Lưỡi trắng có mùi hôi: Đi tìm nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh
Khi bị lưỡi trắng có mùi hôi sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp cũng như một số hoạt động thường ngày khác. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra cũng như làm thế nào để phòng ngừa và điều trị tình trạng lưỡi trắng có mùi hôi. Hãy cùng GenK STF tìm câu trả lời trong bài viết này.
Xem thêm:
- Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
- Điều cha mẹ nên biết: “Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh là do đâu?”
- Lưỡi trắng đau họng cảnh báo bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?
Nội dung bài viết
1. Thế nào là lưỡi trắng có mùi hôi? Biểu hiện như thế nào?
1.1. Lưỡi trắng hôi miệng là gì?
Lưỡi là nơi có nhiều loại vi khuẩn do thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại thức ăn. Bình thường lưỡi có màu hồng nhạt nhưng khi bị tổn thương do các yếu tố có hại tấn công sẽ xuất hiện những đốm trắng tròn nhỏ.
Các đốm trắng này phát triển và tạo thành mảng phủ bám trên lưỡi. Từ đó dẫn tới lưỡi có màu trắng và đi kèm thêm các vấn đề khác mà điểm hình là hôi miệng.
1.2. Biểu hiện của lưỡi trắng có mùi hôi
Các biểu hiện thường gặp ở người bị tình trạng này là:
- Trên lưỡi có các đốm hoặc mảng bám màu trắng.
- Màu sắc của lưỡi thay đổi từ hồng nhạt thành đỏ.
- Hơi thở có mùi khó chịu.
- Trên lưỡi có các rãnh nứt hoặc rãnh sâu. Dấu hiệu này thường bắt gặp ở người già.
2. Nguyên nhân gây lưỡi trắng hôi miệng?
2.1. Do vệ sinh răng miệng kém
Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới bị lưỡi trắng có mùi hôi.
Thức ăn được làm nhỏ ở miệng trước khi được đưa xuống các cơ quan tiêu hóa tiếp theo. Điều này dẫn đến trên lưỡi sẽ tích tụ một lượng nhỏ thức ăn. Nếu những mảnh thức ăn bám lại này không được loại hết thì sẽ tạo điều kiện thuật lợi cho vi khuẩn phát triển ở trên lưỡi. Từ đó làm hình thành lớp phủ màu trắng trên lưỡi.
Cùng với sự phát triển của vi khuẩn, các tế bào chết ngày càng nhiều khiến cho hơi thở có mùi hôi.
2.2. Do mất nước
Khi cơ thể bị mất nước, lượng nước bọt tiết ra ít hơn bình thường sẽ gây khô miệng. Khi đó, các vi khuẩn dễ tích tụ lại trên lưỡi gây ra tình trạng lưỡi trắng khô miệng. Sau khi bổ sung đủ nước thì vấn đề này sẽ tự mất đi. Có nhiều yếu tố khiến cơ thể không đủ nước như:
- Không uống hoặc uống ít nước, không đủ 2 lít mỗi ngày.
- Cơ thể bị nhiệt, nóng hay sốt cao gây mất nước.
- Hút thuốc lá nhiều gây khô miệng.
- Tác dụng phụ của thuốc và các biện pháp điều trị.
2.3. Rối loạn tiêu hóa
Thường xuyên ăn quá nhiều vào bữa tối, không ăn bữa sáng có thể gây ra lưỡi trắng hôi miệng. Bên cạnh đó, sử dụng nhiều đồ ăn dầu mỡ, chế biến sẵn lạm dụng các đồ uống như cafe, rượu, bia cũng tăng khả năng bị lưỡi trắng có mùi hôi.
2.4. Thiếu vitamin
Nhiều nghiên cứu đã có kết quả cho thấy tình trạng lưỡi trắng kèm với hơi thở có mùi hôi thường gặp ở những người bị thiếu vitamin nhóm B. Cụ thể là thiếu vitamin B9 và B12. Đồng thời, hiện tượng này thường xảy ra nhiều hơn vào mùa đông khi cơ thể trở nên nhạy cảm và ức đề kháng cũng dễ bị tổn thương hơn.
2.5. Bệnh lý gây lưỡi trắng có mùi hôi
Nhiễm nấm Candida albicans không chỉ dẫn đến tạo ra một lớp phủ trắng ở trên lưỡi mà còn cả ở môi và bên trong má. Ngoài ra, còn một số bệnh có thể được biểu hiện bằng triệu chứng lưỡi trắng có mùi hôi như:
- Sâu răng, viêm nha chu, viêm họng hạt, viêm xoang, viêm amidan.
- Các bệnh ở đường hô hấp như viêm phế quản, hen phế quản.
- Trào ngược dạ dày thực quản…
3. Lưỡi trắng hôi miệng có phải dấu hiệu của bệnh gì không?
Trong một số trường hợp, khi xuất hiện tình trạng lưỡi trắng có mùi hôi là dấu hiệu cảnh báo đang bị mắc một số bệnh lý như:
- Trào ngược dạ dày thực quản: Do acid trào ngược lên làm tổn thương niêm mạc ở lưỡi, hầu họng và khiến hơi thở có mùi khó chịu.
- Viêm nhiễm vùng miệng do nấm hoặc vi khuẩn và một số bệnh lý đường miệng khác như ung thư lưỡi, ung thư thực quản.
4. Cách điều trị lưỡi trắng có mùi hôi
Mặc dù gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng khi bị lưỡi trắng có mùi hôi sẽ làm mất thẩm mỹ và giảm sự tự tin trong hoạt động giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này có thể sử dụng một số biện pháp sau:
- Thực hiện vệ sinh miệng sạch sẽ: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng nước súc miệng và các dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch lưỡi.Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm sạch răng miệng bằng các nguyên liệu có sẵn tại nhà và dễ kiếm như:
+ Nước muối ấm: Pha loãng muối với nước ấm, dùng để súc miệng hàng ngày 2 lần trong 5-10 phút. Nước muối với tính kháng khuẩn cao sẽ loại bỏ các vi khuẩn, thức ăn thừa bám trên lưỡi cũng như ở khoang miệng.
+ Nước ép nha đam: Lọc phần thịt nha đam và đem đi ép lấy nước. Ngậm phần nước ép này trong 5 phút rồi nhổ ra và súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày sẽ giúp giảm các tình trạng viêm nhiễm ở miệng.
+ Hỗn hợp baking soda với nước cốt chanh: Dùng để loại bỏ các mảng bám trên lưỡi bằng cách chà xát nhẹ nhàng hỗn hợp này lên bề mặt lưỡi hàng ngày.+ Bột nghệ: Với tính kháng khuẩn và nấm tốt, sử dụng bột nghệ để làm sạch bề mặt lưỡi sẽ giúp loại bỏ các đốm trắng bám trên bộ phận này.
- Bổ sung đủ nước: Với các trường hợp lưỡi trắng kèm hơi thở có mùi khó chịu do cơ thể mất nước thì tình trạng này sẽ biến mất sau khi cơ thể được bù đủ nước.
- Sử dụng thuốc khi nguyên nhân gây ra là do bệnh lý. Việc sử dụng thuốc phải do bác sĩ chỉ định, người bệnh không nên tự ý uống thuốc.
5. Những lưu ý phòng ngừa lưỡi trắng có mùi hôi
- Làm sạch răng miệng, lưỡi thường xuyên và đúng cách: Dùng bàn chải mềm, chỉ nha khoa, nước súc miệng.
- Uống đủ nước mỗi ngày kết hợp với thực đơn ăn có chứa nhiều vitamin và chất khoáng, hạn chế chất béo cũng như cafe, bia, rượu…
- Không hút thuốc lá.
- Theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Như vậy, có thể thấy có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lưỡi trắng có mùi hôi. Hy vọng qua bài viết này của GenK STF, bạn đọc đã tìm ra được cách điều trị, phòng ngừa vấn đề này cho mình và người thân, bạn bè xung quanh.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: “Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK”
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị