Những lưu ý về ung thư bao tử mà mọi người cần quan tâm
Theo nghiên cứu thực tế cho thấy ung thư bao tử xếp thứ 3 trong các loại ung thư mà con người dễ mắc phải. Đây là bệnh lý có xuất hiện ở bất kỳ ai kể cả nam hay nữ. Hơn nữa, ung thư bao tử có những biểu hiện tương đồng như các bệnh lý về dạ dày khác nên rất khó phân biệt. Thế nhưng một khi đã phát hiện ra bệnh thì ung thư bao tử đã ở giai đoạn nặng. Lúc này sẽ rất khó điều trị và đặc biệt có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Để nhận biết các dấu hiệu ung thư bao tử cũng như các lưu ý quan trọng cho người bệnh thì hãy cùng theo dõi các chia sẻ trong bài viết sau.
Nội dung bài viết
Ung thư bao tử là gì?
Ung thư bao tử hay còn gọi là ung thư dạ dày, căn bệnh này rất dễ mắc phải khi các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên đột biến một cách bất thường và tăng sinh không kiểm soát được. Khi đó, hiện tượng xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) và xâm lấn các mô ở xa (di căn) trên hệ thống bạch huyết khiến cho dạ dày xuất hiện khối u ác tính. Bệnh có khả năng di căn rất cao nếu không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến tử vong.
Những giai đoạn của ung thư bao tử
- Giai đoạn đầu: Ở lớp niêm mạc dạ dày xuất hiện các tế bào ung thư và chúng sẽ xâm lấn từ từ qua lớp thứ 2 nhưng chưa có dấu hiệu lây qua các cơ quan khác.
- Giai đoạn thứ 2: Xuất hiện ung thư dưới cơ, lúc này tế bào đã xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày.
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư tiếp tục lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan khác ở xa hơn.
- Giai đoạn cuối: Giai đoạn bệnh đã chuyển biến nặng. Lúc này các tế bào ung thư bao tử đã di căn ra hầu như cơ thể. Việc cứu sống bệnh nhân ở thời điểm này là điều khó có thể xảy ra.
Đối tượng dễ mắc phải bệnh ung thư bao tử
Thường thì bệnh ung thư bao tử không chừa một ai và một vài thói quen trong cuộc sống cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường chẳng hạn như:
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Bạn ăn quá nhiều các loại thức ăn được ướp muối như thịt muối, cá muối, rau dưa muối hay thịt nướng, thịt hun khói. Để tránh nguy cơ mắc bệnh nên hạn chế những loại thực phẩm này đồng thời tránh thức ăn có chất bảo quản hay đã bị nấm mốc do để lâu ngày.
- Người bị bệnh thiếu máu ác tính cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư bao tử cao hơn người bình thường.
- Bệnh nhân đã có sẵn khối u trong dạ dày nhưng ở mức độ lành tính hay nhỏ lâu ngày cũng sẽ có khả năng chuyển biến thành ung thư bao tử vì vậy không nên chủ quan.
- Dạ dày bị viêm trong thời gian dài nhưng không đi khám, điều trị hay dùng thuốc trị dứt điểm.
- Hút nhiều thuốc lá, uống bia rượu hay sử dụng những chất kích thích cũng có khả năng mắc bệnh.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bao tử?
Do vi khuẩn HP
Đây là một loại vi khuẩn rất nguy hiểm và nhiều người bị mắc phải, chúng có khả năng gây viêm loét dạ dày, phá hủy dần niêm mạc dạ dày lâu dần sẽ làm tổn thương tiền ung thư.
Tổn thương tiền ung thư
Tế bào niêm mạc dạ dày bị thay đổi cấu trúc, biến đổi hình thái giống như các tế bào ở ruột và đại tràng. Sau đó thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể. Cũng có nhiều trường hợp là teo niêm mạc dạ dày.
Yếu tố di truyền
Theo nghiên cứu có tới 48% khi mẹ bị ung thư bao tử sẽ di truyền sang con. Tuy nhiên vẫn có khả năng nếu người thân trong gia đình thục hiện lối sống lành mạnh, tuân thủ những chế độ ăn uống đúng đắn thì thời gian sống sót cũng sẽ cao hơn.
Vấn đề tuổi tác
Những người ở độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư bao tử sẽ càng nhiều hơn những người trẻ tuổi, cụ thể là từ 50 tuổi trở lên.
Giới tính
Đối với bệnh này thì nam giới sẽ có tỷ lệ mắc ung thu nhiều hơn nữ giới gấp 2 lần.
Nhóm máu
Tùy thuộc vào nhóm máu của bạn là gì, thường những người có nhóm máu O, B, AB sẽ khó mắc bệnh hơn là người có nhóm máu A. Bệnh nhân thuộc nhóm máu A sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn những người có nhóm máu khác.
Vấn đề cân nặng
Có thể thấy việc tự điều chỉnh được cân nặng của chính bản thân mình là rất khó, tuy nhiên cần thực hiện đúng quy tắc ăn uống để tránh trường hợp bị béo phì.
Nên làm gì để phát hiện bệnh ung thư bao tử?
Khi cơ thể người bệnh đã xuất hiện những triệu chứng của bệnh ung thư bao tử thì sẽ đến ngay những cơ sở chuyên khoa để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp bệnh không có dấu hiệu gì chỉ vô tình đi khám sức khỏe và phát hiện ra bệnh thì người ta gọi đây là sàng lọc.
Các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm lâm sang như: nội soi, lấy sinh thiết để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất là bệnh đang ở mức độ nào, tiến triển ra sao.
Tiến hành nội soi dạ dày
Qua nội soi, sẽ cho chúng ta thấy được khu vực đang cần quan tâm một cách trực tiếp nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy sinh thiết để đem đi xét nghiệm và đưa ra kết quả. Việc nội soi rất cần thiết giúp phát hiện bệnh sớm hơn từ khi bệnh đang ở giai đoạn đầu.
Lấy sinh thiết tế bào
Việc lấy sinh thiết tế bào có thể lấy trong lúc đang nội soi, khi bác sĩ nghi ngờ sẽ bắt đầu thực hiện việc lấy sinh thiết trên người bệnh nhân. Đó chính là một phần mô nhỏ, lấy xong sẽ đem đi xét nghiệm dưới kính hiển vi. Sau cùng sẽ chuẩn đoán bệnh và đưa ra kết quả.
Điều trị bệnh ung thư bao tử như thế nào?
Có 3 cách để điều trị ung thư bao tử, tuy là bệnh có khả năng tử vong cao nếu phát hiện trễ tuy nhiên vẫn có những phương pháp điều trị để duy trì được sự sống cho người bệnh thêm mấy năm. Tùy vào tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị như sau:
- Phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng trong trường hợp bệnh đang ở giai đoạn đầu.
- Áp dụng hóa chất trị liệu: có thể kết hợp sử dụng chung với phẫu thuật hoặc sau khi phẫu thuật. Trường hợp này chỉ sử dụng nhằm mục đích loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau hậu phẫu thuật. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời và còn để lại những tác dụng phụ cho người bệnh.
- Cuối cùng là phương pháp xạ trị: dùng các tia phóng xạ để tiêu diệt toàn bộ tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh. Có thể sử dụng chung với phương pháp hóa chất trị liệu để làm giảm khối u. Mọi người hoàn toàn yên tâm vì những tia phóng xạ này có độ chính xác rất cao không làm ảnh hưởng đến các mô lành.
Với những chia sẻ trên đây về bệnh ung thư bao tử thì chắc hẳn bạn đã biết thêm nguyên nhân gây bệnh cũng do chủ quan trong bảo vệ sức khỏe của bản thân. Vì vậy, tìm hiểu thêm kiến thức hữu ích và xây dựng một lối sống lành mạnh, thói quen ăn uống khoa học đồng thời thường xuyên luyện tập thể thao để cơ thể có sức đề kháng cao chống chọi với mọi bệnh tật một cách tốt nhất.