Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng?

Tỉ lệ mắc và tử vong bệnh ung thư đại tràng rất cao. Mỗi năm có khoảng 7 triệu người trên thế giới tử vong vì căn bệnh này. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng nhiều nhất? Hãy đọc bài viết này để trang bị cho mình kiến thức về căn bệnh này.

1. Bệnh ung thư đại tràng nguy như thế nào?

Tổ chức WHO và trung tâm CDC của Mỹ cho biết ung thư đại tràng là ung thư phổ biến chỉ sau ung thư phổi. Theo thống kê trên thế giới mỗi năm có hơn 11 triệu người mắc mới bệnh này và hơn nữa trong số đó tử vong.

Ở việt nam, theo tổ chức ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2018 có hơn 14 nghìn bệnh nhân mới và 7 ngàn trường hợp tử vong vì bệnh này. Ung thư đại tràng đứng thứ 3 ở phụ nữ và đứng thứ 4 ở nam giới ở tỷ lệ mắc.

Nam giới mắc nhiều hơn nữ giới với tỷ lệ 13,7/100.000 đối với nữ và 17,1/100.000 đối với nam. Do đó bệnh mắc nhiều hơn ở nam và tỷ lệ mắc tăng theo độ tuổi.

Ung thư đại tràng đứng thứ 3 ở phụ nữ và đứng thứ 4 ở nam giới ở tỷ lệ mắc
Ung thư đại tràng đứng thứ 3 ở phụ nữ và đứng thứ 4 ở nam giới ở tỷ lệ mắc

2. Ung thư đại tràng có mấy giai đoạn

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu của ung thư đại tràng, khi đó tế bào ung thư mới chớm xuất hiện trong các lớp niêm mạc ở đại tràng.
  • Giai đoạn 2: Trong giai đoạn 2 này, các tế bào ung thư sẽ phát triển rộng ra các khu vực khác ở đại tràng. Ngoài ra các tế bào này cũng lan rộng và di căn sang các bộ phận ngoài đại tràng. Giai đoạn này được phân thành các giai đoạn được gọi là 2A 2B, 2C. Trong giai đoạn 2A tế bào ung thư nằm sát ở lớp ngoài cũng thành đại tràng. Ở giai đoạn 2B tế bào ung thư ra khỏi đại tràng và tới niêm mạc các cơ quan ở bụng. Giai đoạn 2C thì tế bào ung thư bắt đầu di chuyển vào các cơ quan này.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này các tế bào ung thư đại tràng xâm nhập đến các hạch bạch huyết. Giai đoạn 3 này cũng được chia nhỏ thành 3 giai đoạn khác nhau 3A, 3B, 3C dựa trên số lượng hạch bạch huyết bị xâm chiếm. 3A là lúc các hạch bạch huyết gần nhất với đại tràng bị xâm lấn. Có từ 2-3 hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư thì được xếp vào giai đoạn 3B. Giai đoạn 3C là giai đoạn mà 4 hạch bạch huyết ở xa trở lên bị xâm lấn bởi ung thư.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn mà ung thư đại tràng di căn. Các tế bào đại tràng di căn tới các cơ quan khác theo đường máu hoặc bạch huyết. Ở giai đoạn 4 này có thể chia ra thành 2 giai đoạn là 4A và 4B. Khi các cơ quan ở gần ung thư như gan phổi bị di căn thì là giai đoạn 4A. Còn khi di chuyển sang các cơ quan khác xa hơn và di căn nhiều cơ quan thì là giai đoạn 4B.

3. Tiên lượng sống của bệnh ung thư đại tràng

Cùng như các bệnh ung thư khác, tiên lượng sống của người bệnh phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, loại ung thư đại tràng, sức khỏe của bệnh nhân. Mức độ ung thư càng nặng, ung thư càng lan rộng thì cơ hội sống của người bệnh càng giảm theo thời gian. Khi ung thư ở các giai đoạn đầu 1 và 2 thì bệnh phát triển chậm và người bệnh có tiên lượng sống tốt. Nói chung cơ hội sống thêm 5 năm ở bệnh nhân là 50/50. Tuy nhiên càng về sau thì tiên lượng sống của bệnh nhân càng giảm. Người bệnh ở giai đoạn 1 tỷ lệ sống thêm 5 năm rơi vào khoảng 90% và lần lượt giảm đi. Giai đoạn 2 của bệnh tỷ lệ sống thêm 5 năm vào khoảng 80%. Giai đoạn 3 người bệnh sống thêm 5 năm là khoảng 60%. Còn ở giai đoạn 4 thì tỷ lệ sống của bệnh nhân là rất thấp chỉ khoảng 10%.

Người bệnh ở giai đoạn 1 tỷ lệ sống thêm 5 năm rơi vào khoảng 90% và lần lượt giảm đi
Người bệnh ở giai đoạn 1 tỷ lệ sống thêm 5 năm rơi vào khoảng 90% và lần lượt giảm đi

4. Nguyên nhân gây bệnh ung thư đại tràng

Giống như các bệnh ung thư khác, chưa có kết luận về nguyên nhân chính xác gây là ung thư đại tràng. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này ở con người:

4.1. Mắc một số bệnh về đường ruột

Viêm loét đại tràng mãn tính: Các vết loét lâu ngày không được chữa trị sẽ lan rộng ra ăn vào niêm mạc đại tràng lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư.

Mắc bệnh polyp đại tràng: Polyp đại tràng thường khá lành tính nhưng khi quá nhiều và kích thước của các Polyp này lớn thì nguy cơ chuyển thành ung thư ngày càng cao.

Mắc bệnh Crohn: Bệnh này là một bênh viêm đường ruột, ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận tiêu hóa, nguy cơ trở thành ung thư của bệnh này phụ thuộc vào mức độ bệnh và thời gian mắc

4.2. Có tiền sử mắc bệnh ung thư đại tràng trước đó

Di truyền trong gia đình: Ung thư có khả năng nhỏ di truyền trong nhà. Vì vậy nếu trong nhà có người mắc ung thư đại tràng thì người thân cũng có khả năng mắc.

Tiền sử bản thân từng mắc ung thư đường tiêu hóa: Có thể do một vài tế bào ung thư còn sót lại sau đợt điều trị theo thời gian và các tác nhân làm bệnh tái phát

4.3. Chế độ ăn uống chưa khoa học

Sử dụng nhiều thịt đỏ: Các loại thịt đỏ khi khi được chế biến ở nhiệt độ cao dưới ngọn lửa trực tiếp thì sản sinh ra acid dị vòng HCAs và PAHs. Loại chất này phản ứng với đường, protein phát sinh ra ung thư.

Thường xuyên ăn thực phẩm muối lên men: Thực phẩm mối chưa chứa nhiều nitrit khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành nitrosamin có khả năng gây ung thư ở cơ thể sống

Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn: các loại thực phẩm này có hàm lượng natri nitrit có ảnh hưởng tới sức khỏe như đồ muối chua.

4.4. Thừa cân béo phì dễ gây ra ung thư đại tràng

Tình trạng béo phì thúc đẩy nhiều loại ung thư ở con người, trong đó có bệnh ung thư đại tràng. Lý do bởi vì người béo có lượng cholesterol và insulin trong máu cao hơn người thường.2 chất này nếu tăng cao thì gây ức chế và tiêu diệt các tế bào miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.

4.5. Hút thuốc lá, uống rượu bia

Thuốc là là yếu tố chính của một số loại ung thư. Thuốc lá chứa hơn 7000 chất hóa học trong đó có hơn 60 chất gây ung thư ở người.

Trong thuốc lá và rượu bia có hơn 60 chất gây ung thư 
Trong thuốc lá và rượu bia có hơn 60 chất gây ung thư

5. Những đối tượng có nguy cơ bị ung thư đại tràng

  •         Người có độ tuổi trên 50
  •         Có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa
  •         Gia đình có người mắc ung thư đại tràng
  •         Chế độ ăn uống thiếu khoa học nhiều thịt, nhiều đồ hộp, đồ dưa muối…
  •         Những người hút thuốc lâu năm, thừa cân béo phì

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh ung thư đại tràng

Để chẩn đoán chính xác bệnh các bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp lâm sàng và cận lâm sàng, cụ thể:

6.1. Biện pháp lâm sàng

Dựa theo các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài ảnh hưởng của bệnh mà các bác sĩ chẩn đoán:

Tình trạng viêm ruột (40-50%)

Tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa (20-25%)

Tình trạng nhiễm độc và thiếu máu (10-15%)

Tình trạng viêm nhiễm các bộ phận trong ổ bụng như: Viêm ruột thừa, viêm tụy cấp…

Tình trạng u có thể sờ thấy bằng tay (2-3%)

6.2. Biện pháp cận lâm sàng

Sau khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ dù các biện pháp chẩn đoán tiên tiến để kết luận người bệnh có bị ung thư đại tràng hay không:

  • Siêu âm ổ bụng:
  • Xét nghiệm máu trong phân
  • Xét nghiệm các con dấu ung thư CEA, CA 19-9, CA 125…. có trong máu.
  • Nội soi đại tràng kết hợp làm xét nghiệm sinh thiết
  • Chụp cắt lớp vi tính để phát hiện ung thư di căn đến các cơ quan xung quanh.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI để xem có di căn hạch chưa.

Bệnh ung thư đại tràng có thể gặp phải ở rất nhiều đối tượng . Để phòng tránh được căn bệnh này cần loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh ra khỏi cuộc sống và đi khám sức khỏe để có thể điều trị sớm được bệnh.

Thông tin liên hệ