[Mách nhỏ] Viêm họng ngậm gì cho nhanh đỡ – 10 cách không thể bỏ qua

Bên cạnh sử dụng thuốc thì viêm họng ngậm gì cho đỡ cũng là một chủ đề được quan tâm nhiều. Hãy cùng GenK STF đi tìm câu trả lời cho câu hỏi viêm họng ngậm gì trong bài viết này nhé.

1. Viêm họng thì nên ngậm gì cho bệnh nhanh khỏi?

Các biện pháp sau đây rất dễ thực hiện với các nguyên liệu có sẵn trong cuộc sống hàng ngày và cách làm đơn giản.

1.1. Nước muối sinh lý

Nước muối có khả năng sát khuẩn và chống viêm khá là tốt và rất lành tính. Do đó nước muối sinh lý luôn được các bác sĩ khuyến khích người bị viêm họng sử dụng để súc miệng 1-2 lần/ngày hay rửa mũi họng. Nước muối sinh lý sẽ vừa giúp loại bỏ bớt các vi khuẩn, ngăn ngừa viêm họng nặng hơn lại vừa giảm các triệu chứng đau rát, khó chịu ở cổ họng. Bạn có thể tự pha nước muối sinh lý ấm tại nhà hoặc sử dụng các sản phẩm có sẵn trên thị trường.

Ngậm và súc miệng bằng nước muối

1.2. Ngậm cam thảo chữa đau rát họng

Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có công dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc nên rất tốt cho các trường hợp bị viêm họng. Theo một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cảm thảo những đặc tình tương tự với aspirin, có khả năng hỗ trợ giảm sưng đau ở họng.

Chính vì vậy, khi bị viêm họng có thể ngậm một vài lát cam thảo để làm dịu bớt các triệu chứng khó chịu, đau rát ở họng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cam thảo để pha trà uống hoặc nấu nước súc miệng hàng ngày.

Tuy nhiên, cần lưu ý là cách này không sử dụng cho bà bầu và người cho con bú. Cũng như không lạm dụng cam thảo do có thể gây ứ nước, tăng huyết áp, loạn nhịp tim…

1.3. Gừng tươi

Gừng không chỉ là một gia vị trong nấu ăn mà còn có khả năng chống viêm, kháng viêm mạnh. Người bệnh viêm họng có thể ngậm trực tiếp vài lát gừng mỏng để giảm các triệu chứng của bệnh.

Ngoài cách sử dụng trực tiếp, bạn cũng có thể kết hợp gừng với mật ong để tăng công dụng và có vị dễ chịu hơn. Gừng sau khi được rửa sạch, cạo vỏ thì đem đi thái mỏng hoặc giã nát rồi cho mật ong vào trộn đều. Dùng hỗn hợp mật ong gừng này để ngậm và có thể từ từ nuốt xuống.

1.4. Ngậm chanh tươi

Trong chanh có chứa nhiều vitamin C và các chất có tác dụng chống oxy hóa. Vì vậy, chanh có khả năng loại bỏ dịch nhầy và vi khuẩn gây viêm họng. Không những thế, lượng nước bọt ở miệng sẽ tiết ra nhiều hơn khi ngậm chanh, nhờ đó có thể giữ ẩm cho miệng, cổ họng, giúp giảm đau.

Cách sử dụng: Chanh tươi được thái thành lát mỏng sau khi đã rửa sạch, tẩm cùng với một chút muối trắng hoặc mật ong. Sau đó dùng để ngậm trong miệng cho đến khi không còn vị thì nhả ra. Bạn cũng có thể dùng kết hợp nước cốt chanh với nước ấm và mật ong hoặc muối để uống.

Nên ngậm gì khi bị viêm họng???

1.5. Ngậm mật ong

Dùng mật ong để ngậm khi đau họng là một cách lâu đời do mật ong vừa có vị ngọt thanh lại vừa có khả năng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm. Khi dùng cho người bệnh viêm họng thì có thể ngậm trực tiếp 1 thìa mật ong hoặc pha mật ong với nước ấm, giấm táo hay trà thảo mộc để uống. Ngâm mật ong với các nguyên liệu khác như tỏi, húng chanh, gừng cũng có thể dùng để giảm các triệu chứng của viêm họng.

Chú ý: Không sử dụng mật ong cho trẻ dưới một tuổi do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện.

1.6. Sử dụng quế

Quế có vị cay ngọt, tính ấm và mùi thơm dễ chịu. Trong quế có chứa nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, khám viêm nên giúp làm dịu tình trạng sưng đau ở họng.

Mỗi ngày dùng một mẩu quế nhỏ để ngậm rồi nhai kỹ và nuốt từ từ hoặc uống trà quế để giảm viêm họng.

Tuy nhiên không nên sử dụng quế nhiều vì có thể gây nóng trong người, ảnh hưởng đến gan. Phụ nữ có thai cũng không nên dùng cách này.

1.7. Kha tử

Còn có nhiều tên gọi khác như là kha lê, kha lê lặc. Kha tử đã được một số nghiên cứu chứng minh có tác dụng trị ho, giảm đau rát họng trong bệnh viêm họng hiệu quả.

Cách dùng: Dùng 2-3 lần/ngày, mỗi lần lấy một quả kha tử đã bỏ vỏ, ngậm lấy nước. Hiệu quả có thể cảm nhận được sau vài ngày sử dụng.

Kha tử

1.8. Tỏi

Allicin có trong tỏi được coi như một kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus. Người bị viêm họng có thể ăn tỏi hoặc dùng để ngậm mỗi ngày. Tuy nhiên, vì tỏi có thể gây đau dạ dày nên bạn đừng quá lạm dụng tỏi.

1.9. Quả hồng khô

Nghe có vẻ lạ nhưng hồng khô không chỉ thơm ngon mà catechin và polyphenol có trong nó còn có khả năng hỗ trợ chữa viêm họng. Cách dùng thì rất đơn giản, bạn chỉ cần ăn từ từ một quả hồng khô và cảm nhận sự giảm bớt các triệu chứng như khó nuốt.

1.10. Viên ngậm thảo dược

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm viên ngậm có tác dụng giảm ho, giảm đau và làm dịu mát cổ họng mà người bệnh có thể sử dụng hàng ngày. Các viên này chủ yếu là chứa các thành phần được chiết xuất từ thảo mộc như bạc hà, quế, gừng, chanh.

Với các viên kẹo ngậm này người bệnh có thể dùng mà không nhất thiết cần sự kê đơn của bác sĩ. Mặc dù vậy bạn cũng nên hỏi sự tư vấn của các dược sĩ bán hàng để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp. Chú ý tránh nhầm lẫn viên ngậm thảo dược với các thuốc khác cũng dạng ngậm như kháng sinh.

2. Viêm họng khi nào cần gặp bác sĩ?

Thường thì viêm họng sẽ có các triệu chứng không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Nhưng nếu xuất hiệu các dấu hiệu này thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay:

  • Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, sốt cao trên 38 độ liên tục và kéo dài.
  • Gặp khó khăn trong việc nói chuyện, ăn uống và có xu hướng nặng thêm.
  • Đau họng kèm với phát ban, nổi mề đay khắp người hoặc nổi hạch đau cứng ở cổ.
  • Các triệu chứng khác của viêm họng kéo dài hơn 1 tuần hoặc trở nặng hơn.
  • Bị tái phát nhiều lần sau khi đã điều trị.

3. Lưu ý trong chăm sóc và điều trị bệnh viêm họng

  • Cần chú ý rằng các biện pháp ngậm khi bị viêm họng nêu trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh chứ không giải quyết được triệt để nguyên nhân. Vì vậy bạn nên kết hợp các cách này với thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ để giải quyết được cả nguyên nhân và triệu chứng.
  • Không tự ý sử dụng hay lạm dụng thuốc tây hay các bài thuốc Đông y trong điều trị viêm họng. Điều này có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn, đôi khi còn là biến chứng nặng hơn cả tình trạng viêm họng.
  • Cân nhắc sử dụng các mẹo trên phù hợp với đối tượng, đặc biệt là với trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng như nghỉ ngơi nhiều để cho cơ thể nhanh hồi phục.
  • Tránh đi ra ngoài trời lạnh hay những nơi ô nhiễm. Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay cafe.

Trên đây là bài viết về chủ đề viêm họng ngậm gì của GenK STF với mong muốn gửi tới bạn đọc những thông tin hữu ích và thiết thực. Hy vọng bạn đọc sẽ đón chờ những bài viết tiếp theo nhé!

XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ