Viêm thực quản trào ngược độ A là gì? Cách điều trị thế nào?
Viêm thực quản trào ngược độ A là căn bệnh ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây khi con người ngày càng chịu nhiều áp lực công việc, cuộc sống. Vậy viêm thực quản trào ngược độ A có triệu chứng như thế nào, nguyên nhân do đâu và cách điều trị ra sao? Những thắc mắc này sẽ được Genk STF giải đáp dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung bài viết
1. Viêm thực quản trào ngược là gì? Gồm những cấp độ nào?
Viêm thực quản trào ngược chính là tình trạng dịch vị axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và làm cho thực quản bị viêm. Bệnh được chia thành 5 cấp độ từ nhẹ đến nặng lần lượt:
1.1. Viêm thực quản độ A
Ở độ A, tại niêm mạc thực quản đã xuất hiện vết xước nhưng kích thước nhỏ. Biểu hiện chính của bệnh là ợ chua và nóng rát sau xương ức. Thế nhưng, các triệu chứng sẽ chuyển nặng hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng như khó thở, ho, cả vùng hầu họng nóng rát, phế quản phù nề.
1.2. Viêm thực quản trào ngược độ B
Tình trạng viêm xuất hiện ở nhiều vị trí, vết xước niêm mạc dài hơn 5mm. Vết xước có thể nằm rải rác hoặc hội tụ lại với nhau.
Triệu chứng của bệnh ở mức độ B sẽ nặng hơn với đặc điểm điển hình là vướng và đau khi nuốt. Tình trạng khó nuốt sẽ tăng lên khi các vết xước lành và để lại sẹo, khiến cho ống thực quản hẹp hơn.
1.3. Viêm thực quản trào ngược độ C
Ở độ C, các tế bào lót ở vùng thấp thực quản đã có sự thay đổi cả về màu sắc và thành phần. Nguyên nhân là sự tiếp xúc với axit dạ dày trào ngược lâu và nhiều khiến các tế bào này tổn thương nhiều lần. Vì thế, các triệu chứng điển hình là ợ nóng thường xuyên, đau tức ngực, khó nuốt, nôn ra máu, phân đen,…
1.4. Viêm thực quản độ D
Viêm thực quản độ D xảy ra lòng thực quản xuất hiện các vết sẹo, viêm loét sâu và mức độ tổn thương trên 75%. Ở độ D khả năng chuyển sang ung thư thực quản là rất cao. Vì thế, để chẩn đoán xác định, người bệnh cần làm xét nghiệm mô tế bào.
1.5. Viêm thực quản độ M
Viêm thực quản độ M hội tụ đầy đủ các triệu chứng của các giai đoạn kể trên và đây là giai đoạn cuối của bệnh. Ở độ M, biến chứng ung thư là hoàn toàn xảy ra. Lúc này, người bệnh đau đớn nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi, uể oải và không muốn ăn uống gì. Nếu không áp dụng phương pháp điều trị một cách triệt để và quyết liệt thì sẽ rất nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong.
2. Hiểu thế nào về viêm thực quản trào ngược độ A
Viêm thực quản độ A là nhẹ nhất và khả năng chữa dứt điểm rất cao nếu người bệnh phát hiện ở ngay cấp độ này. Ở cấp độ này, khi dịch vị dạ dày tác động lên sẽ làm cho niêm mạc thực quản bị tổn thương với đặc điểm là xuất hiện vết xước nhỏ dưới 5mm.
Vùng tổn thương có thể xuất hiện ở vị trí kéo dài từ dạ dày đến thực quản. Vì tổn thương còn nhỏ nên khả năng người bệnh sẽ phục hồi nhanh nếu được điều trị kịp thời và các biến chứng gây ra cũng rất ít, thậm chí là không có.
3. Viêm thực quản trào ngược độ A có nguyên nhân do đâu?
Nắm được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp điều trị đạt hiệu quả cao và có được biện pháp phòng bệnh tốt hơn. Theo đó, viêm thực quản trào ngược độ A có thể xuất phát từ một trong các nguyên nhân phổ biến sau:
3.1. Rối loạn vòng thực quản
Tên gọi khác của vòng thực quản là cơ thắt dưới. Đây là chính vách ngăn giữa dạ dày và thực quản, có tác dụng là ngăn không có sự trào ngược từ dịch vị dạ dày lên thực quản.
Vòng thực quản sẽ mở ra để thức ăn đi xuống khi chúng ta nuốt thực quản. Sau đó, vòng này sẽ đóng lại để ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày lên thực quản. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng rối loạn vòng thực quản, tức việc đóng và mở cơ thắt dưới không theo quy luật sẽ tạo điều kiện cho dịch vị dạ dày trào lên thực quản. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến viêm thực quản trào ngược.
3.2. Thoát vị cơ hoành
Cơ hoành có đặc điểm ở dạng vòm với tác dụng là phân chia lồng ngực và khoang bụng. Khi xảy ra tình trạng thoát vị cơ hoành thì trên phía lồng ngực sẽ có một phần dạ dày bị đẩy lên và dẫn đến hiện tượng rỗng dạ dày. Lúc này, vùng bụng sẽ chịu áp lực tăng lên và dẫn đến viêm thực quản trào ngược.
3.3. Một số yếu tố khác
Ngoài 2 nguyên nhân chính trên thì một số yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm thực quản trào ngược:
- Những đối tượng mắc một số bệnh lý như đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày tá tràng, giảm nhu động ruột.
- Những người béo phì, thừa cân, phụ nữ mang thai.
- Sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài với liều lượng cao.
- Chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều đồ ăn chiên xào, đồ cay nóng, lạm dụng nước uống có cồn, có gas…
4. Viêm thực quản trào ngược độ A có triệu chứng gì?
Viêm thực quản trào ngược độ A ít có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, các bạn cũng thể nhận ra một số dấu hiệu như:
- Lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn: Dịch dạ dày có tính axit nên khi trào ngược dạ dày lên thực quản thì nước bọt có tính kiềm sẽ tiết ra nhiều hơn nhằm trung hòa lượng axit dịch vị này.
- Thượng vị nóng rát: Niêm mạc thực quản sẽ bị tổn thương khi hiện tượng trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên. Vì thế, sẽ xuất hiện tình trạng thượng vị bị nóng rát và kèm theo những cơn đau âm ỉ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu bạn bị viêm thực quản độ B hoặc C chứ không dừng lại ở độ A.
- Ợ chua, ợ hơi: Nếu ợ hơi sau khi ăn no thì đây có thể là biểu hiện sinh lý bình thường. Thế nhưng, nếu mức độ ợ hơi xảy ra thường xuyên ngay cả khi lúc đói và có thể xuất hiện cả ợ chua khả năng bị viêm thực quản trào ngược là rất cao.
- Đau họng: Khi tổn thương xảy ra ở niêm mạc thực quản mà không được điều trị sớm sẽ lan rộng đến những bộ phận lân cận khác. Mà trước hết sẽ là dây thanh quản và vòm họng nên người bệnh sẽ có triệu chứng là đau họng.
- Buồn nôn: Dịch vị dạ dày tràn lên thực quản kéo theo cả thức ăn nên hệ tiêu hóa sẽ dần suy yếu. Vì thế, người bệnh thường xuyên có cảm giác khó chịu và gây ra hiện tượng buồn nôn, thậm chí kèm theo đắng miệng.
Nhìn chung, các dấu hiệu của viêm thực quản độ A khá giống với nhiều bệnh lý về tiêu hóa, nhất là đau dạ dày. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần sớm đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác cũng như có được hướng điều trị phù hợp.
5. Biến chứng nguy hiểm của viêm thực quản trào ngược độ A
Viêm thực quản trào ngược độ A mặc dù là mức độ tổn thương nhẹ và chỉ ở giai đoạn đầu. Thế nhưng, nếu bệnh không được phát hiện và xử lý kịp thời vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đó là:
- Viêm loét thực quản: Vết xước axit trào ngược theo thời gian sẽ lớn dần và ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì thế, thực quản không chỉ bị viêm mà còn xuất hiện các vết loét, khiến người bệnh mỗi khi nuốt sẽ đau nhức. Kèm theo đó là buồn nôn nhiều hơn, thậm chí là nôn ra máu.
- Hẹp thực quản: Các vết loét ở thực quản xuất hiện mà không được điều trị sẽ hình thành các mô sẹo, làm cho diện tích ống thực quản bị thu hẹp. Tình trạng hẹp thực quản làm cho người bệnh khó nuốt, mắc nghẹn, thậm chí giao tiếp gặp khó khăn.
- Barrett thực quản: Khi viêm thực quản trào ngược gây ra biến chứng nguy hiểm là barrett thực quản thì sẽ dẫn đến biến đổi cả về chất và dạng ở các mô lót thực quản. Vì thế, nguy cơ chuyển thành ung thư thực quản sẽ tăng cao.
- Bệnh răng miệng: Dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản và kéo đến tận khoang miệng có thể gây ra các bệnh về sâu răng, hôi miệng, viêm nướu.
6. Chẩn đoán viêm thực quản trào ngược độ A như thế nào?
Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng kết hợp với các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác viêm thực quản trào ngược. Dưới đây là một số xét nghiệm thường được chỉ định:
- Nội soi: Nội soi sẽ giúp bác sĩ phát hiện được những tổn thương ở niêm mạc bị viêm và đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
- Chụp X-quang: Thông qua phim chụp, bác sĩ sẽ đánh giá được ống thực quản có bị chít hẹp hay không. Mặt khác, bác sĩ sẽ xác định được vị trí bị viêm loét và mức độ tổn thương thông qua phim chụp X-quang.
- Đo áp lực và nhu động thực quản (Đo Manometry): Phương pháp này được thực hiện bằng cách đo sự co bóp của thực quản cũng như áp lực co thắt thực quản dưới để đánh giá khả năng đẩy axit xuống dạ dày như thế nào. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng áp lực của cơ thắt thực quản trên và dưới cũng như nhu động của thực quản. Từ đó, sẽ đánh giá chuẩn xác hơn về bệnh viêm trào ngược thực quản.
- Đo P.H và trở kháng 24h: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ xác định khi nào axit trào ngược và thời gian trào ngược trong bao lâu. Đồng thời, cũng theo dõi trong thực quản có lượng axit như thế nào.
- Đo điện thế niêm mạc đường tiêu hóa trên: Phương pháp này sẽ đánh giá được thực quản bị viêm niêm mạc như thế nào do axit trào ngược từ dạ dày lên.
- Kỹ thuật Peptest – định lượng pepsin trong nước bọt: Phương pháp này sẽ được thay thế cho kỹ thuật nội soi thực quản ở một số đối tượng là trẻ em, phụ nữ mang thai.
7. Điều trị viêm thực quản trào ngược độ A bằng phương pháp nào?
Viêm thực quản độ A có thể mang lại hiệu quả tối ưu nếu được điều trị tích cực và đúng cách. Một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay đó là:
7.1. Sử dụng thuốc Tây
Mục đích của thuốc Tây là giảm và ức chế phản ứng viêm, ngăn ngừa sự kích thích của dạ dày nhằm hạn chế dịch vị axit được tiết ra. Một số loại thuốc thường dùng bao gồm:
- Thuốc trung hòa axit dịch vị. Có thể kể đến một số loại thuốc như Carbonate monosodique, Phosphalugel, Gasterine, Barudon,…
- Thuốc ức chế bơm proton giảm sản sinh axit dịch vị. Thường dùng là Cimetidine, Ranitidine.
- Thuốc hỗ trợ nhu động, có thể kể đến như Metoclopramid…
- Thuốc tạo màng để bảo vệ niêm mạc thực quản như Alginat…
Lưu ý: Sử dụng thuốc Tây y cần tuân thủ theo đúng liệu trình, liều lượng mà bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả cao. Tuyệt đối không tự ý thêm bớt liều lượng sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe và phản tác dụng của thuốc.
7.2. Thuốc Đông y
Viêm thực quản trào ngược độ A với tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ nên có thể sử dụng thuốc Đông y để điều trị. Đông y có đặc điểm là sử dụng các thảo dược thiên nhiên nên lành tính, an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt, cơ chế điều trị là tác động vào căn nguyên gây bệnh nên cho hiệu quả lâu dài.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa viêm thực quản độ A thường được áp dụng:
Bài thuốc 1
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Khôi tía: 16g
- Mỗi vị thuốc 12g, gồm: Loét mồm, tam thất nam, cỏ lào.
- Mỗi vị thuốc 10g, gồm: Khương hoàng, cam thảo.
Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên đi sắc lấy nước. Gạn lấy nước uống làm 2 lần/ngày. Uống trước bữa sáng và trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị các vị thuốc:
- Ngũ sắc: 14g
- Mỗi vị thuốc 8g, gồm: Tía tô, bạch truật, trần bì, sinh khương, hoài sơn.
- Mỗi vị thuốc 6g, gồm: Lá lốt, chỉ xác, biển đậu.
- Mỗi vị thuốc 16g, gồm: Xương bồ, hoàng kỳ.
- Mỗi vị thuốc 10g, gồm: Đương quy, sâm đại hành.
- Lá đắng: 12g.
Cách thực hiện: Sơ chế các vị thuốc trên cho sạch rồi đem sắc cùng nước để uống. Uống sau bữa ăn với tần suất là 2 ngày/thang.
Bài thuốc 3
Chuẩn bị các vị thuốc:
- Mỗi vị thuốc 16g, gồm: Hắc táo nhân, phòng sâm.
- Mỗi vị thuốc 12g, gồm: Bạch truật, bán hạ chế.
- Mỗi vị thuốc 10g, gồm: Hoài sơn, liên nhục, viễn chi.
- Mỗi vị thuốc 8g, gồm: Chỉ xác, ngưu tất.
- Trần bì: 6g.
- Cam thảo: 4g.
Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc chung với 1 lít nước. Đun sôi thì hạ nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 500ml nước thì tắt bếp. Chia nước thuốc làm 3 phần và uống sau bữa ăn chính.
Lưu ý: Người bệnh nên trực tiếp thăm khám các lương y để được chẩn đoán mức độ bệnh. Từ đó, các lương y sẽ gia giảm, thêm bớt các vị thuốc với liều lượng phù hợp.
8. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị viêm thực quản trào ngược độ A
Để gia tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp dưới đây:
8.1. Áp dụng một số mẹo dân gian
Ở độ A, viêm thực quản trào ngược với các triệu chứng nhẹ nên có thể áp dụng một số mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng. Có thể kể đến một số thảo dược có tác dụng tốt đối với bệnh như nghệ tươi, chè dây, gừng ngâm giấm táo, lô hội, cam thảo…
8.2. Thay đổi lối sống
Một lối sống khoa học và lành mạnh sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Từ đó, hỗ trợ quá trình điều trị nhanh đạt kết quả cao. Do đó, người bệnh nên chú ý những nguyên tắc quan trọng sau:
- Tích cực bổ sung trái cây, rau xanh vào thực đơn hàng ngày. Hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống chứa kích thích, có cồn, có ga…
- Nên uống đủ mỗi ngày 2 – 2,5 lít nước. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng các loại nước lành mạnh như nước lọc, nước đun sôi để nguội, trà hoa, sinh tố trái cây, nước ép rau củ quả…
- Thực hiện ngủ đúng giờ, tránh thức khuya. Trong phòng ngủ cần tránh để các thiết bị điện tử gần giường để giúp có giấc ngủ sâu, không gây hại sức khỏe.
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực cho thực quản bị viêm và giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
- Nên chế biến các món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. Khi ăn nên nhai kỹ.
- Người bệnh không nên nhằm ngay sau khi ăn hoặc vận động mạnh, không nên cúi đầu quá lâu để hạn chế axit trào ngược.
- Tuyệt đối không dùng thuốc bừa bãi khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Luyện tập thể dục, vận động điều độ để tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch nhằm hỗ trợ chống chọi, đẩy lùi bệnh tật tốt hơn.
- Để giảm triệu chứng trào ngược axit, người bệnh nên thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ, kê cao gối,…
Kết luận
Viêm thực quản trào ngược độ A là mức độ nhẹ của viêm thực quản trào ngược. Do đó, người bệnh cần sớm phát hiện và điều trị tích cực ngay từ giai đoạn này để điều trị dứt điểm, cải thiện chất lượng cuộc sống. Genk STF hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích để mọi người sớm thoát khỏi căn bệnh này.
XEM VIDEO: BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa