Polyp đại tràng ác tính: Chẩn đoán và điều trị ra sao?
Polyp đại tràng ác tính rất nguy hiểm bởi có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Vì thế, việc chẩn đoán và điều trị ra sao là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Những thông tin chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp đầy đủ những vấn đề này.
Nội dung bài viết
1. Polyp đại tràng ác tính nguy hiểm như thế nào?
Polyp đại tràng khởi phát trên niêm mạc đại tràng từ một khối nhỏ các tế bào. Hầu hết các khối polyp đều là lành tính, ít gây hại cho sức khỏe người bệnh. Thế nhưng, cũng có một số polyp đại tràng có thể phát triển thành ác tính hay còn gọi là ung thư bất cứ lúc nào nếu như không được xử lý kịp thời.
Theo như thống kê số trường hợp mắc ung thư đại tràng phát triển từ polyp chiếm đến khoảng 90%. Đây là căn bệnh ung thư phổ biến hiện nay với tỷ lệ tử vong cao.
2. Chẩn đoán polyp đại tràng ác tính như thế nào?
Để chẩn đoán khối polyp đại tràng là ác tính hay lành tính thì việc thăm khám lâm sàng và kiểm tra cận lâm sàng là rất cần thiết. Cụ thể như sau:
2.1. Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh nhân về những triệu chứng gặp phải. Lúc này, người bệnh cần khai báo chi tiết và đầy đủ những triệu chứng trong thời gian gần đây nhất như đau bụng, máu trong phân… để bác sĩ căn cứ chẩn đoán. Đặc biệt, những đặc điểm liên quan đến phân là rất quan trọng để chẩn đoán về polyp đại tràng.
2.2. Tiến hành nội soi
Để biết chính xác có polyp trong đại tràng hay không, bác sĩ sẽ tiến hàng nội soi đại tràng. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đánh giá được trong lòng đại tràng có bất thường hay tổn thương hay không. Nếu có tổn thương thì đặc điểm như thế nào? Có nghiêm trọng hay không. Theo như nghiên cứu, nội soi đại tràng đã giúp phát hiện tới 50% trường hợp mắc ung thư ngay từ giai đoạn đầu tiến triển bệnh. Nhờ đó, hỗ trợ rất lớn cho quá trình điều trị.
Thông qua nội soi, bác sĩ cũng đánh giá được phần nào polyp đại tràng ác tính hay lành tính dựa vào hình dáng tổng thể của chúng. Cụ thể như sau:
- Những khối polyp bề mặt nhẵn, đường kính dưới 2cm, không có uống hoặc có cuống thường là lành tính.
- Những khối polyp khi chạm vào ống nội soi dễ bị vỡ, có vết loét, kích thước lớn hơn 2cm thì nguy cơ ác tính là rất cao. Mặc dù là ác tính nhưng giai đoạn đầu thì những khối polyp này hầu như không có triệu chứng. Nếu có triệu chứng cũng không rõ ràng.
2.3. Tiến hành sinh thiết
Nếu nghi ngờ khối polyp là ác tính thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết. Theo đó, trong quá trình nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ kết hợp lấy mẫu sinh thiết. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt một mẫu nhỏ mô bệnh phẩm của khối polyp đại tràng, sau đó, đem đi nhuộm màu và kiểm tra dưới kính hiển vi.
Kết quả sinh thiết sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác polyp đại tràng ác tính hay lành tính. Nếu polyp là lành tính và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì chỉ cần theo dõi mà không phải thực hiện cắt bỏ. Trường hợp khối polyp ác tính thì việc loại bỏ cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
3. Điều trị polyp đại tràng ác tính như thế nào
Trường hợp chắc chắn polyp đại tràng ác tính thì phẫu thuật cắt bỏ sẽ được chỉ định. Để tránh nguy cơ polyp tiến triển lan rộng hơn, dẫn đến di căn đến những cơ quan, bộ phận khác thì việc phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của khối polyp, bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật phẫu thuật phù hợp. Cụ thể như sau:
3.1. Phương pháp phẫu thuật nội soi
Nếu polyp đại tràng chưa xâm lấn và hầu như chưa gây tổn thương thì phương pháp phẫu thuật nội soi sẽ được chỉ định. Theo đó, việc cắt bỏ khối polyp có thể được thực hiện bằng laser hoặc điện cao tần thông qua nội soi fluor. Hoặc có thể thực hiện cắt bỏ bằng vi sóng.
Để áp dụng những phương pháp phẫu thuật trên, yêu cầu cơ chế đông máu của người bệnh hoạt động tốt. Đồng thời, trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch ruột.
Những phương pháp điều trị trên sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật. Đó là:
- Người bệnh không cần nằm viện sau khi kết thúc phẫu thuật mà có thể về nhà ngay.
- Hạn chế chảy máu ở vết mổ, ít đau và ít sang chấn.
- Sau phẫu thuật vẫn đảm bảo sự bình thường của cấu trục đại tràng, trực tràng và ống hậu môn.
- Kết thúc điều trị, sẽ không có di chứng gì đối với người bệnh.
Ngoài ra, phẫu thuật bóc tách dưới niêm mạc (ESD) cũng đang được ứng dụng phổ biến để loại bỏ polyp đại tràng ác tính bởi sở hữu nhiều ưu điểm so với các kỹ thuật mổ nội soi khác. Theo đó, ESD cho phép việc loại bỏ khối u trong đại tràng, ngay cả những tổn thương lớn. Đồng thời, phương pháp này còn giúp hạn chế những biến chứng xảy ra cho người bệnh.
Khi khối polyp được loại bỏ sẽ tiếp tục gửi đi để kiểm tra. Mục đích là xác định mức độ xâm lấn của khối u để có phương án điều trị phù hợp tiếp theo. Cụ thể như sau:
- Nếu các tế bào của khối u không di căn, tức là chỉ giới hạn ở lớp niêm mạc thì sau khi cắt bỏ sẽ không cần điều trị thêm.
- Trường hợp các tế bào của khối u xâm lấn vào tận lớp dưới niêm mạc thì khả năng bệnh di căn hạch là rất cao. Lúc này, nếu sức khỏe của bệnh nhân tốt, bác sĩ sẽ khuyên nên cắt bỏ các bạch bạch huyết và một phần ruột già để ngăn bệnh tái phát.
3.2. Phẫu thuật mổ mở cắt bỏ khối polyp đại tràng ác tính
Nếu polyp đại tràng ác tính đã xâm lấn, kích thước khối u lớn thì phương pháp phẫu thuật mổ mở để loại bỏ. Thậm chí, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ 1 đoạn đại tràng để ngăn ngừa tế bào ung thư di căn.
Phương pháp mổ mở dễ gây ra nhiều biến chứng và rủi ro. Có thể kể đến như:
- Vết mổ lớn nên gây chảy máu nhiều, dễ gây nhiễm trùng vết mổ.
- Người bệnh mất nhiều máu, chịu đau đớn nhiều hơn nên thời gian phục hồi lâu.
- Sau mổ, người bệnh cần nằm viện theo dõi vài ngày chứ không được về nhà ngay.
Polyp đại tràng ác tính có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Vì thế, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của khối polyp. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh.