Bệnh xơ gan mất bù – Triệu chứng và biến chứng nguy hiểm

Xơ gan mất bù tình trạng của bệnh xơ gan khi đã chuyển sang đã giai đoạn cuối. Ở giai đoạn xơ gan mất bệnh nhân sẽ xuất hiện những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy thì sau đây hãy cùng với GENK STF cùng tìm hiểu căn bệnh này nhé.

Xem thêm: 

1. Xơ gan mất bù là gì?

Xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan.

Khi chuyển sang giai đoạn xơ gan mất bù các tế bào gan của bệnh nhân đã bị xơ hóa, không còn hoạt động bình thường được nữa. Do đó, dẫn đến chức năng gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khi đó, những tế bào gan khỏe mạnh không thể hoạt động bù cho phần tế bào đã xơ hóa thì gọi là xơ gan mất bù.

Tình trạng gan đã bị tổn thương nghiêm trọng và gần như không có khả phục hồi, tái sinh tế bào mới.

Vì vậy, việc điều trị bệnh ở giai đoạn này cũng chỉ có mục đích:

  • Làm giảm các triệu chứng
  • Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm
  • Kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

2. Triệu chứng lâm sàng của Xơ gan mất bù

Bệnh có biểu hiện qua 2 hội chứng:

2.1. Hội chứng suy tế bào gan

Triệu chứng cơ năng:

  • Sức khỏe sa sút, ăn kém.
  • Xuất huyết dưới da.
  • Chảy máu mũi, chảy máu chân răng.
  • Có thể có sốt.
  • Vàng da từ nhẹ đến nặng.
  • Phù 2 chi: phù mềm, ấn lõm.
  • Cổ chướng có thể có từ mức độ vừa đến to.
Xơ gan mất bù gây phù chân

Triệu chứng thực thể: Gan nếu sờ thấy – mật độ tế bào gan cứng.

2.2. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

  • Lách to: với các mức độ khác nhau, phần lớn giới hạn ở độ I và độ II.
  • Tuần hoàn bàng hệ cửa chủ.
  • Giãn tĩnh mạch thực quản với các mức độ khác nhau.
  • Có thể có các rối loạn về thần kinh và tâm thần: run tay, chậm chạp, mất ngủ.

3. Nguyên nhân gây bệnh xơ gan mất bù

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xơ gan mất bù chính là bệnh nhân bị xơ gan nhưng không được phát hiện, điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển nặng và chuyển sang giai đoạn cuối.

Những căn nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh xơ gan như:

  • Do virus viêm gan (Viêm gan siêu vi B, C): đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh xơ gan.
  • Do bệnh nhân sử dụng quá nhiều rượu, bia, thuốc lá khiến gan bị quá tải do phải hoạt động liên tục để thanh lọc, đào thải chất độc.

Sử dụng rượu bia quá nhiều dẫn đến chức năng gan của bệnh nhân bị suy giảm, các mô gan bị phá hủy, gây ra xơ gan, xơ gan mất bù.

  • Do gan nhiễm mỡ không do rượu

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:

  • Do sắt tích tụ quá dư thừa trong cơ thể bệnh nhân
  • Xơ nang
  • Bệnh tích tụ đồng trong gan (Wilson)
  • Bệnh liên quan đến mật như: tắc mật, viêm đường mật chính, viêm đường mật xơ cứng nguyên phát…
  • Bệnh rối loạn chuyển đường hóa di truyền (galactose hoặc glycogen)
  • Bệnh rối loạn tiêu hóa di truyền (alagille)
  • Do các loại thuốc như: methotrexate (Rheumatrex), amiodarone (cordarone) và methyldopa (Aldomet)

4. Biến chứng xơ gan mất bù

Xơ gan mất bù nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

 

Biến chứng xơ gan mất bù

4.1. Tiến triển thành ung thư gan

Nếu nguyên nhân xơ gan là do virus viêm gan B và C hoặc các chất độc hại tích tụ khiến gan bị xơ thì bệnh rất dễ tiến triển sang ung thư gan.

Khối u sẽ hình thành bên trong gan mà không có biểu hiện cụ thể nào.

Khi có triệu chứng của bệnh thì đã quá nghiêm trọng, khối u đã phát triển lớn và tế bào ung thư đã có thể di căn.

4.2. Vỡ dịch, nhiễm trùng ổ bụng

Trong cơ thể, thì gan giữ chức năng thanh lọc, giải độc và miễn dịch bảo vệ cho cơ thể. Do vậy, người bệnh ở giai đoạn này rất dễ bị nhiễm trùng.

Các ổ dịch trong cơ thể bị sưng lên và vỡ khiến các vi khuẩn lan sang các cơ quan khác. Tình trạng nhiễm trùng này khiến xơ gan ngày càng nghiêm trọng và thúc đẩy các biến chứng khác xuất hiện dồn dập.

4.3. Bệnh não gan

Các tế bào gan bị xơ làm suy giảm chức năng gan và gan không thể đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể.

Do đó, các độc tố có thể đi vào máu và tích tụ lại gây nên bệnh não gan.

Do đó,người bệnh có thể bị suy giảm trí nhớ, rối loạn hành vi, lú lẫn.

Trường hợp nặng hơn nữa, bệnh nhân có thể dẫn đến tình trạng hôn mê và thậm chí tử vong.

4.4. Suy đa cơ quan

Gan tổn thương khiến các cơ quan khác trong cơ thể người bệnh cũng bị ngưng trệ hoạt động và suy yếu.

Bệnh nhân có biến chứng xơ gan cổ trướng thường sẽ bị suy thân, suy tim, suy hô hấp…

4.5. Xuất huyết tiêu hóa

Gan bị xơ hoá khiến máu lưu thông qua gan bị cản trở rất nhiều, dẫn đến làm tăng áp lực tại các tĩnh mạch.

Các tĩnh mạch khi bị tăng áp lực quá mức có thể dẫn đến bị vỡ và gây xuất huyết trong nội tạng.

Nếu không can thiệp kịp thời người bệnh rất dễ gây tử vong.

5. Đường lây truyền bệnh xơ gan mất bù

Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh mà xơ gan có lây truyền từ người này sang người khác hay không.

Trong đó, có nguyên nhân do viêm gan B và C có thể lây truyền qua đường máu như

  • Sử dụng chung bơm kim tiêm
  • Từ mẹ sang con
  • Đường tình dục không an toàn.

6. Đối tượng nguy cơ bệnh xơ gan mất bù

Một số yếu tố nguy cơ gây tổn thương gan bao gồm:

  • Xơ gan
  • Viêm gan virus B hoặc C
  • Viêm gan mãn tính
  • Tiền sử sử dụng nhiều rượu bia

Các bệnh khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Ung thư buồng trứng, tụy, gan hoặc nội mạc tử cung
  • Suy tim hoặc suy thận
  • Viêm tụy
  • Bệnh lao
  • Suy giáp

7. Xơ gan mất bù sống được bao lâu?

Hiện nay chưa có phương pháp nào để chữa khỏi hoàn toàn bệnh xơ gan mất bù.

Mọi phương pháp và phác đồ điều trị chỉ làm giảm đau và giảm tốc độ phát triển của gan để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Khi xơ gan đã chuyển sang giai đoạn xơ gan mất bù thì tuổi thọ của bệnh nhân chỉ có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm. Và có đến 50% những người mắc bệnh lý này chỉ sống thêm được từ 4 đến 7 tháng.

Đặc biệt, khi bệnh đã biến chứng thành ung thư gan và di căn sang cơ quan khác thì tuổi thọ của người bệnh sẽ kéo dài không quá 1 năm.

Trên thực tế, xơ gan mất bù có thể sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Thể trạng của người bệnh, hệ miễn dịch
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh biến chứng ra sao
  • Khả năng đáp ứng với quá trình điều trị như thế nào.

 

Chăm sóc tâm lý người bệnh

Ngoài ra, tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng giúp kéo dài sự sống cho người bị bệnh xơ gan mất bù. Người bệnh cần tránh tâm lý sợ hãi, lo lắng khi được chẩn đoán bệnh. Đồng thời bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị, ăn uống, nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

8. Chẩn đoán xơ gan mất bù

Ngoài việc thăm khám các triệu chứng lâm sàng và hỏi tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thêm 2 phương pháp sau để chẩn đoán chính xác bệnh

8.1. Chọc dịch ổ bụng

Bệnh nhân sẽ được chỉ định chọc dịch ổ bụng để lấy mẫu bệnh phẩm, Sau đó sẽ đem đi xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu bệnh như: ung thư gan hoặc nhiễm trùng.

Xét nghiệm chọc dịch ổ bụng còn có thể giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân của bệnh.

8.2. Chẩn đoán hình ảnh

Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT, chụp MRI cũng được áp dụng trong chẩn đoán xơ gan mất bù.

Những xét nghiệm hình ảnh này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh.

9. Điều trị xơ gan mất bù

Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc rối loạn đông máu: dùng vitamin K trong 3 ngày, nếu thấy cải thiện thì ngừng sử dụng.
  • Thuốc tăng đào thải của mật: Cholestyramin, ursolvan
  • Thuốc Albumin human được dùng nếu như nồng độ albumin trong máu của bệnh nhân giảm xuống thấp hơn 25g/l, có xuất hiện phù hoặc tràn dịch các màng thì truyền.
  • Truyền dung dịch axit amin phân nhánh.
  • Tiêm hoặc uống vitamin nhóm B
  • Các loại thuốc lợi tiểu: sử dụng nếu xuất hiện phù nề hoặc cổ trướng.
  • Thuốc dự phòng xuất huyết tiêu hóa.

Điều trị cổ trướng

  • Giảm lượng muối nạp vào cơ thể hàng ngày xuống dưới 2g/ngày
  • Uống ít nước (
  • Luôn để ý cân nặng, nước tiểu, điện giả đồ, khoảng từ 3 đến 7 ngày 1 lần
  • Với những bị nhẹ thì có thể được kê sử dụng thuốc lợi tiểu.

Nhưng nếu khi tình trạng của bệnh nhân nặng hơn, sẽ được chỉ định dùng thuốc lợi tiểu kết hợp chọc hút dịch cổ trướng để giúp bệnh nhân tránh biến chứng suy gan.

  • Trong trường hợp bệnh đã chuyển nặng và các phương pháp điều trị không còn hiệu quả nữa thì bác sĩ điều trị sẽ chỉ định chọc dịch nhiều lần và truyền albumin lợi tiểu.

Điều trị nguyên nhân

Cùng với việc điều trị các triệu chứng của bệnh thì việc xử lý nguyên nhân cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

  • Nếu nguyên nhân do rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích thì bệnh nhân ngừng sử dụng ngay lập tức.
  • Nếu nguyên nhân do virus viêm gan B hay C thì cần điều trị bằng thuốc kháng virus, ức chế sự hoạt động và phát triển của virus.
  • Nếu nguyên nhân do suy dinh dưỡng thì bệnh nhân phải điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, ăn đủ chất, đủ bữa.
  • Nếu nguyên nhân do thừa cân, béo phì thì phải giảm cân và kiểm soát cân nặng chặt chẽ
  • Nếu nguyên nhân do nhiễm hóa chất độc hại thì việc cần làm là ngừng tiếp xúc hóa chất đó.

10. Chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù như thế nào?

Bệnh nhân xơ gan mất bù cần được chăm sóc như sau:

  • Kiêng kiêng hoàn toàn rượu bia.
  • Giảm lượng muối ăn hàng ngày.
  • Vệ sinh phòng ở của bệnh nhân thoáng mát, sạch sẽ.
  •  Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bệnh nhân hàng ngày bao gồm vệ sinh mặt mũi, răng miệng cũng như tắm rửa.
  • Khi bệnh nhân có xuất hiện tình trạng phù chân nhiều cần cho nằm kê chân cao hơn tim để cải thiện tình trạng phù chân.
  • Cho người bệnh ăn uống đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh và quả chín.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, nhiều phụ gia và chất bảo quản,…

11. Phòng ngừa xơ gan mất bù

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa xơ gan mất bù, bệnh nhân nên thực hiện những việc sau:

 

Xơ gan mất bù nên ăn gì?
  • Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích
  • Thực hiện sinh hoạt điều độ bao gồm: nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng kéo dài hay làm việc quá sức.
  • Có độ ăn uống khoa học, tránh ăn các đồ ăn có nhiều dầu mỡ. Ăn các thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo được nấu chín kỹ trước khi ăn. Tránh ăn các loại thực phẩm chứa các chất có hại làm tăng khả năng tích tụ độc tố trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan.
  • Nếu bệnh nhân có dấu hiệu phù nề thì nên hạn chế muối trong bữa ăn và giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn.
  • Nên tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh tật kiểm soát được tình trạng bệnh.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Trên đây là những thông tin về bệnh xơ gan mất bùGENK STF cung cấp cho bạn. Chúng tôi mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khoẻ của chính bạn và những người xung quanh bạn.

XEM VIDEO: VTC14: Hành trình người con tìm giải pháp cứu cha thoát khỏi ung thư