Ung thư bao tử: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư bao tử hay còn gọi là ung thư dạ dày. Đây là một căn bệnh ác tính không hiếm gặp ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bệnh gây tỉ lệ tử vong rất cao nếu như bệnh nhân không được sớm phát hiện và điều trị. Do đó, các bạn hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu một số thông tin cơ bản về căn bệnh nguy hiểm này! 

1. Khái niệm về ung thư bao tử

Ung thư bao tử là tình trạng mà tại bao tử (dạ dày) của người bệnh xuất hiện những tế bào bất thường, phát triển một cách mất kiểm soát. Chúng nhanh chóng hình thành lên những khối u trong dạ dày và xâm lấn tới các tế bào, cơ quan xung quanh, gây ra những tác động xấu.

ung-thu-bao-tu_1
Hình ảnh ung thư bao tử

Ung thư bao tử hiện được chia thành các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 0: các tế bào ung thư bao tử xuất hiện và nằm tại lớp niêm mạc của dạ dày người bệnh.
  • Giai đoạn 1: lớp thứ 2 của dạ dày bị tấn công bởi các tế bào ung thư.
  • Giai đoạn 2: Lớp niêm mạc dạ dày đã bị xuyên qua bởi các tế bào ung thư.
  • Giai đoạn 3: các hạch bạch huyết gần dạ dày đã bị xâm lấn bởi tế bào ung thư. Một số các cơ quan ở xa cũng có thể đã bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn 4: nhiều bộ phận trong cơ thể đã bị ung thư bao tử di căn.

2. Nguyên nhân gây ung thư bao tử

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra ung thư bao từ. Trong đó, các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

2.1. Do vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP – Helicobacter Pylori là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ung thư bao tử. Chúng hoạt động trong bao tử và gây ra những vết viêm loét dạ dày. 

ung-thu-bao-tu_12
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ung thư bao tử

Nếu không được kiểm soát tốt, các vết viêm loét sẽ dần phá hủy niêm mạc dạ dày. Từ đó, tạo nên những tổn thương tiền ung thư. 

2.2. Những tổn thương tiền ung thư

Các tổn thương trong niêm mạc bao tử cũng là những nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày. Ví dụ như: niêm mạc bao tử bị teo, các biến đổi về hình thái và cấu trúc tế bào trong bao tử…

2.3. Phẫu thuật dạ dày

Sau khi trải qua các phẫu thuật liên quan đến dạ dày, nguy cơ mắc phải ung thư bao tử sau này cao hơn rất nhiều so với bình thường. Thường thì các bệnh nhân có thể sẽ bị ung thư bao tử sau phẫu thuật khoảng 15 đến 20 năm.

2.4. Di truyền

Không ít các bệnh nhân bị ung thư bao tử do vấn đề di truyền. Việc di truyền gen viêm teo bao tử là khá cao.

2.5. Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác như tuổi tác cao, bị béo phì,… cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư bao tử. Bên cạnh đó, nam giới cũng dễ bị bệnh hơn nữ giới gấp 2 lần.

Ngoài những nguyên nhân trên thì việc có những vấn đề, thói quen sinh hoạt sau cũng khiến cho nguy cơ mắc bệnh tăng cao:

  • Trong chế độ ăn uống có nhiều thực phẩm không tốt cho dạ dày như: đồ muối, đồ nướng,…
  • Ăn phải thực phẩm bị nấm mốc, chất lượng kém.
  • Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá.
  • Bị bệnh thiếu máu ác tính.
  • Mắc phải viêm dạ dày trong thời gian dài.
  • Tồn tại những khối u nhỏ trong dạ dày.

3. Triệu chứng của ung thư bao tử

Bệnh ung thư bao tử ở giai đoạn đầu thường có ít triệu chứng hoặc các triệu chứng không quá rõ nét. Đại đa số các trường hợp phát hiện ra bệnh nhờ các triệu chứng rõ ràng khi đã ở giai đoạn bệnh đã phát triển nặng.

ung-thu-bao-tu_13
Khi bị ung thư bao tử, bệnh nhân có thể bị đau bụng từ âm ỉ đến dữ dội

Vì vậy, để có thể phát hiện ra bệnh sớm, người bệnh cần thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là khi có một số những biểu hiện sau:

  • Có những cơn đau bụng xuất hiện khá thường xuyên và không mấy thuyên giảm khi sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường.
  • Có hiện tượng đầy bụng, chướng bụng sau khi ăn, kể cả không ăn no. Có kèm theo một số những cảm giác như buồn nôn, khó chịu.
  • Hay bị ợ nóng, ợ chua, nôn hoặc nôn ra máu.
  • Người bệnh chán ăn, sụt cân.
  • Một số trường hợp có biểu hiện lạ ở phân, ví dụ như phân có màu đen hoặc lẫn với máu.

4. Chẩn đoán ung thư bao từ

Ngay khi có một số những biểu hiện lạ trên, người bệnh nên nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây, các bác sĩ sẽ áp dụng một số biện pháp kiểm tra lâm sàng và kiểm tra cận lâm sàng để xác định chính xác bệnh trạng của bao tử.

Với những trường hợp nghi ngờ bao tử có các tổn thương, bệnh nhân sẽ được chỉ định một, một vài hoặc toàn bộ các biện pháp cận lâm sàng như:

  • Thực hiện nội soi dạ dày.
  • Siêu âm ổ bụng, siêu âm nội soi dạ dày.
  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Xét nghiệm máu.
  • Sinh thiết dạ dày.

Từ kết quả thu được, các bác sĩ sẽ nhận ra những tổn thương bên trong bao tử và xác định xem đó có phải là ung thư dạ dày hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra những liệu pháp điều trị thích hợp.

5. Điều trị ung thư dạ dày như thế nào?

Với ung thư bao tử, hiện nay y học hiện đại đã có khá nhiều các tiến bộ mới trong việc điều trị. Nhờ đó, đem lại hiệu quả và thành công cao trong việc khắc phục tổn thương, kiềm chế ung thư phát triển và kéo dài sự sống cho người bệnh. Một số những biện pháp điều trị ung thư dạ dày phổ biến đang được áp dụng bao gồm:

5.1. Biện pháp phẫu thuật

Với các bệnh nhân bị ung thư bao tử ở giai đoạn sớm, biện pháp phẫu thuật thường là một lựa chọn chủ đạo. Một phần bao tử hoặc toàn bộ bao tử của bệnh nhân sẽ được phẫu thuật loại bỏ. Mục tiêu là cắt bỏ toàn bộ các khối u, hạn chế tối đa sự lây lan của các tế bào ung thư sang các vùng tế bào, các cơ quan khác.

ung-thu-bao-tu_14
Phẫu thuật ung thư bao tử (hình ảnh minh họa)

Tuy nhiên, phẫu thuật không phải là một biện pháp duy nhất của cuộc điều trị ung thư dạ dày. Trước hoặc sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần kết hợp sử dụng thêm một hoặc một vài biện pháp điều trị khác.

5.2. Hóa trị

Trong điều trị ung thư bao tử bằng hóa trị, các loại thuốc chống ung thư đặc biệt sẽ được sử dụng. Nhiệm vụ của chúng là tiêu diệt cũng như kiềm chế tối đa sự phát triển của các tế bào ung thư. Tùy thuộc vào phác đồ điều trị của từng bệnh nhân mà có thể sử dụng hóa trị trước hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật.

5.3. Xạ trị

Biện pháp này sẽ sử dụng một nguồn năng lượng cao từ các tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Cũng giống như hóa trị, xạ trị có thể dùng trước hoặc sau khi phẫu thuật.

5.4. Phương pháp điều trị đích

Phương pháp điều trị đích cũng sử dụng thuốc để kiềm chế các tế bào ung thư. Tuy nhiên, với phương pháp này, mục tiêu của việc điều trị được xác định rõ ràng. Tức là các loại thuốc sẽ chỉ tấn công vào những protein hoặc gen chuyên biệt của tế bào ung thư và mầm mống của chúng.

5.5. Phương pháp điều trị miễn dịch

Hệ miễn dịch của người bệnh sẽ được tác động và nâng cao hơn nữa khả năng tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư bao tử. Một số những loại thuốc đặc biệt sẽ được sử dụng trong phương pháp điều trị miễn dịch này.

Trên đây là một số những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh ung thư bao tử. Căn bệnh này có khả năng gây tử vong rất cao. Do đó, hãy chủ động phòng bệnh bằng việc có những hiểu biết chính xác về ung thư dạ dày.

Thông tin liên hệ