Polyp túi mật có tự hết không? Khi nào cần phẫu thuật?

Chắc hẳn mọi người đã từng nghe nhắc đến polyp túi mật. Thế nhưng, polyp túi mật là gì? Polyp túi mật có tự hết không và khi nào cần tiến hành phẫu thuật? Những vấn đề này vẫn được nhiều người thắc mắc và mong muốn tìm được lời giải đáp. Do đó, các bạn hãy cùng GENK STF theo dõi nội dung dưới đây để tìm lời giải đáp cho vấn đề này.

Xem thêm:

1. Những thông tin về polyp túi mật

Trước khi tìm hiểu polyp túi mật có tự hết không thì chúng ta hãy khám phá những thông tin cơ bản về bệnh lý này.

1.1. Polyp túi mật là gì? Triệu chứng ra sao?

Polyp túi mật là một tổn thương phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật ở dạng u hoặc giả u. Polyp xuất phát từ thành túi mật, sau đó phát triển vào bên trong lòng túi mật.

polyp-tui-mat-co-tu-het-khong-1
Polyp túi mật có thể xảy ra ở mọi độ tuổi

Polyp túi mật có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Thế nhưng, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở người trưởng thành và chủ yếu là phụ nữ từ 30 – 50 tuổi. Hầu hết polyp túi mật không gây ra triệu chứng, biểu hiện gì bất thường. Vì thế, bệnh chỉ được phát hiện chủ yếu khi đi khám tổng thể hoặc thực hiện siêu âm gan, mật.

Chỉ có khoảng 6 – 7% polyp túi mật kích thước lớn gây ra một số triệu chứng cho người bệnh. Đó là: 

  • Đau tức, vùng dưới sườn phải co cứng nhẹ.
  • Đau vùng thượng vị.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

1.2. Phân loại polyp túi mật

Polyp túi mật được phân thành nhiều loại khác nhau. Việc điều trị polyp cũng sẽ căn cứ vào từng loại để có phương pháp phù hợp. Cụ thể như sau:

1.2.1. Polyp viêm

Khi viêm túi mật mạn tính mà không được điều trị triệt để và đúng cách sẽ chuyển thành polyp viêm. Loại polyp này thường xuất hiện với một cuống mạch máu nhỏ và mọc nhô vào trong lòng túi mật. Kích thước polyp viêm thường nhỏ dưới 10mm.

1.2.2. Polyp tuyến

Polyp tuyến có nguy cơ tiến triển thành ác tính từ khối u biểu mô túi mật lành tính. Polyp tuyến túi mật được phân thành 2 loại nhỏ hơn, đó là:

  • U tuyến nhú: Loại u này có cấu trúc phức tạp, có cuống, ăn sâu vào thành niêm mạc túi mật nhờ có chân lan rộng.
  • U tuyến ống: Loại u này có cấu trúc bằng phẳng và không cuống.

1.2.3. Polyp cholesterol

Đây là loại polyp cao nhất trong các loại polyp túi mật, chiếm đến khoảng 50%. Polyp cholesterol ít gây triệu chứng và kích thước đa phần nhỏ hơn 10mm. Nguyên nhân gây ra khối u này có thể xuất phát từ quá trình trao đổi cholesterol bị khiếm khuyết.

1.2.4. U cơ tuyến túi mật

Đây là loại polyp túi mật nhưng rất hiếm gặp, hình thành do lớp niêm mạc túi mật và lớp cơ dày tăng sinh, dày lên rồi tạo thành các túi lõm sâu. Những túi này với lòng túi mật thông với nhau. Kết quả là làm cho dịch mật không thoát ra được mà ứ đọng lại, hình thành nhiều sỏi mật nhỏ và bùn mật.

1.3. Nguyên nhân gây polyp túi mật

Đến nay, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định chính xác polyp túi mật hình thành là do nguyên nhân nào. Thế nhưng, nhiều yếu tố liên quan và làm tăng nguy cơ polyp có thể kể đến như:

  • Gan mật suy giảm chức năng.
  • Nồng độ đường trong máu cao.
  • Tình trạng béo phì, mỡ máu cao.
  • Thói quen ăn uống không khoa học, không điều độ.
  • Người bệnh bị nhiễm virus viêm gan.

2. Polyp túi mật có tự hết không? 

Polyp túi mật đa phần là các polyp có kích thước nhỏ dưới 10mm. Vì thế, nhiều người thắc mắc polyp túi mật có tự hết không? Câu trả lời là KHÔNG.

polyp-tui-mat-co-tu-het-khong-2
Polyp túi mật không tự hết và đến nay chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn

Thế nhưng, người bệnh cũng không cần quá lo lắng bởi hiện nay có khoảng 95% polyp túi mật đều là lành tính, tức không gây ung thư. Bởi vậy, mọi người có thể sống chung hòa bình với polyp túi mật mà không cần phải can thiệp. Chỉ cần thăm khám, theo dõi định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng các khối polyp.

Trường hợp những polyp có kích thước lớn, phát triển nhanh, chân lan rộng hoặc số lượng polyp quá nhiều thì việc cắt bỏ có thể sẽ được bác sĩ chỉ định. Đặc biệt, những polyp ác tính thì việc phẫu thuật là cần thiết để ngăn chặn chúng phát triển thành ung thư.

3. Polyp túi mật khi nào cần phẫu thuật?

Hiện nay, nếu chưa can thiệp phẫu thuật thì không thể thăm dò nào chẩn đoán được bản chất của polyp túi mật một cách chuẩn xác. Do đó, đối với những trường hợp sau, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật polyp túi mật để hạn chế những biến chứng nguy hiểm:

  • Một polyp không cuống nhưng có chân rộng.
  • Kích thước polyp lớn hơn 10mm.
  • Polyp có kích thước nhỏ nhưng lại số lượng nhiều và mọc thành cụm lớn trong túi mật.
polyp-tui-mat-co-tu-het-khong-3
Phẫu thuật polyp túi mật trong trường hợp cần thiết
  • Sự phát triển bất thường của polyp và chúng nhanh chóng tăng thêm về số lượng, kích thước trong thời gian ngắn. Hoặc polyp phát triển bất thường theo chiều hướng dễ dàng lan rộng.
  • Những người trên 50 tuổi có polyp và polyp ngày càng phát triển.
  • Polyp gây triệu chứng cho người bệnh và còn khiến túi mật bị viêm thường xuyên.
  • Polyp xuất hiện ở người bị sỏi túi mật hoặc người viêm xơ đường mật tiên phát.

4. Cách chung sống với polyp túi mật

Hầu hết polyp túi mật lành tính đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần can thiệp. Vì thế, để chung sống hòa bình với căn bệnh này, các bạn nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và ăn uống theo nguyên tắc sau:

  • Tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ, chất béo có nguồn gốc từ thực vật.
  • Duy trì uống đủ mỗi ngày 2 – 2,5 lít nước để gan, mật được thanh lọc, giải độc tốt hơn. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng các loại nước có lợi cho sức khỏe như nước đun sôi để nguội, nước canh, nước ép hoa quả, rau củ.
  • Hạn chế thực phẩm, đồ ăn chứa nhiều đường, tinh bột tinh chế, chất tạo ngọt nhân tạo. Các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng cũng cần hạn chế.
  • Rượu bia, cà phê, nước ngọt đóng chai,… nên hạn chế. Nói không với thuốc lá, thuốc lào.
  • Chăm tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút để hạn chế mật ứ đọng, giúp mật hoạt động tốt hơn.
  • Định kỳ siêu âm, thăm khám polyp túi mật. Từ đó, nếu cần thiết sẽ có phương án điều trị, xử lý kịp thời.

Kết luận

Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu những thông tin cơ bản về polyp túi mật cũng như giải đáp các thắc mắc polyp túi mật có tự hết không, khi nào cần phẫu thuật. Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn có những hiểu biết về căn bệnh này để có hướng điều trị phù hợp.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ