Viêm phế quản mãn tính là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Viêm phế quản mãn tính là bệnh về đường hô hấp dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Vậy viêm phế quản mãn tính nguy hiểm ra sao? Chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp nào? Những thắc mắc này sẽ được Genk STF giải đáp dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu.

1. Viêm phế quản mãn tính là gì?

Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp dưới. Khi mới mắc, bệnh ở thể cấp tính – tức giai đoạn đầu với các triệu chứng nhẹ, dễ điều trị khỏi hẳn nếu phát hiện sớm, chữa trị tích cực. Thế nhưng, nếu bệnh không được điều trị đúng cách hoặc để kéo dài mà không phát hiện ra sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn và chuyển sang viêm phế quản mãn tính.

Viêm phế quản mãn tính ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh

Ở thể mãn tính, các triệu chứng viêm phế quản nghiêm trọng hơn, bệnh dai dẳng lên đến cả vài tháng, thậm chí nhiều năm mà không thể điều trị dứt điểm. Do bệnh kéo dài và xảy ra liên tục nên người bị viêm phế quản thể mạn tính, ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. Khi ống phế quản bị viêm kéo dài sẽ có nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

2. Viêm phế quản mãn tính có triệu chứng như thế nào?

Viêm phế quản thể mãn tính rất dễ nhận biết vì các triệu chứng lúc này đã rất rõ ràng. Bao gồm:

  • Ho kéo dài

Người mắc viêm phế quản mãn tính sẽ ho kéo dài theo đặc điểm là ho thành cơn hoặc ho húng hắng. Các cơn ho sẽ nghiêm trọng hơn khi trời lạnh, thay đổi thời tiết đột ngột, tiếp xúc khói bụi…. hay mắc những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như cảm lạnh, cảm cúm.

Ho kéo dài là triệu chứng điển hình của viêm phế quản thể mãn tính
  • Khạc đờm

Người mắc viêm phế quản mãn tính sẽ khạc ra đờm với đặc điểm đờm có màu trắng. Trường hợp người bệnh bị bội nhiễm do vi khuẩn thì đờm sẽ chuyển từ trắng sáng xanh hoặc vàng.

  • Mệt mỏi

Những cơn ho kéo dài kèm tình trạng khạc đờm khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. Mặc dù mệt mỏi nhưng đa phần người bệnh không bị sút cân.

  • Khó thở

Khi viêm phế quản kéo dài sẽ và bị viêm sẽ thu hẹp lòng phế quản. Điều này làm thành phế quản phù nề, co thắt cơ trơn phế quản nhiều hơn… Do đó, lượng không khí bị cản trở khi qua khe hẹp ở phế quản và gây ra tình trạng khó thở, thở khò khè cho người bệnh.

  • Sốt

Đa phần nếu chỉ bị viêm phế quản thể mạn tính thì người bệnh ít khi bị sốt. Thế nhưng, nếu mắc bệnh nhưng lại bị cúm thì khả năng bị sốt ở người bệnh sẽ cao hơn.

Những biểu hiện trên sẽ tái đi tái lại nhiều lần và thường xuyên xuất hiện. Mỗi đợt điều trị sẽ phải kéo dài nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

3. Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính là sự chuyển biến, phát triển từ viêm phế quản cấp. Các tác nhân làm gia tăng nguy cơ viêm phế quản thể mãn tính từ cấp tính có rất nhiều. Đó là:

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá và hít khói thuốc lá rất độc hại cho hệ hô hấp của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, phế quản. Những người trực tiếp hút thuốc lá và người gián tiếp hít khói thuốc lá sẽ có nguy cơ cao mắc viêm phế quản. 

Thuốc lá là tác nhân làm tăng nguy cơ viêm phế quản mãn tính

Sức đề kháng kém

Khi bị viêm phế quản cấp tính đồng nghĩa hệ miễn dịchsức đề kháng của người bệnh bị suy giảm. Sức đề kháng kém cộng thêm việc không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ hơn. Điều này làm cho bệnh tái phát nhiều lần và chuyển biến thành thể mãn tính.

Những đối tượng có sức đề kháng yếu là người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Do đó, khi những đối tượng này bị bệnh cần được chăm sóc cẩn thận và điều trị tích cực ngay từ giai đoạn đầu.

Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Tiếp xúc thường xuyên và liên tục với những chất kích thích hệ hô hấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính. Vì thế, những người làm việc ở mỏ than, công nhân xây dựng, làm trong ngành dệt may, điện tử… tiếp xúc nhiều với khói bụi, hóa chất, vải dệt… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra, nếu sinh sống và làm việc ở trong những môi trường ô nhiễm, không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cũng dễ làm cho hệ hô hấp bị ảnh hưởng. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm phế quản.

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày gây ra những cơn ợ nóng, ợ chua rất khó chịu. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cổ họng bị kích thích và dẫn đến viêm phế quản.

4. Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm phế quản khi đã chuyển sang thể mạn tính, tức là bệnh đã ở mức nặng hơn so với viêm phế quản cấp tính. Lúc này, người bệnh không nên chủ quan mà cần được thăm khám, điều trị kịp thời. Bởi viêm phế quản là bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp nên rất nguy hiểm.

Viêm phế quản mạn tính nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Đó là:

  • Suy hô hấp.
  • Viêm phổi.
  • Khó thở nghiêm trọng.
  • Tim bị suy yếu và ảnh hưởng đến chức năng của tim.
  • Gây xẹp phổi do tác động của bệnh làm tràn khí màng phải.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Khí phế thũng.
  • Nồng độ hồng câu tăng cao bất thường trong máu.
  • Ung thư phế quản, bệnh lao phổi, ung thư phổi.

Các biến chứng do viêm phế quản mãn tính kể trên đều rất nguy hiểm, thậm chí nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

5. Viêm phế quản mãn tính có chữa được không?

Viêm phế quản khi đã ở thể mãn tính thì việc điều trị dứt điểm là rất khó khăn. Thông thường, người bệnh sẽ phải sống chung với căn bệnh này trong thời gian dài. Tùy từng bệnh nhân mà bệnh có thể kéo dài từ 3 – 20 năm. 

Việc điều trị viêm phế quản mãn tính sẽ diễn ra theo từng đợt tái phát của bệnh. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh, độ tuổi… để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm giảm triệu chứng cho người bệnh. Đồng thời, hạn chế nguy cơ bị biến chứng. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả cao.

6. Chẩn đoán viêm phế quản thể mãn tính bằng cách nào?

Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán viêm phế quản mãn tính thông qua khám lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể như sau:

Khám lâm sàng

Hỏi thăm về tiền sử bệnh tật của người bệnh cũng như người nhà của bệnh nhân. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hỏi thăm các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Người bệnh viêm phế quản thể mãn tính khi mỗi năm bệnh nhân ho, khạc đờm kéo dài ít nhất 3 tháng và tình trạng này kéo dài liên tiếp ít nhất 2 năm.

Khám cận lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cận lâm sàng bằng các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá mức độ bệnh. Đồng thời, loại trừ các nguyên nhân do hen phế quản, giãn phế quản hay bệnh lý hô hấp khác. Những xét nghiệm thường được chỉ định bao gồm:

  • Chụp X-quang ngực, phổi: Thông qua phim chụp, bác sĩ sẽ đánh giá phổi có bị viêm hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng đánh giá được tình trạng các cơn ho có phải do viêm phế quản hay tác nhân khác.
Hình ảnh chụp X-quang ngực sẽ giúp bác sĩ đánh giá phổi có bị tổn thương, viêm nhiễm gì không
  • Xét nghiệm đờm: Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đánh giá các cơn ho có phải do viêm phế quản hay do bệnh lý họ gà hoặc các bệnh lý khác. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể tìm các dấu hiệu dị ứng thông qua xét nghiệm đờm.
  • Kiểm tra chức năng phổi: Kiểm tra phổi sẽ giúp bác sĩ đánh giá bạn có phải mắc bệnh khí phế thũng hay dấu hiệu của bệnh hen suyễn.

7. Điều trị viêm phế quản mãn tính

Bác sĩ sau khi thăm khám sẽ xác định được mức độ bệnh. Từ đó, có hướng điều trị phù hợp với từng người bệnh khác nhau. Cụ thể như sau:

Viêm phế quản mãn tính uống thuốc gì?

Thuốc Tây là phương pháp chủ yếu để điều trị viêm phế quản thể mãn tính. Các loại thuốc phổ biến thường dùng là:

  • Thuốc giãn phế quản: Loại thuốc này có tác dụng giúp đường lưu thông không khí đến phổi được mở rộng, đảm bảo người bệnh thở dễ dàng hơn. Để đưa thuốc này vào cơ thể, bác sĩ sẽ sử dụng một máy hô hấp.
  • Thuốc xoa dịu các lớp cơ ở đường thở: Điển hình là Theophylline, có tác dụng làm các cơ ở đường thở được xoa dịu, giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc thở. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được chỉ định khi thực sự cần thiết.
  • Thuốc kháng viêm: Nếu 2 loại thuốc trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng viêm loại viên nén hoặc dạng hít.
  • Thuốc kháng sinh: Viêm phế quản mạn xuất hiện những đợt cấp thường do căn nguyên vi khuẩn với triệu chứng điển hình là bệnh nhân khạc đờm màu xanh, màu vàng hoặc đờm có mủ. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng kháng sinh để điều trị với thời gian từ 7 – 10 ngày.

Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Ngoài thuốc Tây, bạn có thể sử dụng thêm bài thuốc dân gian để giảm triệu chứng, kết hợp với chế độ chăm sóc nhằm cải thiện bệnh. Những bài thuốc dân gian có ưu điểm là an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí.

Một số bài thuốc dân gian được tin dùng đó là:

  • Sử dụng gừng

Bạn có thể ngậm trực tiếp gừng tươi rửa sạch, cắt mỏng để điều trị viêm phế quản.

Nếu muốn gia hiệu quả, hãy pha gừng với đinh lăng và quế. Loại nước này không những thơm ngon, dễ uống mà còn giúp làm dịu họng, giữ ấm cơ thể, giảm ho do viêm phế quản.

Gừng có tác dụng giữ ấm cơ thể, làm dịu họng và giảm ho
  • Điều trị viêm phế quản bằng tỏi

Tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên cùng khả năng kháng viêm, sát khuẩn tốt. Do đó, bạn có thể ngậm và nhai 1 vài tép tỏi để hỗ trợ điều trị viêm phế quản. Hoặc bạn cũng làm tỏi ngâm mật ong và sử dụng đều đặn hàng ngày.

  •  Sử dụng nghệ

Nghệ có khả năng chống viêm, giảm ho, long đờm hiệu quả. Vì thế, bạn có thể giã nát nghệ, vắt lấy nước và đun sôi cùng sữa để uống hàng ngày.

Hoặc cách khác là bạn trộn tinh bột nghệ cùng mật ong rồi ăn mỗi đều đặn mỗi ngày. Hay pha trà nghệ với mật ong rồi thưởng thức cũng là cách hay để chữa viêm phế quản.

Lưu ý: Các bài thuốc dân gian kể trên, các bạn đều có thể sử dụng nghệ, tỏi và gừng trong chế biến các món ăn hàng ngày cũng hỗ trợ điều trị viêm phế quản.

Điều trị với chương trình phục hồi chức năng phổi, phế quản

Chương trình phục hồi chức năng phổi, phế quản cũng là phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính nhằm giúp cải thiện chức năng của những cơ quan này. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập thể dục, bài tập về hô hấp. Kết hợp với đó là chế độ dinh dưỡng phù hợp.

8. Phòng ngừa tái phát cho người viêm phế quản mãn tính

Người bệnh viêm phế quản thể mãn tính rất dễ tái phát lại nhiều lần nếu không được chăm sóc tốt. Do đó, để phòng ngừa tái phát, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thăm khám chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu của viêm phế quản.
  • Tuân thủ đúng theo phác đồ, liệu trình điều trị của bác sĩ nhằm hạn chế các biến chứng cũng như sự phát triển của bệnh.
  • Luôn mang khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài nhằm giúp bảo vệ cơ thể, hô hấp hấp trước sự tấn công của vi khuẩn, bụi bẩn, ô nhiễm không khí.
Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để bảo vệ hệ hô hấp trước vi khuẩn, bụi bẩn, ô nhiễm môi trường
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích hệ hô hấp như khói bụi, thuốc lá, hóa chất…
  • Nếu thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại cần sử dụng khẩu trang và đồ bảo hộ.
  • Luôn giữ ẩm cho cơ thể, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh, cảm lạnh, cảm cúm.
  • Khi mắc các đợt nhiễm trùng hô hấp cần điều trị sớm và triệt để.
  • Chú ý tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Tích cực bổ sung nhiều trái cây, rau xanh.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày như nước lọc, nước canh, nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây, rau củ. Tránh các loại đồ uống có cồn, có gas, chất kích thích.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và làm việc để hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về viêm phế quản mãn tính. Genk STF hy vọng các bạn sẽ trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về căn bệnh này để có kế hoạch chăm sóc, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

XEM VIDEO: “VTV2 HTCB SỐ 15: HÀNH TRÌNH CÙNG CON CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ MÁU”

https://www.youtube.com/watch?v=sDtPKRtqzW8