Viêm phế quản bội nhiễm: Các thông tin quan trọng không thể bỏ qua

Viêm phế quản bội nhiễm là căn bệnh rất dễ gặp, nhất là trong khoảng thời gian thời tiết giao mùa từ nóng sang lạnh. Việc nắm được những thông tin cơ bản liên quan đến căn bệnh này là khá cần thiết. Nhất là đối với những gia đình có các thành viên nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc viêm phế quản bội nhiễm. Hãy để Genk STF giải đáp các vấn đề này giúp bạn qua bài viết sau!

1. Viêm phế quản bội nhiễm là gì?

Viêm phế quản bội nhiễm là hiện tượng xảy ra ở những bệnh nhân bị tái phát bệnh viêm phế quản. Nói cách khác, nếu như bệnh viêm phế quản không được điều trị triệt để thì sẽ dần chuyển sang thể nặng hơn là bội nhiễm viêm phế quản.

Viêm phế quản bội nhiễm với các triệu chứng bệnh nặng hơn viêm phế quản

Viêm phế quản bội nhiễm là một dạng bệnh của viêm phế quản nhưng các triệu chứng bệnh diễn biến nặng hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ phải đối mặt với không ít các nguy cơ biến chứng nghiêm trọng khác.

2. Nguyên nhân gây bệnh 

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm phế quản bội nhiễm là do bệnh nhân không được điều trị viêm phế quản triệt để. Việc bị bệnh kéo dài khiến cho sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Cộng thêm yếu tố các chủng vi khuẩn, virus tấn công dồn dập sẽ làm cho các triệu chứng nặng thêm.

Viêm phế quản bội nhiễm do vi khuẩn, virus

Thông thường, bệnh nhân mắc bội nhiễm viêm phế quản do các yếu tố cụ thể sau:

  • Do vi khuẩn: nhóm vi khuẩn Mycoplasma, Chlamydiae, nhóm vi khuẩn gây mủ… 
  • Do virus: Virus H5N1, virus SARS, virus cúm A, virus cúm B, Coronavirus, Rhinovirus, virus hợp bào hô hấp RSV…

3. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao?

Viêm phế quản bội nhiễm có thể xảy ra ở bất cứ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Thế nhưng, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ sinh non: Những đối tượng này có sức đề kháng non nớt, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì thế, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus gây bệnh.
Trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ cao bị bội nhiễm viêm phế quản
  • Những người mắc bệnh lý suy giảm miễn dịch, người đang mắc các bệnh lý mãn tính hoặc người có sức đề kháng yếu.
  • Người già có hệ miễn dịch suy giảm.
  • Những người sống lâu dài trong môi trường ô nhiễm hay thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất.
  • Người nghiện thuốc lá trong thời gian dài.

4. Viêm phế quản bội nhiễm có lây không?

Trong trường hợp mắc viêm phế quản do virus, việc lây lan bệnh cho người xung quanh là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Các con đường khiến cho nguy cơ lây bệnh tăng cao bao gồm:

  • Tiếp xúc gần, nói chuyện với người bệnh khi người bệnh đang hắt hơi, ho, khạc nhổ…
  • Tiếp xúc với nước bọt hoặc đờm của người bệnh.
  • Sử dụng chung các vật dụng cá nhân, ăn uống chung bát đĩa với bệnh nhân.

5. Triệu chứng của bệnh 

Bệnh có các biểu hiện của bệnh khá tương đồng với viêm phế quản nhưng ở mức độ nặng hơn. Bao gồm:

  • Ngực đau tức, khó thở. Khi nằm ngửa xuất hiện tình trạng thở khò khè, thở gấp.
  • Người bệnh bị ho có đờm dai dẳng. Quan sát kĩ màu sắc của đờm sẽ thấy có màu xanh hoặc vàng nhạt, trắng đục. Xuất hiện mùi hôi khó chịu ở đờm.
Ho dai dẳng, có đờm là triệu chứng điển hình của viêm phế quản bội nhiễm
  • Cổ họng sưng rát, khó nuốt nước bọt.
  • Đau nhức đầu, sốt râm ran trên 38,5 độ C. Tỉ lệ đáp ứng thuốc hạ sốt không cao, các cơn sốt diễn ra liên tục, khó kiểm soát.
  • Thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, uể oải.
  • Chán ăn và sút cân. Ở trẻ nhỏ còn có thể có một vài biểu hiện cụ thể khác, ví dụ như quấy khóc, bỏ ăn, nôn trớ.

6. Biến chứng nguy hiểm do viêm phế quản bội nhiễm

Các chuyên gia khuyên rằng, nếu có bất cứ các biểu hiện nào nêu trên, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để thăm khám. Việc không phát hiện bệnh sớm và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Bao gồm:

Nguy cơ suy hô hấp

Đường thở bị thu hẹp khi mắc phải viêm phế quản bội nhiễm sẽ khiến cho người bệnh bị ho và khó thở. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho hệ hô hấp bị suy yếu. Thậm chí, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, nhất là với đối tượng trẻ nhỏ có sức đề kháng thấp.

Khả năng biến chứng thành hen phế quản

Bệnh hoàn toàn có thể là nguyên nhân gây ra hen phế quản. Thực tế cho thấy, có đến 30% các trường hợp bệnh nhân bị chuyển nặng từ viêm phế quản bội nhiễm sang hen phế quản.

Biến chứng xẹp và tràn khí màng phổi

Trong trường hợp bệnh không được kiểm soát kịp thời, viêm nhiễm lan ra rộng hơn thì phổi có thể sẽ là cơ quan chịu tổn thương tiếp theo. Nguy cơ xẹp phổi hay tràn khí màng phổi đã được các chuyên gia cảnh báo tại nhiều nghiên cứu y khoa.

Tử vong

Phổi, tim có thể sẽ bị suy giảm chức năng nếu như các viêm nhiễm từ bệnh viêm phế quản không được kiểm soát kịp thời. Đặc biệt là ở những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nguy cơ này lại càng tăng cao. Biến chuyển của bệnh ở những đối tượng này cũng khá nhanh và phức tạp. Vì vậy, nguy cơ tử vong do viêm phế quản bội nhiễm mà ngành y tế ghi nhận được cũng không thấp, lên đến 79%.

7. Cách điều trị bệnh viêm phế quản bội nhiễm

Viêm phế quản bội nhiễm là căn bệnh khá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp điều trị tích cực thì hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Vậy có những cách điều trị viêm phế quản bội nhiễm ra sao thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

7.1. Điều trị theo phương pháp Tây y

Các chuyên gia y tế sẽ dựa vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân để đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Về cơ bản thì sẽ có các phương pháp như sau:

Phương pháp điều trị nguyên nhân

Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây ra viêm phế quản bội nhiễm thường là do tác động của các chủng vi khuẩn hoặc do virus. Do đó, phương pháp điều trị nguyên nhân sẽ tập trung vào việc tiêu diệt các tác nhân này.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản bội nhiễm

Một số nhóm thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng đối với bệnh nhân bị viêm phế quản bội nhiễm do vi khuẩn hoặc dự phòng bội nhiễm. Ví dụ như nhóm Cephalosporin, nhóm Quinolon, nhóm Macrolid… 

Còn với trường hợp mắc bệnh do virus, các chuyên gia sẽ hạn chế tối đa việc kê đơn kháng sinh. Thay vào đó là việc áp dụng các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể qua đường ăn uống, vận động, nghỉ ngơi khoa học.

Phương pháp điều trị triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh gây ra không ít các khó chịu, mệt mỏi cho người mắc. Vì vậy, bác sĩ cũng sẽ sử dụng thêm các loại thuốc khác để làm giảm các biểu hiện của bệnh.

Các loại thuốc thường được kê kèm bao gồm: 

  • Thuốc giãn phế quản: Một số loại thuốc thường được chỉ định như Salbutamol, Theophylline…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Phổ biến là Salbutamol, Theophylline…
  • Thuốc chống viêm Corticoid: Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc là Dexamethason, Prednisolon, Methylprednisolone,…
  • Thuốc long đờm, loãng đờm: Thường là Acetylcystein (Acemuc)…
  • Thuốc ho: Thường là Dextromethorphan, Terpin Codein…

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được kê thêm các loại vitamin và thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng.

7.2. Điều trị theo phương pháp Đông y

Trong Đông y, hiện tượng tỳ, thận, phế suy yếu làm cho cơ thể bị mất cân bằng âm dương. Từ đó, nguy cơ phong hàn và nhiệt độc xâm nhập vào cơ thể và gây nên viêm phế quản bội nhiễm là rất cao.

Dược liệu đông y điều trị viêm phế quản bội nhiễm

Để cải thiện tình trạng này, Đông y có nhiều bài thuốc rất hữu hiệu. Các loại dược liệu được sử dụng thường khá lành tính, ít có tác dụng phụ, thích hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Có thể kể đến một số bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc 1

Chuẩn bị các vị thuốc

  • Mỗi vị thuốc 16g, gồm: Bách bộ, từ uyển, kinh giới, bạch tiền.
  • Mỗi vị thuốc 8g, gồm: Cát cánh, trần bì.
  • 6g cam thảo.

Cách thực hiện: Đem các vị thuốc sắc nước thuốc, chia làm 2 lần vào sáng và tối.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị các vị thuốc:

  • 16g tô tử.
  • Mỗi vị thuốc 12g, gồm: Bán hạ, đương quy, trần bì.
  • Mỗi vị thuốc 8g, gồm: Tiền hồ, hậu phác.
  • Mỗi vị thuốc 4g, gồm: Chích thảo, quế nhục.
  • 3 lát sinh khương.

Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc lấy nước, uống làm 2 lần vào buổi sáng và tối.

Bài thuốc 3

Chuẩn bị các vị thuốc:

  • 18g thục địa.
  • Mỗi vị thuốc 12g, gồm: Sinh địa, mạch môn đông, bách hợp.
  • Mỗi vị thuốc 10g, gồm: Thược dược, bối mẫu, cam thảo.
  • Mỗi vị thuốc 8g, gồm: Cát cánh, huyền sâm.

Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem sắc cùng nước cho sôi kỹ. Mỗi ngày dùng 1 tháng, chia làm 2 lần uống vào sáng và tối.

Tuy nhiên, việc áp dụng các bài thuốc Đông y cũng cần có sự hướng dẫn, chỉ định của các chuyên gia có kinh nghiệm. Không nên tự ý phối hợp các loại dược liệu một cách tùy tiện, tránh việc chúng tương tác với nhau gây hại cho cơ thể.

7.3. Điều trị theo phương pháp dân gian

Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh có thể tham khảo thêm một số những phương pháp dân gian dưới đây để hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh:

  • Sử dụng chanh và đường phèn: Chuẩn bị 200ml nước nguội rồi thêm ½ nước cốt quả chanh vào. Tiếp tục thêm đường phèn và khuấy đều. Đem cốc nước chanh đường phèn này phơi sương 1 đêm. 5 giờ sáng hôm sau đem uống. Để mang lại hiệu quả, nên thực hiện liên tục trong 7 ngày.
  • Gừng và mật ong: Rửa sạch 1 củ gừng tươi, cạo vỏ, thái lát mỏng. Chấm gừng vào mật ong rồi nhai trực tiếp, sau đó nuốt từ từ. Với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể đem gừng xay nhiễn với mật ong, chắt lấy nước rồi cho trẻ uống.
Hỗ trợ điều trị viêm phế quản bội nhiễm bằng gừng và mật ong

Lưu ý: Những phương pháp dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh mà không thể thay thế được thuốc chữa bệnh. Vì thế, việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ vẫn là điều quan trọng mà người bệnh cần thực hiện.

8. Cách phòng ngừa viêm phế quản bộ nhiễm và chăm sóc người bệnh

Để việc điều trị bệnh nhanh chóng đạt kết quả tốt cũng như phòng ngừa bệnh, người mắc cần kiên trì phối hợp với các liệu pháp điều trị của chuyên gia. Bên cạnh đó, hãy chủ động áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng.
  • Giữ gìn đường hô hấp sạch sẽ, tránh xa khói thuốc, bụi bẩn và hóa chất.
  • Đeo khẩu trang nếu phải ra ngoài hoặc di chuyển trong môi trường không khí không đảm bảo.
  • Giữ ấm đường hô hấp, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc ngồi máy lạnh.
  • Dùng thêm máy tạo độ ẩm khi thời tiết khô hanh hoặc trong phòng mở điều hòa.
  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả và nước ấm trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Tránh các thực phẩm cay nóng, men chua, dầu mỡ và các thực phẩm khô cứng.

Kết luận

Trên đây là một số những thông tin về bệnh viêm phế quản bội nhiễm Genk STF muốn truyền tải tới các độc giả. Mong rằng nội dung bài viết hữu ích cho các bạn, nhất là những người bệnh và có người thân bị bệnh viêm phế quản bội nhiễm.

XEM VIDEO: “VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 12: HÀNH TRÌNH CỦA YÊU THƯƠNG MANG LẠI KỲ TÍCH CHO BÉ TRAI UNG THƯ MẮT”