Viêm màng não ở trẻ em – Những điều có thể bạn chưa biết
Viêm màng não ở trẻ em là một bệnh lý khá nguy hiểm đối với trẻ em. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị hợp lý thì bệnh có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng nhất là trên hệ thống thần kinh. Vậy thì hôm nay hãy cùng với GENK STF cùng tìm hiểu xem bệnh viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không và điều trị viêm màng não như thế nào.
Xem thêm:
Nội dung bài viết
1. Viêm màng não ở trẻ em là gì?
Viêm màng não là căn bệnh được gây ra bởi sự nhiễm trùng của lớp màng bảo vệ não và tủy sống. Nguyên nhân là do sự xâm nhập của vi trùng vào máu. Sau khi xâm nhập chúng sẽ tăng sinh trong màng não và gây bệnh.
Căn bệnh này có thể gặp ở bất đối tượng nào ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là viêm màng não ở trẻ em.
Viêm màng não ở trẻ em chủ yếu xuất hiện vào mùa nắng nóng hay lúc chuyển mùa và chủ yếu lây qua đường hô hấp.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não trẻ em
Theo các thống kê có đến 90% các trường hợp viêm màng não trẻ em là do các nguyên nhân sau:
2.1 Viêm màng não do vi khuẩn Hib (Haemophilus influenzae tuýp B)
- Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ chưa được tiêm ngừa vacxin chủng này.
- Vi khuẩn HiB cũng chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm màng não mủ ở trẻ trong khoảng từ 1 đến 3 tuổi.
- Bệnh viêm màng não trẻ em do vi khuẩn Hib chủ yếu lây từ người sang người qua đường hô hấp.
- Khi mắc bệnh này, thời gian ủ bệnh thường dưới 10 ngày.
- Viêm màng não do vi khuẩn HiB có tỷ lệ tử vong khá cao và có thể tử vong trong những ngày đầu tiên.
2.2. Viêm màng não do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae)
- Phế cầu chính là nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não.
- Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì viêm màng não do phế cầu là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi.
- Hiện nay, việc điều trị bệnh này ngày càng trở nên khó khăn bởi tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trở nên phổ biến.
2.3. Viêm màng não mô cầu (Neisseria meningitidis)
- Viêm màng não do não mô cầu có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau tại nhiều cơ quan trong cơ thể người như hệ thần kinh, mắt, đường hô hấp,…
- Tuy nhiên, hai bệnh thường gặp và nghiêm trọng hơn phải kể đến là viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết.
- Viêm màng não trẻ em do mô cầu là bệnh có khả năng lây truyền qua đường hô hấp.
- Thời gian ủ bệnh của căn bệnh này trong khoảng từ 1 đến 10 ngày.
- Bệnh thường khởi phát đột ngột với các dấu hiệu tương tự bệnh cảm như: nhức đầu, ho, đau họng,…
Tiếp đến, trẻ sẽ bị sốt cao, khoảng 39 – 40 độ C kèm theo đó là nhức đầu, buồn nôn và nôn, đau khớp, đau cơ, đặc biệt là đau ở vùng sống lưng và hai chân. Sau đó, trẻ có thể bị tụt huyết áp, mạch đập nhanh.
- Một trong những triệu chứng rất hay gặp của viêm màng não mô cầu là phát ban, chủ yếu ở các vùng nách, hông, quanh các khớp khuỷu.
Các nốt ban có dạng giống như các nốt phỏng và có thể lan rộng. Các bạn thường xuất hiện trong vòng từ 1 đến 2 ngày sau khi trẻ bị sốt.
3.Triệu chứng viêm màng não
Các triệu chứng của bệnh không điển hình và thường biểu hiện một tình trạng bệnh lý toàn thân nặng, các dấu hiệu bao gồm:
Ở trẻ sơ sinh
- Bú kém
- Suy kiệt
- Tăng kích thích
- Cơn ngưng thở
- Quấy khóc, không yên tĩnh
- Sốt hoặc hạ thân nhiệt
- Vô cảm, thờ ơ ngoại cảnh
- Co giật
- Vàng da
- Thóp phồng
- Da xanh tái
- Biểu hiện sốc
- Giảm trương lực cơ
- Khóc thét
- Hạ đường huyết
- Nhiễm toan chuyển hóa khó điều trị
Ở trẻ lớn hơn
Biểu hiện bệnh ở nhóm tuổi này tương đối điển hình hơn với các dấu hiệu như sau:
- Sốt
- Dấu nhiễm trùng, nhiễm độc
- Cứng cổ
- Tư thế ưỡn người
- Thóp phồng (nếu thóp chưa đóng kín)
- Co giật
- Sợ ánh sáng
- Nhức đầu
- Suy giảm ý thức
- Tăng kích thích
- Mệt mỏi suy nhược
- Chán ăn
- Buồn nôn và nôn vọt
- Hôn mê
Xem ngay >>> triệu chứng dấu hiệu của ung thư não
4. Dấu hiệu của viêm màng não ở trẻ em
Bệnh viêm màng não ở trẻ em thường bắt đầu với các triệu chứng như sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa, nôn, ho, chảy nước mũi…
Tuy nhiên những triệu chứng này rất phổ biến ở nhiều bệnh do vậy rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác như sốt, cảm lạnh…
Do đó, bố mẹ cần theo dõi thường xuyên tình trạng của con, nhất là khi trẻ sốt cao tới hơn 38,5 độ C.
Đồng thời, bố mẹ cũng nên chú ý khi con có một số biểu hiện bất thường như sau:
- Co giật
Trẻ sẽ có những cơn co giật ở tay, chân hoặc toàn thân. Nhưng triệu chứng này cũng có thể là co giật do trẻ sốt nên bố mẹ cũng cần theo dõi kỹ càng hơn.
- Rối loạn ý thức
Ban đầu, trẻ sẽ thường quấy khóc nhưng càng về sau khi bệnh có những triệu chứng rõ rệt thì trẻ sẽ có biểu hiện như ngủ li bì, lờ đờ và có khi còn hôn mê.
- Đau đầu
Bố mẹ nên cẩn thận nếu trẻ kêu đau đầu, bị nôn hoặc bị liệt trên mặt hoặc giảm vận động ở tay, chân, nửa người.
5. Viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm màng não ở trẻ em là một bệnh khá nguy hiểm đối với trẻ nhỏ vì có thể dẫn tới tử vong.
Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị hợp lý, trẻ có thể bị các biến chứng về tinh thần. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ như liệt người, kém phát triển trí tuệ,…
Tuy nhiên, khi trẻ được phát hiện sớm và đưa đến viện để điều trị kịp thời, bé có thể khỏi bệnh sau 7 đến 10 ngày và không để lại di chứng nào.
Do đó, việc phát hiện sớm các dấu hiệu viêm màng não ở trẻ và đưa con đi thăm khám sớm là việc làm rất cần thiết và quan trọng. Điều đó có thể giúp bé nhà bạn khỏi bệnh và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
6. Chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não
Khi phát hiện trẻ bị viêm màng não bố mẹ cần bình tĩnh và thực hiện một số việc sau:
- Bố mẹ nên cho trẻ ở nơi thoáng mát, yên tĩnh
- Tìm cách hạ sốt và hạ nhiệt cho cơ thể trẻ
- Nếu trẻ bị nôn thì nên đặt trẻ nằm nghiêng để tránh trường hợp chất nôn bị tràn vào phổi gây ra tình trạng khó thở cho trẻ.
- Tuy nhiên, biện pháp tốt nhất vẫn là đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh viêm màng não.
7. Chẩn đoán viêm màng não ở trẻ em
Nói chung, chọc dịch não tuỷ nên được tiến hành khi chẩn đoán viêm màng não ở nhũ nhi.
Các xét nghiệm DNT điển hình trong viêm màng não vi khuẩn bao gồm
- Số lượng bạch cầu (BC) cao (> 500 TB / μL khoảng, 10.000 đến 20.000 BC] với ưu thế của bạch cầu đa hạt nhân [> 80%])
- Protein tăng cao (> 100 mg / dL)
- Glucose thấp (
- Nhuộm Gram có thể cho thấy các sinh vật trong DNT trong viêm màng não vi khuẩn. Mặc dù các xét nghiệm có thể rất đa dạng, trẻ nhũ nhi bị viêm màng não vi khuẩn rất hiếm khi có DNT bình thường khi khám.
- Trẻ nhũ nhi cũng nên có 2 lần cấy máu (nếu có thể), điện giải huyết thanh, công thức máu và xét nghiệm nước tiểu và cấy nước tiểu.
Tuy nhiên, chọc dịch não tuỷ có thể bị tạm dừng thực hiện vì những lý do sau:
- Trẻ gặp các vấn đề quan trọng về hô hấp tim mạch trên lâm sàng
- Trẻ có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, bao gồm thay đổi võng mạc; thay đổi phản xạ ánh sáng; cao huyết áp,…
- Có nghi ngờ tổn thương nội sọ, bao gồm sự xuất hiện diện của các thương tích có thể nhìn thấy, đặc biệt ở đầu
- Nhiễm trùng tại vị trí chọc dịch não tuỷ
- Bị nghi ngờ hoặc có tiền sử rối loạn chảy máu
Trong những trường hợp này, cần phải thực hiện cấy máu và cần phải dùng kháng sinh cho đến khi thực hiện chọc dịch não tuỷ.
8. Bệnh viêm màng não ở trẻ em có chữa được không?
Nếu như trẻ có hệ miễn dịch tương đối khỏe mạnh thì khi bị viêm màng não, cơ thể của bé có thể tự sản sinh ra đủ kháng thể để chống lại bệnh.
Bình thường, các bác sĩ sẽ đơn thuốc để điều trị cho bé, nhất là trẻ sơ sinh.
Trong một số trường hợp khác bệnh nghiêm trọng hơn, bé nhà bạn có thể phải nhập viện trong vài ngày để bác sĩ theo dõi sự tiến triển của các triệu chứng, đặc biệt là với các trẻ nhỏ. Điều này giúp các bác sĩ có thể kịp thời ngăn chặn các biến chứng xấu nhất có thể xảy ra như tổn thương não, mất thính lực,…
Nếu nguyên nhân viêm màng não ở trẻ là do vi khuẩn, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bé sử dụng một số loại kháng sinh mạnh. Đối với trẻ sơ sinh, các con thường phải điều trị trong viện khoảng 2 tuần.
Bệnh viêm màng não ở trẻ là bệnh rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm trong giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi bệnh cho trẻ là khá cao, khoảng 85%. Điều này chính là nguyên nhân giải thích vì sao các bác sĩ thường khuyến cáo bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay nghi ngờ con bị viêm màng não.
9. Cách phòng ngừa viêm màng não ở trẻ em
Để ngăn ngừa bệnh viêm màng não cho trẻ, bạn nên:
- Rèn luyện cho bé có thói quen rửa tay thường xuyên
- Nuôi dưỡng trẻ bằng chế độ dinh dưỡng tố để giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ
- Bố mẹ chỉ cho con ăn thức ăn đã được nấu chín hoặc đã được tiệt trùng. Với trái cây, bạn nên cho bé ăn hoa quả đã được rửa sạch.
- Dạy cho trẻ biết che miệng khi ho hay hắt hơi.
- Tập cho trẻ thói quen biết đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài
- Dạy cho con không nên ăn đồ ăn và dùng chung thìa muỗng với người khác
- Ngoài ra, để phòng ngừa một số bệnh viêm màng não do vi khuẩn bố mẹ nên cho con đi tiêm vacxin phòng ngừa viêm màng não.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm màng não ở trẻ em mà GENK STF cung cấp cho bạn. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp các bố mẹ có kiến thức để bảo vệ cho các con trước căn bệnh này!
XEM VIDEO: BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa