7 bệnh ung thư thường gặp ở nam giới và cách phòng chống
Các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới bao gồm: ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư bàng quang, ung thư vòm họng, vv… Hãy cùng GenK STF tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này cũng như cách phòng chống hiệu quả.
Xem thêm:
- Lời tâm sự của cô giáo 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi
- Top 5 bệnh ung thư gây tử vong cho nữ giới nhiều nhất
- Để phòng bệnh ung thư nên ăn gì?
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây ung thư ở nam giới
Ung thư có khả năng xuất hiện ở mọi lứa tuổi với nhiều loại khác nhau, ví dụ như: ung thư đại tràng, ung thư gan, ung thư phổi… Các yếu tố môi trường cũng như thói quen sinh hoạt là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư, bao gồm:
- Hút thuốc lá
- Chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng
- Bệnh nhiễm trùng
- Tiếp xúc với hóa chất quá nhiều (thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng…)
- Phóng xạ
2. 7 loại ung thư phổ biến ở nam giới
Cấu tạo cơ thể, thói quen và lối sống của nam giới và nữ giới khác nhau, đó cũng chính là nguyên nhân một số bệnh ung thư phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới. Dưới đây là các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới:
2.1. Ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong số các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới và rất nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là hút thuốc lá. Bệnh có rất ít triệu chứng ở giai đoạn sớm, khi khối u phát triển lớn, các triệu chứng có thể bao gồm khó thở, ho dai dẳng, đau ngực, khàn tiếng, vv… Ung thư phổi có tỷ lệ tử vong rất cao, do vậy cách tốt nhất để phòng bệnh là không hút thuốc và tránh khói thuốc lá.
2.2. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 2 trong số các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới. Bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: béo phì, chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, ít hoạt động thể chất, vv… Ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường không có triệu chứng. Khi triệu chứng xuất hiện, thường bao gồm: sự thay đổi trong thói quen ruột, chảy máu trực tràng, đau bụng, cơ thể yếu và sụt cân.
2.3. Ung thư gan
Ung thư gan nguyên phát là loại ung thư thường gặp đứng thứ sáu trong các bệnh ung thư trên toàn cầu. Bệnh thường gặp ở những người trên 45 tuổi. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: nghiện rượu nặng, nhiễm trùng mạn tính virus viêm gan… Ung thư gan khó nhận biết sớm do triệu chứng nghèo nàn và người bệnh dễ chủ quan bỏ qua. Khi đã phát hiện thì đã tiến triển nặng, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao
2.4. Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là loại ung thư phổ biến đứng thứ tư trong số các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: những người trên 55 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư bàng quang, hút thuốc lá… Triệu chứng cảnh báo của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu.
2.5. Ung thư miệng và vòm họng
Ung thư miệng và ung thư họng thường gặp ở nam giới nhiều hơn do những thói quen, lối sống thiếu lành mạnh như nghiện rượu nặng, hút thuốc lá, chế độ ăn uống thiếu rau xanh và trái cây tươi, nhiễn trùng HPV, vv…
2.6. Ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy được coi là sát thủ thầm lặng vì diễn biến bệnh âm thầm, không gây ra triệu chứng sớm. Những người hút thuốc lá, tiểu đường, có tiền sử gia đình mắc bệnh, viêm tụy, béo phì có nhiều khả năng mắc ung thư tuyến tụy hơn những người khác.
2.7. Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư thường gặp ở nam giới, đặc biệt ở những nước phát triển. Nam giới Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao nhất đối với loại ung thư này. Ung thư tuyến tiền liệt thường xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng nếu có bao gồm căng tiểu, rò rỉ nước tiểu, nước tiểu có máu, đau xương, vv… Tuy nhiên, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư ít nguy hiểm nhất, thường có thể điều trị khỏi, thậm chí một số người chỉ cần theo dõi mà không phải điều trị ngay
3. Cách phòng ngừa các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới
- Không hút thuốc: Dù bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc lá nào, chẳng hạn như thuốc lào, thuốc lá Shisha… thì chúng đều có nguy cơ gây đột biến tế bào. Hút thuốc lá có mối liên hệ mật thiết với nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, miệng, cổ họng, thanh quản, tuyến tụy, bàng quang, cổ tử cung và thận.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn protein nạc, tăng cường rau xanh và trái cây, hạn chế chất béo
- Duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống cân bằng và tăng cường hoạt động thể chất
- Tiêm chủng đầy đủ như tiêm phòng viêm gan B đề phòng ung thư gan
- Quan hệ tình dục an toàn với bao cao su đề phòng nguy cơ lây nhiễm virus lây truyền qua đường tình dục như HPV, viêm gan B, viêm gan C hoặc vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Nhiễm HIV tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư.
- Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ đầy đủ là một yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư. Vì lúc này, bạn có thể thực hiện tầm soát các loại ung thư khác nhau, chẳng hạn như ung thư da, đại tràng,… Tầm soát ung thư có thể làm tăng khả năng phát hiện những tế bào đột biến từ sớm, nhờ đó tăng tỷ lệ thành công của liệu trình điều trị.
Thói quen sinh hoạt đóng một vai trò quan trọng giúp bạn phòng ngừa ung thư ở nam giới hiệu quả. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi các yếu tố này.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị