Paracetamol với liều 10 – 15mg/kg cân nặng. Đối với trẻ lớn hơn tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng Ibuprofen.
- Thuốc chống dị ứng
Nếu trẻ bị ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi nhiều… sẽ được dùng thuốc chống dị ứng. Một số loại thuốc thường dùng là Diphenhydramin, Clorpheniramin, Loratadin…
- Thuốc chống viêm
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ sử dụng thêm thuốc chống viêm cho trẻ. Có thể là thuốc chống viêm Steroid hoặc Alphachymotrypsin.
Ngoài các loại thuốc trên, bác sĩ có thể sẽ kê thêm một số loại vitamin và thuốc bổ nhằm giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ. Từ đó, giúp đẩy lùi bệnh tật hiệu quả hơn.
Lưu ý: Thuốc Tây mặc dù tiện lợi, cho hiệu quả nhanh nhưng tác dụng phụ cũng rất nhiều. Một số tác dụng phụ mà trẻ dễ gặp phải khi dùng thuốc như vàng da, phát ban, rối loạn huyết áp, nhịp tim, suy thận cấp… Do đó, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ dùng mà cần có sự chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc Tây phải tuân thủ đúng liệu trình, liều lượng để tránh những tác dụng phụ không tốt cho trẻ.
Sử dụng mẹo dân gian
Để hỗ trợ điều trị viêm phế quản co thắt bằng thuốc Tây, cha mẹ có thể áp dụng một trong các bài thuốc dân gian lành tính dưới đây:
- Sử dụng gừng: Với trẻ lớn trên 1 tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước gừng ấm pha cùng mật ong sẽ giúp kháng viêm, giảm ho, ngăn ngừa kích thích và làm ấm cổ họng.
- Sử dụng chanh: Để giúp thông thoáng cổ họng, làm dịu họng và giảm tổn thương do ho, phụ huynh có thể làm pha trà chanh, mật ong, sả rồi cho trẻ uống. Mỗi ngày cho trẻ uống 2 – 3 lần để hỗ trợ giảm triệu chứng, đào thải độc tố ở gan.
- Bài thuốc từ cây cam thảo: Hòa cam thảo với nước ấm và cho trẻ uống hàng ngày hoặc ngâm trực tiếp cam thảo với thời gian 5 – 10 phút. Tuy nhiên, chỉ sử dụng với liều lượng vừa phải và không nên lạm dụng sẽ gây nhiều tác dụng phụ.
- Nước ép dứa: Nước ép dứa có chứa enzyme bromelain nên giúp long đờm, giảm ho ở trẻ.
7. Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản co thắt thế nào mới đúng?
Chăm sóc đúng cách khi trẻ bị viêm phế quản co thắt sẽ hỗ trợ việc điều trị được tốt hơn. Do đó, nếu chưa biết nên chăm sóc như thế nào thì các bậc phụ huynh hãy tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây:
Những việc nên làm
- Nên cho trẻ uống nhiều nước ấm để hỗ trợ làm long đờm, giảm các cơn ho. Với trẻ còn bú thì nên tăng cữ bú và cho trẻ bú nhiều hơn.
- Tăng cường vitamin C và bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả vào thực đơn hàng ngày. Cùng với đó là các thực phẩm giàu kẽm như hải sản, thịt đỏ,… nhằm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
- Khi trẻ bị ốm vào mùa lạnh, cha mẹ có thể lau người, chườm ấm cho trẻ thay vì tắm thường xuyên để tránh nguy cơ cảm lạnh.
- Nên kê cao gối hơn bình thường khi trẻ ngủ để kích thích dịch mũi chảy ra ngoài, giúp trẻ dễ thở hơn.
- Chườm ấm toàn thân để hạ sốt cho trẻ nếu sốt dưới 38,5 độ C. Thuốc hạ sốt chỉ được dùng khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C.
- Chú ý giữ ấm cho trẻ để tránh bị cảm lạnh.
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng, tai cho trẻ. Khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.
- Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn thay vì ba bữa chính, chế biến các món ăn thành dạng lỏng, dễ tiêu để trẻ ăn ngon miệng, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
- Khuyến khích trẻ dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi.
- Nếu trẻ sốt cao kéo dài hoặc tiêu chảy, hãy bù oresol cho trẻ nếu thấy trẻ có dấu hiệu mất nước.
- Trong phòng ngủ của trẻ nên sử dụng máy tạo không khí ẩm hoặc xông hơi ẩm để trẻ dễ thở hơn.
Những việc không nên làm
- Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc đã được bác sĩ kê đơn khi chưa hết liệu trình.
- Không ép con ăn: Trẻ bị viêm phế quản thường mệt mỏi, chán ăn và bỏ bữa. Do đó, không nên ép con ăn chỉ khiến con thêm chán nản, sợ hãi mỗi khi ăn.
- Không nên cho trẻ sử dụng chất kích thích, nước ngọt có gas, cà phê…
8. Phòng ngừa viêm phế quản co thắt ở trẻ em thế nào?
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em có thể phòng ngừa hiệu quả bằng một số biện pháp sau đây:
- Nếu không cần thiết cần tránh cho trẻ đến nơi công cộng, chỗ đông người.
- Mỗi khi ra ngoài cần chú ý giữ ấm tai, chân tay và cổ khi thời tiết lạnh.
- Đeo khẩu trang cho con mỗi khi ra ngoài.
- Bảo vệ trẻ thật tốt trước các tác nhân gây dị ứng, kích ứng hệ hô hấp như bụi mụn, phấn hoa, thú nuôi.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng cách lau chùi thường xuyên. Không gian sống cần đảm bảo thông thoáng, mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
- Rèn luyện và hình thành cho con thói quen súc miệng nước muối hàng ngày cũng như rửa tay thường xuyên.
- Chú ý cho con ăn uống đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu và cần ăn đa dạng các thực phẩm.
- Không nên ủ quá kỹ cho con dễ khiến cơ thể trẻ ra mồ hôi, tăng nguy cơ bị cảm ở trẻ.
- Khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng.
- Cách ly trẻ trước những người đang mắc bệnh lý về hô hấp.
- Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ, đặc biệt là phòng ngừa cúm hàng năm.
Kết luận
Nội dung bài viết trên đã cung cấp đầy đủ cho cha mẹ những thông tin cần biết về viêm phế quản co thắt ở trẻ em. Genk STF hy vọng cha mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để phòng ngừa và bảo vệ con thật tốt, tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.
XEM VIDEO: “VTV2 – HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 1: GIA ĐÌNH BÉ GIA HUY VÀ CUỘC CHIẾN VỚI CĂN BỆNH UNG THƯ MÁU”