Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng ra sao? Điều trị thế nào?

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh khiến các bậc phụ huynh lo lắng khi bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cũng như sức khỏe của bé. Vậy viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có triệu chứng như thế nào để sớm phát hiện và có hướng điều trị kịp thời, đúng cách. Các bậc cha mẹ hãy cùng Genk STF tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Thế nào là viêm phế quản ở trẻ sơ sinh?

Tên gọi khác của viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh sưng cuống phổi. Đây là căn bệnh đường hô hấp dưới xảy ra khi niêm mạc phế quản bị viêm. Tình trạng này gây ra những cơn ho ở trẻ, kèm theo sổ mũi, đau họng.

Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp phổ biến ở trẻ sơ sinh

Viêm phế quản có đối tượng dễ mắc ở đây là trẻ sơ sinh, những trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương hay sinh non. Ngoài ra, những trẻ đang bị ho gà, bệnh cúm, sởi… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Viêm phế quản ở trẻ em thường được phân thành nhiều dạng khác nhau. Chủ yếu là các dạng sau:

  • Viêm tiểu phế quản: Đây là tình trạng phổi nhiễm trùng khiến cho tiểu phế quản của phổi bị tắc nghẽn. Bệnh xuất hiện chủ yếu khi thời tiết thay đổi thất thường.
  • Viêm thanh khí phế quản: Đây là tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp. Bệnh có nguy cơ tiến triển gây ra viêm phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh làm cho khí quản, thanh quản bị kích ứng, sưng to, làm tắc nghẽn đường hô hấp. Vì thế, trẻ sẽ có dấu hiệu ho dữ dội.
  • Viêm phế quản cấp: Xảy ra khi ống phế quản trong phổi bị sưng, viêm, khiến trẻ ho nhiều, khó thở, thở nhanh…
  • Viêm phế quản bội nhiễm: Viêm phế quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tiến triển sang thể bội nhiễm. Ở mức độ này, bệnh dễ gây biến chứng nguy hiểm và khó khăn hơn cho việc điều trị.

2. Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh do nguyên nhân nào?

Nắm rõ nguyên nhân gây viêm phế quản sẽ giúp cha mẹ phòng ngừa bệnh hiệu quả cho con. Trong khi đó, các bác sĩ khi biết chính xác đâu là lý do khiến trẻ bị viêm phế quản sẽ có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây viêm phế quản trẻ sơ sinh:

Do nhiễm khuẩn

Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị viêm phế quản. Những loại vi khuẩn luôn luôn có mặt ở họng và khoang mũi là tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn… Những loại vi khuẩn này luôn tìm cách tấn công, xâm nhập sâu hơn vào cơ thể để gây bệnh. Do đó, khi hệ miễn dịch, sức đề kháng của trẻ bị suy yếu sẽ là cơ hội để những vi khuẩn trên phát triển và gây viêm phế quản.

Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản ở trẻ

Không khí ô nhiễm

Nếu môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá, hóa chất như sơn bàn ghế, sơn tường… sẽ khiến hệ hô hấp còn non nớt bị ảnh hưởng. Sau một thời gian những tác nhân này sẽ gây ra viêm phế quản ở trẻ sơ sinh.

Thay đổi thời tiết

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên cơ thể không dễ dàng thích nghi khi thời tiết thay đổi đột ngột. Vì thế, vào thời điểm giao mùa hay thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh sẽ khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh về hô hấp, trong đó có viêm phế quản.

3. Viêm phế quản trẻ sơ sinh có dấu hiệu thế nào?

Viêm phế quản trẻ sơ sinh với dấu hiệu ban đầu là sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ và ho. Kèm theo đó, trẻ khó thở, thở khò khè, nôn trớ, bỏ bú nên gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Các triệu chứng trên sẽ diễn ra trong khoảng 3 ngày thì sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát. Lúc này, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn là:

  • Trẻ ho nhiều, ho có đờm, các cơn ho thắt và kèm theo sổ mũi. Nước mũi có màu vàng hoặc xanh.
  • Trẻ sốt cao hơn, thường là sốt trên 38,5 độ C, thậm chí là lên đến 40 độ C. Trẻ sốt cao dẫn đến li bì, co giật. Lúc này, việc sử dụng thuốc hạ sốt cũng không thuyên giảm.
Viêm phế quản gây sốt cao ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thường bị tiêu chảy do sốt cao. Kèm theo đó là tình trạng nôn trớ, chán ăn.
  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, không muốn chơi đùa.
  • Chứng khó thở, khò khèn ngày càng nặng hơn với biểu hiện là lồng ngực bị co thắt cùng hiện tượng rút lõm ở dưới xương ức.
  • Nếu bệnh nguy hiểm và trở nặng, sẽ xuất hiện tình trạng quanh môi, đầu lưỡi hoặc toàn thân bị tím tái.

4. Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản cần điều trị thế nào?

Cha mẹ cần chú ý theo dõi và để ý những triệu chứng bất thường ở cơ thể trẻ. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh cần làm tốt những vấn đề sau để hỗ trợ điều trị và chăm sóc trẻ tốt hơn:

  • Giữ ấm cho trẻ là vấn đề cần được quan tâm hàng ngày, nhất là vùng cổ ngực, gan bàn chân.
  • Tăng cường cho trẻ bú với số cữ nhiều hơn và lượng sữa cho bú cũng tăng lên nhằm giúp cải thiện sức đề kháng của bé, hỗ trợ điều trị viêm phế quản tốt hơn.
Cho trẻ bú nhiều hơn nhằm tăng cường sức đề kháng
  • Cho trẻ uống thêm nước ấm để giúp làm ẩm đường khí quản hơn. Tránh cho trẻ nằm phòng điều hòa trong thời gian đang bị bệnh.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên nhằm giúp đường thở của bé dễ chịu hơn.
  • Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, cha mẹ hãy chườm ấm toàn thân cho trẻ để hạ sốt. Nếu sốt cao trên 38,5 độ C, hãy sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian.
  • Trẻ sơ sinh chưa thể tự khạc đờm nên bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc thuốc loãng đờm nhằm làm thông thoáng hơn đường dẫn khí của trẻ.

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh cần được điều trị đúng cách và kịp thời. Bệnh để lâu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm và tái phát nhiều lần sẽ càng khó điều trị hơn. Do đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi thăm khám bác sĩ để tránh các biến chứng xấu, gây hại cho sức khỏe:

  • Trẻ bị sốt cao, li bì, cơ thể có dấu hiệu tím tái.
  • Trẻ thở mạnh, nhịp thở nhanh.

5. Phòng ngừa viêm phế quản trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Viêm phế quản ở trẻ sinh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những biện pháp hữu ích sau:

  • Trong 6 tháng đầu nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất có lợi trong việc tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ nằm phòng điều hòa ở nhiệt độ rất thấp và có sự chênh lệch quá cao so với bên ngoài.
  • Khi thời tiết giao mùa hoặc vào mùa lạnh, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho cơ thể bé.
  • Thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng cho bé nhằm ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn.
Thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng để phòng bệnh viêm phế quản cho trẻ
  • Bảo vệ trẻ tránh xa khói thuốc lá thuốc. Hạn chế để bé tiếp xúc với các chất dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, khói bụi, hóa chất…
  • Không gian sống và nơi nằm của bé cần phải thoáng đãng, sạch sẽ. Do đó, cha mẹ cần chú ý vệ sinh thường xuyên nhà ở và không gian xung quang.
  • Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người. Cách ly trẻ với những người có dấu hiệu bị ốm nói chung và bệnh viêm nhiễm đường hô hấp nói riêng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát để nhận biết sớm dấu hiệu trẻ mắc bệnh nhằm có phương hướng chăm sóc, điều trị kịp thời. Từ đó, giúp trẻ sớm khỏe mạnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do viêm phế quản gây ra.

XEM VIDEO: “VTC6: BỨC THƯ GỬI CON TRAI MẮC UNG THƯ CỦA NGƯỜI MẸ TRẺ”

https://www.youtube.com/watch?v=rB_imc7Oa9o