Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì – 8 thực phẩm cấm kỵ!
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến người bị viêm loét dạ dày. Vậy, người viêm loét dạ dày kiêng ăn gì để tình trạng không trở nên trầm trọng hơn? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về 8 loại thực phẩm cấm kỵ mà người bị viêm loét dạ dày nên tránh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của GenK STF để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích về thực đơn ăn uống dành cho người mắc bệnh dạ dày nhé!
Nội dung bài viết
1. Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng được coi là biện pháp giúp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, một số thực phẩm khi ăn vào có thể làm tăng tiết axit dạ dày khiến tình trạng viêm loét trở nên tồi tệ hơn. Vậy, những người bị viêm loét dạ dày kiêng ăn gì để các vết loét không trở nên nặng hơn? Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bệnh nên tránh:
1.1. Thực phẩm cay nóng
Các loại thực phẩm có tính cay nóng như: ớt, tiêu,… đều có xu hướng tăng tiết lượng axit và kích thích niêm mạc dạ dày. Đối với những người bị viêm loét dạ dày, khi ăn nhiều thực phẩm cay nóng sẽ gặp phải các triệu chứng như: buồn nôn, mệt mỏi, chướng bụng đầy hơi, đau vùng thượng vị,… Không chỉ vậy, chất cay nóng còn gây phá hủy niêm mạc dạ dày, làm cho các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bị viêm loét dạ dày không nên ăn các loại thực phẩm có tính cay nóng để bảo vệ tốt dạ dày của mình.
1.2. Thực phẩm có tính axit
Những loại thực phẩm có vị chua như: chanh, cam, bưởi,… hay các món ăn chế biến theo hình thức lên men như: dưa muối, kim chi,… đều làm tăng tiết axit dạ dày. Nồng độ axit tăng cao sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, đối với người bị viêm loét dạ dày, axit sẽ làm cho lớp niêm mạc bị viêm loét nặng hơn. Đồng thời, người bệnh cũng chịu những cơn đau bụng âm ỉ do sự co bóp và nghiền nát thức ăn của dạ dày. Vì vậy, những người bị viêm loét dạ dày nên kiêng ăn những thực phẩm có tính axit, nhất là khi bụng đói.
1.3. Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Đồ ăn chiên xào hay thức ăn chế biến sẵn thường không tốt cho sức khỏe. Bởi vì, những loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất béo no làm mất cân bằng độ pH và gây rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột. Đồng thời, chúng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến cơ dạ dày phải hoạt động nhiều hơn. Do đó, để tránh những cơn co bóp khó chịu, người bị viêm loét dạ dày không nên ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ.
1.3. Các loại thịt đỏ
Các món ăn chế biến từ thịt đỏ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Protein có trong loại thịt này chứa hàm lượng axit rất cao nên cần nhiều thời gian để tiêu hóa. Trong quá trình tiêu hóa, cơ thể sản xuất ra nhiều axit gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày, nhất là đối với người bị viêm loét dạ dày.
1.4. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Trong sữa hay các sản phẩm của sữa đều chứa đường Lactose. Khi uống sữa bò hay sữa bột có hàm lượng đạm cao, thì những người không có khả năng dung nạp loại đường này có thể bị chướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy. Đồng thời, chúng cũng làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng đau dạ dày. Do đó, người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế uống sữa.
1.5. Thức uống chứa cồn
Rượu, bia hay các thức uống chứa cồn đều làm tăng tiết axit và kích thích niêm mạc dạ dày. Khi sử dụng chúng quá mức cho phép, bạn sẽ có nguy cơ bị chảy máu dạ dày, thủng dạ dày rất cao. Những người bị viêm loét dạ dày nếu uống quá nhiều rượu bia sẽ bị đầy hơi, ợ chua. Đồng thời, áp lực CO2 trong dạ dày tăng cao khiến cho lớp niêm mạc bị viêm loét nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế các loại đồ uống có cồn.
1.6. Cà phê
Cà phê có chứa Caffeine – là một chất gây kích ứng niêm mạc và tăng tiết dịch dạ dày. Người bị viêm loét dạ dày khi uống nhiều cà phê sẽ dễ bị đau bụng, buồn nôn khiến vết loét ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh không nên uống cà phê quá nhiều, nhất là lúc bụng đói.
1.7. Các loại đậu
Các loại đậu như: đậu Hà Lan, đậu tương,… đều có chứa chất Fodmaps. Đối với người bị đau dạ dày thì đây là một loại đường gây đau bụng, ợ chua, khó tiêu. Đồng thời, trong đậu cũng chứa nhiều Carbohydrate là chất làm cho axit dạ dày tăng cao, dẫn đến hiện tượng đầy hơi rất khó chịu. Vì vậy, người bị viêm loét dạ dày chỉ nên ăn một ít đậu để không gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
2. Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Chất xơ là cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của dạ dày và loét dạ dày cũng không là ngoại lệ. Trái cây tươi và rau quả cung cấp chất xơ, vitamin quan trọng, khoáng chất và chất chống oxy hóa có khả năng giúp cơ thể bảo vệ và duy trì một dạ dày khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm trái cây và rau quả có chứa chất flavonoid và các hợp chất khác như coumarin, alkaloid, terpenoid, tannin và các axit phenolic được cho là có đặc tính chữa bệnh hoặc những lợi ích khác ngoài nguồn dinh dưỡng mà chúng cung cấp. Chất polyphenol trong dâu tây có thể giúp chữa lành vết loét dạ dày trong các nghiên cứu trên động vật.
Các loại thực phẩm giàu flavonoid, chất chống oxy hóa và chất phytochemical khác bao gồm: dâu, táo, cần tây, nam việt quất, hành, tỏi, trà xanh.
Ngoài ra, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu các chất có trong đậu nành đen có thể có ích trong việc chiến đấu với viêm loét dạ dày do nguyên nhân từ virus H. pylori.
Trong khi sữa thường liệt vào danh sách “những thực phẩm nên tránh” vì nó thúc đẩy nồng độ axit trong dạ dày thì một số loại sữa chua có thể thực sự có ích cho bệnh viêm loét dạ dày. Bằng chứng từ các nghiên cứu trên động vật cho thấy sữa chua chứa một số vi khuẩn lactobacillus probiotic có thể giúp chữa lành vết loét dạ dày.
3. Lựa chọn thay thế lành mạnh
Chẳng may bạn có một vết loét dạ dày thì cũng không có nghĩa là bạn phải kiêng khem, chỉ ăn những món nhàm chán. Chẳng hạn, thay vì thịt đỏ, bạn có thể ăn:
- Thịt gia cầm loại bỏ chất béo và da.
- Cá (nếu đóng hộp, nên chắc chắn rằng nó được đóng gói trong nước thay vì dầu).
- Đậu hũ, đậu và các loại đậu.
Thay vì nước ngọt hay cà phê, bạn nên sử dụng:
- Hầu hết các loại nước ép trái cây, không bao gồm các loại nước ép cam quýt.
- Nước lọc
- Trà nhẹ.
Bạn có thể thay thế các loại bánh ngọt nhiều bơ sữa bằng:
- Bánh mì nguyên hạt, bánh ngô, bánh mì pita.
- Món tráng miệng làm từ ngũ cốc nguyên hạt và không có chất béo chuyển hóa.
Thay vì gia vị kem hoặc cay, nước sốt có tính axit, bạn nên sử dụng:
- Mayonnaise không béo.
- Salad trộn ít kem sốt.
- Mật ong.
- Các loại thảo mộc tươi hoặc khô.
- Muối và hạt tiêu vừa phải.
4. Một số lưu ý trong ăn uống dành cho người viêm loét dạ dày
Để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, người bệnh không nên quá quan tâm mỗi vấn đề viêm loét dạ dày nên ăn gì. Mà trong mỗi bữa ăn cũng nên chú y đến một số điều dưới đây:
- Để tránh tạo áp lực mạnh lên dạ dày, người bị viêm loét dạ dàY nên thái nhỏ đồ ăn, nấu chín kỹ và nhai kỹ khi ăn.
- Người bệnh nên ăn nhiều món luộc, hấp và hạn chế ăn các món chiên, xào nhiều dầu mỡ để giúp dạ dày tiêu hóa và hấp thu dễ dàng hơn.
- Khi bụng quá no hoặc quá đói đều khiến axit dạ dày tăng cao, ảnh hưởng đến vết loét ở niêm mạc. Do đó, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để lúc nào dạ dày cũng có thức ăn.
- Người bị đau dạ dày không nên ăn thức ăn khi còn quá nóng, đồng thời sau khi ăn, không nên làm việc và chạy nhảy.
- Luôn vui vẻ và không để cơ thể phải chịu căng thẳng và stress kéo dài.
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ từ trái cây, rau củ,…
Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về viêm loét dạ dày kiêng ăn gì? Để tình trạng viêm loét không trở nên nghiêm trọng hơn thì trong thực đơn của bạn không nên có 8 loại thực phẩm mà chúng tôi vừa nhắc đến. Bên cạnh chế độ ăn uống phù hợp, việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn nhanh chóng lành bệnh hơn.