[Hỏi đáp] Bệnh xơ gan có lây không? Lây qua đường nào?
Xơ gan có lây không là câu hỏi mà chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc. Vậy hôm nay hãy cùng với GENK STF cùng tìm hiểu xem liệu xơ gan có lây không bạn nhé!
Xem thêm:
-
Cụ ông 85 tuổi vẫn sống khỏe sau 4 năm mắc ung thư tiền liệt tuyến
-
Xơ gan F1 là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nội dung bài viết
1. Xơ gan là bệnh gì?
1.1. Xơ gan là gì?
Xơ gan là một căn bệnh xảy ra khi các tế bào nhu mô gan bị tổn thương kéo dài, các nhu mô gan khỏe mạnh sẽ dần bị thay thế bởi các mô xơ.
Xơ gan có lây không?
Khi gan bị xơ thì các chức năng của gan sẽ bị suy giảm nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
1.2. Các mức độ của bệnh
Mức độ nguy hiểm của xơ gan cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Bệnh xơ gan có 4 mức độ:
- Xơ gan mức độ 1:
Đây là mức độ đầu tiên của bệnh xơ gan. Các mô gan bắt đầu bị viêm và dần hình thành các mô sẹo.
Ở giai đoạn này, các tổn thương ở nhu mô gan là chưa đáng kể và có thể phục hồi nếu được điều trị. Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng và không có biểu hiện nào điển hình về bệnh.
- Xơ gan mức độ 2:
Ở giai đoạn này, các mô sẹo ở gan xuất hiện nhiều hơn dẫn đến áp lực tĩnh mạch cửa tăng.
Gan bắt đầu bị thương tổn nhiều hơn và các biểu hiện xuất hiện năng hơn ở giai đoạn trước.
- Xơ gan mức độ 3:
Mức độ tổn thương gan đã nghiêm trọng hơn ở giai đoạn này, mô xơ cũng xuất hiện nhiều trong gan.
Bệnh nhân xuất hiện nhiều biểu hiện nặng của bệnh như mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu, chức năng gan bị suy giảm,…
- Xơ gan mức độ 4:
Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh xơ gan.
Các mô xơ đã gần như thay thế hoàn toàn các tế bào gan lành dẫn đến suy gan nặng.
Bệnh nhân sẽ có biểu hiện của xơ gan cổ trướng (tích dịch trong xoang bụng) và có nhiều dấu hiệu nguy hiểm như sút cân, thiếu máu, vàng da,…
2. Các nguyên nhân gây nên bệnh xơ gan
Bệnh xơ gan có thể do các nguyên nhân sau gây nên:
- Xơ gan do virus gây viêm gan
Các virus gây ra viêm gan như virus viêm gan B, C có thể phá huỷ tế bào gan khỏe mạnh và tạo điều kiện cho các mô sẹo phát triển và ra gây xơ gan.
Viêm gan có căn nguyên do virus nếu không được điều trị đúng cách thì lâu dần sẽ dẫn đến xơ gan và thậm chí ung thư gan.
- Xơ gan do ký sinh trùng
Một số loại ký sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân gây tổn thương tế bào gan và dẫn đến xơ gan. Trong đó phải kể đến đó là sán lá gan, ký sinh trùng sốt rét,…
- Xơ gan do rượu bia
Từ đến trước giờ thì rượu bia vẫn luôn được biết đến là một “liều thuốc độc” cho gan. Khi sử dụng đồ uống có cồn với nồng độ cao thì gan sẽ hoạt động nhiều hơn để có thể thải cồn ra khỏi cơ thể. Do vậy, những đối tượng thường xuyên sử dụng rượu bia là sẽ đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh xơ gan.
- Xơ gan do thuốc hay hóa chất độc hại
Một số thuốc sẽ không tốt cho gan. Nếu như lạm dụng thuốc đó quá nhiều cũng gây ra tình trạng xơ gan. Các chất độc có hại cho gan phải kể đến như là: thạch tín, asen, cyanide,…
- Xơ gan do tắc mật
Tắc mật lâu ngày sẽ gây nên hiện tượng ứ mật trong gan, dần dần sẽ dẫn đến xơ gan. Tắc mật có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: viêm tá tràng gây tắc mật, viêm đường dẫn mật, teo hoặc không có ống dẫn mật (bẩm sinh),…
- Xơ gan do ứ máu kéo dài
Tình trạng này có thể do suy tim hoặc viêm, tắc tĩnh mạch cửa gan.
- Xơ gan do chế độ ăn uống không hợp lý
Những người bị bệnh béo phì hay thừa cân rất dễ bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ và có thể phát triển thành xơ gan.
3. Các biến chứng do xơ gan gây ra
Xơ gan có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hoá có nguyên nhân là do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản. Các triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là buồn nôn, ói ra máu, đại tiện phân đen và có mùi rất khó chịu.
Những trường hợp mà bị mất máu quá nhiều sẽ khiến bệnh nhân bị chóng mặt nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Phù chân và chướng bụng
Những trường hợp bệnh nhân xuất hiện biến chứng này, thì có thể bệnh xơ gan đã ở vào giai đoạn cuối, gây đau đớn, khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt đối với người bệnh.
Khi đó, bệnh nhân xơ gan cần phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và điều trị của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế sự phát triển của bệnh.
Hôn mê gan hay bệnh gan não
Hôn mê gan là tình trạng mất một phần chức năng não xảy ra khi gan không thể đào thải các độc tố mà cụ thể là amoniac ra khỏi máu.
Các triệu chứng của biến chứng này phải kể đến như hay quên, mất trí, lơ mơ, cảm thấy buồn ngủ…
Suy thận hay hội chứng gan thận
Suy thận làm cho người bệnh gan đi tiểu ít dần, về lâu về dài sẽ dẫn đến không thể đi vệ sinh được nữa. Các triệu chứng suy thận này thường xảy ra ở người bị xơ gan giai đoạn cuối và tỷ lệ tử vong ở giai đoạn này thường khá cao.
Nhiễm trùng do vi khuẩn
Khi các chức năng của gan bị suy yếu thì có thể dẫn đến khả năng miễn dịch của cơ thể cũng bị suy giảm. Do đó, bệnh nhân bị xơ gan rất dễ bị nhiễm trùng máu và nhiễm trùng phổi…
4. Bệnh xơ gan có lây không, lây qua đường nào?
Để trả lời câu hỏi bệnh xơ gan có lây không, chuyên gia sẽ giải đáp với bạn như sau: xơ gan không phải là bệnh có thể dễ dàng lây lan từ người sang người mà phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên nhân gây bệnh kể trên. Cụ thể như sau:
– Nếu người bị xơ gan nguyên nhân là do uống rượu bia thường xuyên, tiếp xúc lâu dài với thuốc tây, thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại dài ngày thì bệnh xơ gan hoàn toàn không lây nhiễm cho người khác.
– Nếu như người bị xơ gan là do bị viêm gan virus (đặc biệt là virus B, C) thì nguy cơ lây nhiễm cho người khác qua tiếp xúc với đường máu là rất cao. Khi người thân bị nhiễm virus viêm gan từ người bệnh xơ gan thì khả năng tiến triển thành viêm gan virus mạn tính và nguy cơ xơ gan là rất cao.
Xơ gan có thể bị lây truyền qua một số con đường như sau:
- Lây từ mẹ sang con:
Khi người phụ nữ mang thai mà có tiền sử viêm gan B thì khi sinh con sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh rất cao.
- Lây qua đường tình dục:
Virus viêm gan B có thể lây truyền qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt bệnh này có khả năng lây nhiễm giữa vợ và chồng rất cao.
- Lây qua đường máu:
Tiêm hoặc sử dụng chung xilanh không sạch sẽ có thể làm lây truyền bệnh xơ gan cho người khác.
- Lây truyền qua các vết thương hở:
Khi bạn không may bị xây xước hoặc tổn thương ngoài mà có tiếp xúc trực tiếp với virus viêm gan B thì nguy cơ mắc bệnh của bạn rất cao.
5. Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh xơ gan
Để phòng ngừa lây nhiễm bệnh xơ gan, chúng ta cần chú ý tới các biện pháp sau:
- Nên duy trì đời sống tình dục lành mạnh cùng với đó là sử dụng các biện pháp an toàn trong quan hệ như bao cao su.
- Không dùng chung các dụng cụ cá nhân với người bệnh.
- Người mẹ khi bị xơ gan do viêm gan B, sau khi sinh em bé cần phải được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống virus siêu vi B ngay lập tức, tốt nhất là trong vòng 24h đầu sau khi sinh.
- Không tiếp xúc trực tiếp với máu hay chất dịch của người khác khi không có biện pháp bảo vệ. Đặc biệt là khi cơ thể có vết thương hở.
- Cân nhắc việc làm đẹp tại các cơ sở làm đẹp không uy tín
6. Phòng ngừa, điều trị bệnh xơ gan như thế nào cho hiệu quả?
6.1. Phòng bệnh
Có phòng bệnh xơ gan bằng một số biện pháp như:
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia, hút thuốc lá.
- Hạn chế ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, chất béo, protein và ưu tiên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
- Không được tự ý sử dụng thuốc, chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Cần phải đặc biệt cẩn thận khi chăm sóc người bệnh viêm gan do virus B, C.
- Tẩy sán lá gan định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tiêm phòng vacxin viêm gan.
6.2. Điều trị
Những phương pháp điều trị xơ gan phổ biến:
- Điều trị nguyên nhân: phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có hướng điều trị khác nhau.
- Điều trị bảo tồn: cho người bệnh nghỉ ngơi, bồi bổ hợp lý giúp tăng sức đề kháng.
- Điều trị xơ gan cổ trướng: chọc hút dịch ở bụng, có thể hỗ trợ trong điều trị xơ gan giai đoạn cuối.
Bệnh xơ gan nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể xảy ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, việc thăm khám cũng như chẩn đoán bệnh sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và hạn chế các biến chứng của bệnh.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi xơ gan có lây không. Hy vọng rằng những kiến thức trên có thể trang bị cho bạn thêm kĩ năng để phòng ngừa xơ gan, bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh này.
XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả