Polyp có phải là ung thư không? Polyp có bao nhiêu loại?
Polyp là sự phân chia và phát triển mất kiểm soát của các tế bào, dẫn đến hình thành các u nhú tại một cơ quan nào đó trong cơ thể. Vậy polyp là gì? Polyp có phải là ung thư không? Polyp có bao nhiêu loại? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây, mời các bạn cùng khám phá.
Nội dung bài viết
1. Hiểu thế nào là polyp? Polyp có phải là ung thư không?
Polyp là sự phát triển bất bất thường của các mô trong một cơ quan nào đó của cơ thể. Những khối polyp khi hình thành rất giống như những vết sưng nhỏ, với kích thước phổ biến từ khoảng 1,5 – 2 cm.
Đa phần các khối polyp đều lành tính và hiếm khi gây nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng của con người. Thế nhưng, vẫn có số ít các khối polyp phát triển bất thường và ngày càng lan rộng ra các mô xung quanh, trở thành ác tính, gây ra bệnh ung thư.
Do đó, khi phát hiện cơ thể xuất hiện polyp, các bạn nên nhanh chóng đi thăm khám để được kiểm tra. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm lâm sàng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của polyp. Để xác định khối polyp là lành tính hay ác tính, phương pháp sinh thiết sẽ được thực hiện để đánh giá.
Trong một số trường hợp, nếu khối polyp khó tiếp cận, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện nội soi để kiểm tra polyp. Từ đó, xác định tế bào có phải là ung thư hay không.
2. Có những loại polyp nào?
Hiện nay, có nhiều loại polyp khác nhau với các triệu chứng đặc thù. Do đó, để kết luận polyp có phải là ung thư không phải dựa vào đặc tính của từng loại. Dưới đây là thông tin về một số loại polyp phổ biến.
2.1. Polyp đại tràng
Đây là tình trạng trên niêm mạc đại tràng xuất hiện một khối nhỏ. Polyp đại tràng hầu hết đều lành tính và sức khỏe của người bệnh không bị ảnh hưởng bởi các khối polyp này. Thế nhưng, một số polyp đại tràng sau thời gian có thể phát triển thành ung thư ruột kết. Lúc này, nếu không được phát hiện và điều trị hợp lý, người bệnh có thể bị tử vong.
Triệu chứng thường gặp của polyp đại tràng là:
- Màu phân thay đổi, phân có thể màu đen hoặc có thể lẫn máu.
- Trực tràng, đại tràng có thể bị chảy máu.
- Tình trạng tiêu chảy và táo bón xuất hiện riêng lẻ hoặc đan xen, cộng thêm sự thay đổi về thói quen đi đại tiện.
- Nhiều người còn bị đan xen giữa táo bón và tiêu chảy.
- Người bệnh bị thiếu máu, dẫn đến xanh xao, mệt mỏi, uể oải.
- Xuất hiện tình trạng đau bụng hoặc chuột rút.
2.2. Polyp tử cung
Polyp tử cung hình thành ở niêm mạc tử cung hoặc trong khoang tử cung với một số triệu chứng điển hình là:
- Gây rối loạn kinh nguyệt.
- Âm đạo chảy máu bất thường.
- Khối polyp kích thước lớn có thể gây khó thụ thai, hiếm muộn, thậm chí là vô sinh.
2.3. Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung hình thành trên bề mặt ống cổ tử cung và thường là lành tính. Bệnh hầu như không gây ra triệu chứng bất thường nào đối với cơ thể. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân có thể xuất hiện những dấu hiệu điển hình như:
- Trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh chảy nhiều hơn.
- Có thể chảy máu trong lúc quan hệ tình dục.
- Xuất hiện khí hư bất thường.
2.4. Polyp ống tai
Polyp ống tai là sự tăng sinh bên trong ống tai từ các tế bào viêm mạn tính liên quan đến mô hạt. Bệnh chiếm tỷ lệ cao ở những người từng bị viêm tai giữa. Nếu không phát hiện sớm và điều trị hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ thủng màng nhĩ.
Một số dấu hiệu cơ bản của bệnh các bạn có thể tham khảo:
- Mất thính giác.
- Có máu chảy ra từ tai.
- Người bệnh thường sẽ có cảm giác khối u xuất hiện bên trong tai.
2.5. Polyp dạ dày
Polyp dạ dày xuất hiện khi các mô tế bào ở niêm mạc dạ dày tăng sinh, phát triển mất kiểm soát. Đối với polyp có phải là ung thư không của polyp dạ dày thì hầu hết các polyp này đều lành tính, ít khi trở thành ung thư.
Những dấu hiệu điển hình khi xuất hiện khối polyp trong dạ dày có thể kể đến như:
- Người bệnh có cảm giác đau khi bác sĩ kiểm tra bằng cách ấn vào bụng.
- Xuất hiện máu trong phân.
- Buồn nôn.
- Người bệnh có dấu hiệu thiếu máu với biểu hiện như da xanh xao, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.
2.6. Polyp thanh quản
Bệnh hình thành ở các nếp gấp của dây âm thanh hoặc trên dây thanh quản. Polyp thanh quản có đặc điểm là phát triển giống như một vết phồng rộp hoặc sưng như nốt sần.
Polyp thanh quản gây ra những triệu chứng phổ biến như:
- Trong vài ngày hoặc vài tuần, người bệnh sẽ bị khó thở, khàn giọng.
- Từ tai xuất hiện các cơn đau nhói và đau ở cổ.
- Người bệnh có cảm giác ở sau cổ họng xuất hiện một khối u. Vì thế, giọng nói có sự thay đổi theo hướng trầm thấp, thô ráp hoặc âm vực trong giọng nói giảm.
2.7. Polyp niêm mạc bàng quang
Polyp bàng quang có thể phát triển thành ung thư khi các tế bào trong polyp lan sang những cơ quan khác. Do đó, khi thấy những dấu hiệu sau, các bạn nên nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán và xác định tính chất của polyp là lành tính hay ác tính:
- Khi đi tiểu có cảm giác đau.
- Nước tiểu có lẫn máu.
- Số lần đi tiểu tăng hơn do với bình thường, đặc biệt là về ban đêm.
- Bụng dưới hoặc gần cơ quan sinh dục xuất hiện cơn đau.
2.8. Polyp mũi
Polyp mũi phát sinh phổ biến ở vị trí màng nhầy của mũi và xoang cạnh mũi. Ngoài ra, sự xuất hiện của khối polyp mũi cũng có thể phát sinh từ niêm mạc mũi và bệnh sẽ có kèm theo tình trạng viêm mũi dị ứng.
Những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc polyp mũi:
- Người đang bị dị ứng, hen suyễn
- Người đang mắc bệnh nhiễm trùng đa xoang.
- Những người hay bị đau mũi, đau đầu, cảm lạnh, mất thính giác.
- Người dễ bị mẫn cảm, dị ứng với Aspirin.
Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc polyp là gì, polyp có phải là ung thư không và những loại polyp phổ biến hiện nay. Để xác định polyp có chuyển biến thành ung thư không thì cần được làm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp cho từng loại nhằm mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn.