Bật mí những điều nên biết về bệnh viêm lưỡi bản đồ

Viêm lưỡi bản đồ là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Có lây không và điều trị như thế nào? Và còn rất nhiều những thắc mắc khác xung quanh vấn đề này mà không phải ai cũng biết. Vậy nên, GenK STF sẽ đem đến những thông tin hữu ích về viêm lưỡi bản đồ trong bài viết sau đây.

1. Viêm lưỡi bản đồ là gì? Dịch tễ của bệnh

Hình ảnh lưỡi khi bị bệnh

Viêm lưỡi bản đồ là một dạng viêm lành tính trên lưỡi. Khi bị bệnh, trên bề mặt lưỡi xuất hiện những vết có màu đỏ sậm ở phía bên trong và được bao bởi viền có màu trắng.

Các vết này làm mất đi gai lưỡi, khiến cho vùng lưỡi bị bệnh trở nên trơn bóng hơn bình thường. Ban đầu, bệnh xuất phát với một vết hoặc một vài vết nhỏ, sau đó lan rộng tạo thành những đường ngoằn ngoèo khiến cho bề mặt lưỡi nhìn như hình bản đồ địa lý.

Về dịch tễ: Theo các nghiên cứu cho thấy bệnh này xảy ra ở khoảng 2% dân số. Nó có thể xảy ra ở tất cả mọi nơi, không phân biệt chủng tộc hay tuổi tác và ở cả hai giới tính. Tuy nhiên tỷ lệ bị bệnh ở phụ nữ thường cao hơn đàn ông và mặc dù bệnh thường xuất hiện lúc nhỏ nhưng lại thường xuyên tát phát ở người lớn.

2. Nguyên nhân gây viêm lưỡi bản đồ

Hiện này vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, một số yếu tố sau có thể là lý do của bệnh như:

  • Người bị bệnh tiểu đường, thiếu máu, dị ứng hay bệnh da mãn tính như vảy nến, eczema.
  • Tâm lý căng thẳng.
  • Di truyền: Trong gia đình có tiền sử nhiều người bị viêm lưỡi bản đồ thì khả năng mắc bệnh cũng cao hơn so với bình thường.
  • Hệ nội tiết: Sự thay đổi nội tiết khi đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình mang thai.
  • Thực phẩm có chất kích thích.

3. Triệu chứng khi bị viêm lưỡi bản đồ. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi bị bệnh, người bệnh có thể thấy một số triệu chứng như:

  • Gai nhỏ, màu trắng lưỡi mất đi và xuất hiện những ban đỏ có nhiều hình dạng khác nhau.
  • Các vết có viền màu trắng ngà hoặc màu tro, hơi gồ lên cao và tạo thành ranh giới rõ rệt với phần niêm mạc lưỡi không bị bệnh.
  • Xuất hiện tình trạng lưỡi bị kích thích khi ăn uống, đặc biệt là lúc ăn các đồ cay, nóng.
  • Trường bị nhiễm trùng thì xuất hiện cảm giác đau khi ăn.

Viêm lưỡi bản đồ thường nhẹ và có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên. nếu bạn bị bệnh kéo dài ( > 10 ngày) hay các triệu chứng nặng hơn, có tổn thương trên lưỡi thì nên đi khám để được điều trị kịp thời.

4. Viêm lưỡi bản đồ có lây không? Cách chẩn đoán

4.1. Bệnh này có nguy hiểm không? Có thể lây không?

Như đã nói, viêm lưỡi bản đồ là một bệnh lành tính, nó gần như không gây ra các biến chứng nặng hay các bệnh nguy hiểm. Đồng thời bệnh này cũng không lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và gây ngại ngùng cho người bệnh trong giao tiếp.

4.2. Chẩn đoán

Để chẩn đoán được bệnh viêm lưỡi bản đồ, bác sĩ có thể thực hiện một số thao tác như soi lưỡi, kiểm tra màu sắc và tính chất lưỡi. Bên cạnh đó, các xét nghiệm có thể được chỉ định để xác định một số nguyên nhân như dị ứng, thiếu máu…

Bác sĩ thực hiện các thao tác kiểm tra lưỡi

5. Phương pháp điều trị viêm lưỡi bản đồ

Phần lớn bị viêm lưỡi bản đồ không cần sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, khi người bệnh bị các triệu chứng gây khó chịu thì bác sĩ có thể cho sử dụng một số thuốc để giảm bớt như thuốc giảm đau, thuốc bôi…

5.1. Một số mẹo dân gian chữa viêm lưỡi bản đồ

Những mẹo này thường sử dụng những nguyên liệu dễ tìm cùng với cách làm đơn giản, dễ thực hiện, tương đối an toàn và có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ.

  • Sử dụng rau ngót: Giã nát lá rau ngót đã được rửa sạch để thu lấy nước cốt. Dùng phần nước cốt rau ngót này để rơ lưỡi cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Nên thực hiện 2-3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.
  • Nước trà xanh: Lá trà xanh sau khi được rửa sạch, để ráo thì đem vò nát và đun sôi với nước. Lọc lấy phần nước, đợi nguội thì dùng để làm sạch lưỡi cho bé. Cách này được khuyến cáo không nên sử dụng với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Cỏ mực kết hợp với lá hẹ để điều trị viêm lưỡi bản đồ ở người lớn. Rễ cỏ mực cùng với lá hẹ tươi được loại bỏ các phần thừa, rửa sạch và để ráo nước. Thái ngắn rồi cho vào xay hoặc giã, lọc bã thu nước cốt. Thêm một ít mật ong vào phần nước cốt thu được, khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp thu được để bôi lên phần lưỡi bị bệnh.
  • Lá mít: Rửa sạch, phơi 2-3 nắng để cho khô, rồi hơ lá bằng chảo nóng hoặc trên lửa. Sau đó giã hoặc cán thành bột mịn, trộn phần bột này với mật ong và dùng 2-3 lần/ngày để tưa vùng lưỡi bị viêm lưỡi bản đồ.
Trà xanh có thể dùng để chữa bệnh viêm lưỡi bản đồ

5.2. Dùng nước muối sinh lý và natri bicacbonat

  • Nước muối sinh lý: Với đặc tính sát khuẩn, nước muối sinh lý có khả năng hỗ trợ điều trị viêm lưỡi bản đồ. Dùng để thấm vào gạc, khăn mềm rồi đem đi rơ lưỡi hoặc dùng trực tiếp để rửa mũi họng (2-3 lần/tuần)
  • Dùng natri bicarbonat: Hay còn được gọi là thuốc muối. Pha 50g thuốc muối vào khoảng 100ml nước đun sôi để nguội. Sau đó cho vào lọ bảo quản, dùng tăm bông để thấm vào dung dịch này và bôi vào vết loét trên lưỡi.

5.3. Các bài thuốc y học cổ truyền chữa nấm lưỡi bản đồ

Một số bài thuốc sau được đánh giá cao, an toàn và có khả năng chống tái phát bệnh, phù hợp với nhiều đối tượng:

  • Bài thuốc số 1: Bài thuốc này gồm các vị dược liệu vỏ xoài, dương xỉ, hoàng liên, cây gai tỵ. Chuẩn bị và làm sạch các dược liệu này, đem đi đun với khoảng nửa lít nước. Đun cho tới khi nước còn khoảng 1 bát con, và dùng để súc miệng hoặc rơ lưỡi mỗi ngày 2-3 lần.
  • Bài thuốc số 2: Bao gồm thanh đại, tế tân, cam thảo, trần bị, bạch chỉ. Dược liệu được rửa sạch, phơi nắng hoặc sao đến khô. Trộn các vị dược liệu với nhau, rồi cân lấy khoảng 20g để đem đi sắc trong 20 phút với 500ml nước sạch. Chắt lấy phần nước thuốc, bôi vào phần lưỡi bị bệnh, để 5-10 phút rồi dùng nước ấm để súc lại miệng.
  • Bài thuốc số 3: Trong bài thuốc này kết hợp dùng lá trầu không, lá trà xanh, bạc hà, thiên niên kiện, xạ hương và quế đã được rửa sạch. Cho tất cả các nguyên liệu vào đun với một lít nước. Đun đến khi nước cạn còn một nửa thì dừng, sau đó dùng nước thuốc để bôi vào vết loét hoặc súc miệng.

Tuy các bài thuốc trên an toàn, nhưng người bệnh không nên tự ý phối trộn các vị thuốc. Người bệnh nên gặp các bác sĩ y học cổ truyền để được tư vấn bài thuốc phù hợp, an toàn.

6. Cách phòng ngừa bị hoặc tái phát bệnh

Do chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh nên cũng chưa có phương pháp phòng ngừa nào để tránh hoàn toàn được bệnh. Một số giải pháp sau có thể giúp hạn chế nguy bị mắc hay tái phát bệnh:

  • Giữ vệ sinh răng miệng: Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng phù hợp, không gây kích ứng. Sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, nấm, thức ăn thừa. Làm sạch lưỡi bằng dụng cụ thích hợp.
  • Giữ gìn và nâng cao sức khỏe bằng cách tập luyện thể dục kết hợp với chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất. Tránh sử dụng các chất kích thích, đồ ăn quá nóng hoặc cay kể khi không hay đang bị bệnh
  • Kiểm tra tổng quát sức khỏe định kỳ để không chỉ phát hiện và điều trị viêm lưỡi kịp thời mà còn cả các bệnh tiềm ẩn khác.
Tránh ăn đồ cay nóng

Bên cạnh đó, bạn nên phân biệt viêm lưỡi bản đồ với một số bệnh ở miệng khác như liken phẳng, nấm lưỡi hay viêm loét niêm mạc lưỡi. Cách tốt nhất là hãy đi khám để xác định chính xác bệnh nếu bạn có nghi ngờ bị.

Trên đây là những thông tin về chủ đề viêm lưỡi bản đồGenK STF muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này đã đem lại lời giải đáp cho những thắc mắc của các bạn đọc.

XEM VIDEO: Ý kiến đánh giá của chuyên gia PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh về sản phẩm GenK STF

https://www.youtube.com/watch?v=b3TcRddQfoM&t=5s