Viêm phế quản co thắt là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị

Viêm phế quản co thắt là bệnh lý đường hô hấp, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị tích cực sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây, Genk STF sẽ giúp các bạn hiểu rõ về viêm phế quản co thắt để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

1. Hiểu thế nào là viêm phế quản co thắt?

Tên gọi khác của viêm phế quản co thắt là viêm phế quản dạng hen. Bệnh xảy ra khi sự thu hẹp lại tạm thời ở lòng ống phế quản do sự viêm và co thắt lại của các cơ quan phế quản. Cùng với đó là tình trạng tiết dịch nhầy (đờm) tăng tiết trong phổi khiến không khí lưu thông trong phổi bị cản trở. Vì thế, người bệnh xuất hiện những triệu chứng điển hình là thở khò khè, khó thở, họ khạc ra đờm,…

Viêm phế quản co thắt xảy ra ở bất cứ đối tượng nào

Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi và người già. Bởi đây là những đối tượng có sức đề kháng kém, dễ bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh. Thời điểm dễ mắc bệnh là giao mùa từ nóng sang lạnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm phế quản co thắt có nhiều nguyên nhân là tác nhân gây bệnh. Vậy đó là những nguyên nhân nào thì các bạn hãy khám phá dưới đây:

  • Virus hợp bào RSV: Loại virus này gây vi khuẩn nhiễm bội, tập trung nhiều tại phế cầu, tụ cầu hoặc liên cầu. Sau đó, chúng sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ rồi ký sinh ở họng, mũi… Chúng đợi cơ hội thuận lợi để phát triển và khiến hệ miễn dịch suy yếu, tấn công tại phế quản, phổi, dẫn đến viêm phế quản co thắt.
  • Dị nguyên từ bên ngoài: Những dị nguyên như phấn hoa, mạt bụi, ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, lông động vật… xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. 
  • Yếu tố thời tiết: Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến cơ thể không kịp thích nghi, dễ gây viêm phế quản. Hay thời tiết giao mùa cũng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn gây bệnh phát triển, xâm nhập vào cơ thể.
Thời tiết lạnh, thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt
  • Hệ miễn dịch kém: Đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phế quản co thắt. Bởi hệ miễn dịch kém sẽ tạo điều kiện để các loại virus, vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây bệnh.
  • Bản thân từng mắc bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp, hen suyễn hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh hô hấp thì bạn sẽ có nguy cơ bị viêm phế quản dạng hen cao hơn.
  • Những yếu tố khác làm tăng nguy cơ gây bệnh như cơ thể thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng; người bị rối loạn tiêu hóa. Hay cơ thể nhiễm chất hóa học, tác dụng phụ từ thuốc huyết áp, kháng sinh, NSAID, aspirin.

3. Triệu chứng viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt có những triệu chứng được đánh giá là khá giống với bệnh hen suyễn. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh:

  • Viêm phế quản co thắt gây ho

Ho là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có viêm phế quản co thắt. Người bệnh có thể ho khan, ho có đờm, ho từng tiếng hoặc ho từng cơn. 

  • Sốt

Tùy từng người bệnh mà có thể bị sốt nhẹ, sốt cao hoặc không sốt. Có những người sốt liên tục không hạ dù đã dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sẽ sốt theo từng cơn.

  • Tiết đờm

Khi hệ hô hấp bị viêm thì tiết đờm là triệu chứng điển hình. Viêm phế quản co thắt có thể gây tiết đờm màu trắng hoặc màu xanh, vàng.

  • Thở khò khè, tức ngực

Phế quản bị viêm khiến lòng ống khí quản bị thu hẹp bởi sự phù nề nên cản trở không khí đi qua thành phế quản. Bên cạnh đó, lượng đờm tiết ra nhiều cùng sự co thắt cơ trơn ở phế quản, gây khó khăn cho người bệnh khi thở. Vì thế, dấu hiệu điển hình lúc này là người bệnh khó thở, thở khò khè, tức ngực.

Viêm phế quản co thắt gây khó thở, tức ngực
  • Những biểu hiện khác

Viêm phế quản co thắt còn gây ra những biểu hiện khác là thở nhanh hơn. Cùng với đó là tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi. Nhiều người bệnh còn có biểu hiện trào ngược dạ dày, hay buồn nôn trước và sau khi ăn.

4. Viêm phế quản co thắt nguy hiểm thế nào?

Viêm phế quản co thắt là bệnh lý đường hô hấp rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Tình trạng của bệnh sẽ tiến triển nặng hơn chỉ sau 2 – 3 ngày xuất hiện các triệu chứng kể trên mà không được điều trị kịp thời. Biến chứng nguy hiểm của của bệnh nếu không được điều trị tích cực ngày từ đầu có thể kể đến như:

  • Suy hô hấp.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm phổi.
  • Xẹp phổi.
  • Bệnh có thể biến chứng thành hen suyễn.
Những biến chứng nguy hiểm từ viêm phế quản co thắt

Những biến chứng trên đều nguy hiểm và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe; thậm chí là tính mạng của người bệnh. Do đó, người bệnh không được chủ quan khi thấy dấu hiệu của viêm phế quản co thắt.

5. Viêm phế quản co thắt khi nào cần đến bệnh viện?

Bạn cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị nếu viêm phế quản co thắt ngày càng nghiêm trọng với những triệu chứng sau:

  • Sốt cao từ 38 độ C trở lên mà không có dấu hiệu thuyên giảm khi dùng thuốc hạ sốt.
  • Tình trạng ho nhiều. Kèm theo đó là lượng đờm khạc ra nhiều và đờm sẫm màu.

Ngoài ra, cần khẩn cấp đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu nếu thấy một hoặc các dấu hiệu sau:

  • Người bệnh khi thở có cảm giác đau ngực.
  • Ho ra chất nhầy nhưng có kèm theo máu.
  • Mức độ khó thở ngày càng nghiêm trọng.

6. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp nào?

Viêm phế quản co thắt cần được chẩn đoán chính xác bằng các xét nghiệm chuyên sâu. Ngoài việc hỏi thăm về các triệu chứng mà bản thân đang phải đối mặt, tiền sử bệnh tật của bản thân, gia đình; bác sĩ sẽ làm thêm những xét nghiệm khác. Đó là:

  • Chụp X-quang phổi: Hình ảnh phim chụp sẽ giúp các bác sĩ kiểm tra những dấu hiệu nhiễm trùng như viêm phổi hay nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Chụp CT-scan phổi: Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp CT-scan phổi để đánh giá chính xác những tổn thương xảy ra ở phổi.
  • Đo dung tích phổi: Thông qua việc hít thở, bác sĩ sẽ đo và kiểm tra chức năng phổi có bị ảnh hưởng, tổn thương hay không.
  • Đo lưu lượng đỉnh thở ra: Bác sẽ tiến hành kiểm tra xem sức ép của luồng khí khi thở ra ở mức bao nhiêu.

7. Phương pháp điều trị viêm phế quản co thắt

Điều trị viêm phế quản co thắt hiện nay với mục tiêu là giảm viêm nhiễm ở đường dẫn khí, góp phần loại bỏ dịch nhầy, hỗ trợ người bệnh thở tốt hơn. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, độ tuổi người bệnh để có phương án điều trị phù hợp. 

Điều trị theo nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh do virus thì đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng của bệnh để có phương án điều trị phù hợp.

Đối với nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh có kê đơn. Các loại kháng sinh phổ biến thường được dùng là nhóm macrolid, beta lactam, cephalosporin…

Thuốc kháng sinh được chỉ định nếu viêm phế quản co thắt do vi khuẩn gây ra

Điều trị triệu chứng của bệnh

Căn cứ vào triệu chứng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn loại thuốc phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Nếu người bệnh có dấu hiệu sốt trên 38,5 độ C sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc hạ sốt Paracetamol hoặc Ibuprofen.
  • Người bệnh nếu ho nhiều, nhiều đờm gây mất ngủ, mệt mỏi sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc long đờm. Loại thuốc thường dùng là N – acetylcystein.
  • Nếu cơ thể bị mất nước, bác sĩ sẽ bù nước cho người bệnh bằng cách sử dụng phương pháp điện giải oresol.
  • Thuốc giãn phế quản sẽ được sử dụng khi người bệnh có dấu hiệu khó thở. Điển hình nhất là theophylin và salbutamol.

Điều trị suy hô hấp

Nếu người bệnh có dấu hiệu suy hô hấp với đặc điểm là co rút lồng ngực mỗi khi thở, khó thở, tím tái… thì sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị suy hô hấp. Theo đó, máy thở oxy sẽ được sử dụng để hỗ trợ người bệnh dễ thở hơn.

Những phương pháp hỗ trợ điều trị

Để giúp điều trị viêm phế quản co thắt được tốt và hiệu quả hơn, bạn có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ sau:

  • Người bệnh nên uống nhiều nước ấm để giúp làm long đờm, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  • Có thể thực hiện chườm nóng đúng cách để hạ sốt nếu cơ thể sốt dưới 38,5 độ C nhằm giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn.
  • Nhỏ nước mũi sinh lý thường xuyên để vệ sinh mũi, hỗ trợ người bệnh thở dễ dàng hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng cũng là cách làm dịu cổ họng, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh ra bên ngoài. Đồng thời, giảm cảm giác đờm ở cổ họng gây ho, khó chịu.
  • Xông hơi ẩm trong phòng ngủ để người bệnh dễ thở hơn.

8. Phòng ngừa viêm phế quản co thắt bằng cách nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là nguyên tắc quan trọng để bảo vệ bản thân cũng như các thành viên trong gia đình được khỏe mạnh. Do đó, ngay từ bây giờ, các bạn hãy áp dụng những biện pháp sau để phòng ngừa viêm phế quản co thắt được hiệu quả:

  • Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý. Súc họng mỗi ngày bằng nước muối ấm 2 – 3 lần.
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ các nhóm chất thiết yếu. Chú ý tăng cường vitamin, khoáng chất để nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi. Không ăn các đồ tái hoặc chưa nấu chín để phòng ngừa nguy cơ ký sinh trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Đảm bảo không gian sống ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
  • Nói không với thuốc lá, khói thuốc lá. Tránh xa các tác nhân gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp như lông động vật, bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, hóa chất…
  • Mỗi khi ra ngoài cần đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp trước khói bụi, vi khuẩn, ô nhiễm môi trường.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để thúc đẩy trao đổi chất, tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch.
  • Rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ, nhất là mỗi khi ra ngoài về nhà; sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Kết luận

Những thông tin trên đây đã cung cấp đến các bạn các vấn đề liên quan đến viêm phế quản co thắt. Hi vọng bài viết sẽ giúp mọi người nắm được dấu hiệu của bệnh để sớm thăm khám, điều trị kịp thời. Đồng thời, bạn cần tuân thủ nguyên tắc phòng bệnh để bảo vệ cả gia đình khỏi căn bệnh viêm phế quản dạng hen này.

XEM VIDEO: Lễ ra mắt sản phẩm Trà GenK Tea – Sản phẩm dự phòng và điều trị các bệnh ung bướu

https://www.youtube.com/watch?v=YZ28dhEVlYU