Viêm họng hạt có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Viêm họng hạt có mủ là gì? Đâu là nguyên nhân gây ra và cách điều trị là gì? Phòng ngừa bệnh bằng nào? Hãy cùng GenK STF tìm lời giải đáp trong bài viết kỳ này về viêm họng hạt có mủ nhé.

1. Bệnh viêm họng hạt có mủ là gì?

Viêm họng hạt có mủ là một trong những thể nặng thường gặp của viêm họng mãn tính, xảy ra khi giai đoạn cấp tính kéo dài, không được điều trị triệt để.

Khi mắc bệnh, các tế bào lympho ở trong cổ họng bị sưng lên và mất khả năng tiêu diệt, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào cổ họng. Kết hợp với các chất cặn bã còn tồn đọng ở niêm mạc họng sẽ hình thành nên các ổ dịch và các hạt nhỏ màu trắng đục, gây mùi khó chịu gọi là mủ.

Bất kì ai đều cũng có khả năng bị mắc bệnh này trong đời. Trong đó, thường gặp nhất là những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, người đang mang thai, người bị các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt có mủ

Viêm họng hạt có mủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau. Các nguyên nhân phổ biến là:

  • Tâm lý chủ quan: Khi bị viêm họng ở giai đoạn cấp tính không quan tâm điều trị kịp thời, dứt điểm hay điều trị không đúng cách hoặc bỏ dở khi thấy hết triệu chứng. Điều này dẫn đến bệnh bị dai dẳng, tái phát nhiều lần và cuối cùng là chuyển sang giai đoạn mãn tính và xuất hiện hạt có mủ trong họng.
  • Mắc viêm xoang mãn tính: Khi bị bệnh này dịch nhầy ở mũi sẽ khiến dịch mủ chảy xuống cổ họng tạo điều cho vi khuẩn phát triển gây viêm họng đồng thời kết hợp với chất cặn bã trong họng dẫn đến bệnh
  • Bị các bệnh như thủy đậu, cúm, sởi: Các virus trong những bệnh này cũng có thể là yếu tố dẫn đến bị viêm họng hạt có mủ.
  • Chăm sóc răng miệng kém gây tích tụ vi khuẩn, thức ăn thừa và các yếu tố khác có lợi cho viêm họng phát triển.
  • Ăn uống thất thường, không đủ chất và sinh hoạt không lành mạnh làm cho sức đề kháng suy yếu, dễ bị mắc bệnh.
  • Người sống và làm việc trong thời gian dài ở môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, rác thải hoặc thời tiết thất thường cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
  • Bị dị ứng với thức ăn, phấn hoa, lông động vật, hóa chất…
  • Nghiện rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác dẫn đến các tổn thương ở đường hô hấp.
  • Lây từ người bị bệnh khác sang do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, nước mũi hoặc gián tiếp khi dùng chung đồ cá nhân, đồ sinh hoạt.
  • Có tiền sử bị các bệnh về dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
Hình ảnh viêm họng hạt có mủ

3. Dấu hiệu của bệnh viêm họng hạt có mủ là gì?

Ở bệnh nhân bị viêm họng hạt có mủ có thể thấy các biểu hiện như:

  • Đau ở họng âm ỉ, dai dẳng và tăng khi ăn uống, nói chuyện.
  • Ho nhiều, ho khan, nhiều khi ho có đờm, ho thành tràng dài nhất là vào buổi sáng.
  • Khản giọng, mất tiếng, cảm thấy khó chịu khi nói chuyện.
  • Hôi miệng ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng.
  • Sốt từ vừa tới sốt cao, các cơn sốt thường xuất hiện vào sáng sớm và chiều tối.

4.Viêm họng hạt có mủ có thể lây hay gây nguy hiểm không?

4.1. Biến chứng

Các bệnh viêm họng nói cũng như viêm họng hạt có mủ nói riêng sẽ trở nên nguy hiểm và gây ra các biến chứng nếu không được chữa trị đúng cách. Có thể kể ra một số biến chứng đó là:

  • Viêm tấy hoặc nặng hơn là áp xe ở amidan, các vị trí xung quanh họng. Do nhiễm trùng phát triển mạnh và lan rộng, thường kèm theo các triệu chứng như đau rát dữ dội ở họng, ù tai, khó thở,…
  • Viêm ở các cơ quan hô hấp khác như viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản. Do các dịch mủ của viêm họng hạt có thể chảy xuống các bộ phận này và gây viêm.
  • Ung thư vòm họng: Là biến chứng đặc biệt nguy hiểm của viêm họng hạt có mủ, có thể dẫn đến tử vong cao.
  • Các biến chứng khác như viêm tai giữa, viêm cầu thận, viêm xoang, nhiễm trùng huyết, thấp khớp, thấp tim.

4.2. Bệnh này có lây không?

Như đã nói qua ở phần nguyên nhân, viêm họng hạt có thể lây nhiễm theo hai con đường:

  • Trực tiếp từ người qua người: Khi tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người bệnh như đờm, nước mũi, nước bọt hoặc thông qua giao tiếp.
  • Gián tiếp: Các tác nhân gây bệnh có thể tồn tại ở trên các vật dụng, đồ dùng của bệnh nhân như cốc, bát, đũa, khăn tắm… Khi sử dụng chung các đồ này với người bệnh thì sẽ nguy cơ cao bị lây bệnh.

5. Chẩn đoán viêm họng hạt có mủ

Để có thể chẩn đoán được bệnh các bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp như:

  • Hỏi khám triệu chứng Thông qua khai thác các triệu chứng ở bệnh nhân để sơ bộ nhận định được bệnh.
  • Khám họng: Các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát tình trạng của niêm mạc họng, các ổ mủ xuất hiện cũng như các biểu hiện khác của vùng hầu họng.
  • Các xét nghiệm, kiểm tra khác cần thiết để xác định nguyên nhân như xét nghiệm máu, nuôi cấy vi sinh dịch hầu họng…

6. Phương pháp điều trị viêm họng hạt có mủ

Đây là một thể viêm họng được đánh giá là ở mức độ nặng, diễn biến phức tạp và có thể gây ra các biến chứng nặng. Do đó, gần như không thể tự khỏi viêm họng hạt có mủ, mà cần phải có sự can thiệp điều trị bằng các phương pháp như:

6.1. Phương pháp tây y

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Cách này có ưu điểm là thể hiện hiệu quả nhanh, có thể điều trị triệt để cả nguyên nhân và triệu chứng. Tuy nhiên có điểm hạn chế là có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Do đó để phát huy được hết hiệu quả của thuốc đồng thời giảm các tác dụng phụ xuống thấp nhất thì nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc. Một số thuốc có thể được các bác sĩ kê đơn là:

  • Kháng sinh: Thường được dùng theo phác đồ bao gồm cả liều lượng và thời gian dùng để loại bỏ được triệt để các vi khuẩn gây bệnh.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt.
  • Thuốc giảm ho, long đờm.
  • Thuốc chống dị ứng.

Bên cạnh sử dụng thuốc, thì trong một số trường hợp sẽ được chỉ định thực hiện một số tiểu phẫu để loại bỏ các hạt mủ hay amidan.

6.2. Áp dụng một số mẹo dân gian

Với các nguyên liệu quen thuộc, có sẵn ngày trong nhà thì từ lâu các mẹo dân gian đã được áp dụng để chữa viêm họng hạt có mủ. Mặc dù vậy, các mẹo này chỉ có khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng chứ không chữa được nguyên nhân. Do đó, bạn có thể kết hợp dùng thuốc với một số mẹo dân gian sau:

Sử dụng lá tía tô
  • Sử dụng lá tía tô với rượu gạo: Trong tía tô có nhiều chất có khả năng chống khuẩn, kháng viêm. Dùng một nắm tía tô đã được rửa sạch, để ráo rồi đem đi sao khô, sau đó tán thành bột mịn. Cho bột này vào ngâm với 1 lít rượu gạo trong khoảng 1 tuần. Sau đó mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống nửa chén.
  • Chanh mật ong: Là sự kết hợp giữa khả năng chống oxy hóa của canh với tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm của mật ong. Bạn chỉ cần lấy 1-2 thìa mật ong cùng nước cốt của nửa quả chanh, đem pha với nước ấm và dùng để uống trong ngày. Cũng có thể thay chanh bằng quất.
  • Ngậm tỏi chữa viêm họng hạt có mủ:Trong tỏi có chứa hợp chất allicin có khả năng diệt khuẩn, giảm viêm hiệu quả. Dùng một củ tỏi đã được bóc vỏ, rửa sạch, mang đi thái thành lát mỏng. Mỗi lần ngậm 2-3 lát tỏi trong khoảng 5 phút. Ngoài ra, còn có cách đem tỏi đi nướng cháy để nhai hoặc đem đi giã rồi pha với nước ấm để uống.
  • Củ cải trắng: Đem đi ép lấy nước hoặc luộc củ cải để lấy nước uống mỗi ngày sẽ thấy giảm hiệu quả các triệu chứng của viêm họng hạt có mủ.
  • Lá húng chanh:Dùng 1 nắm lá húng chanh tươi, rửa sạch, để ráo, sau đó đập dập hoặc vò cho nát rồi ngâm với muối trong khoảng 10 phút. Đem đi ngậm trong khoảng 10 phút rồi nuốt từ từ xuống.

6.3. Sử dụng đông y

Theo Đông y, do cơ thể mất cân bằng âm dương, chính khí hao tổn dẫn đến các tạng phế, tỳ, thận bị suy nhược. Từ đó tạo điều kiện cho ngoại tà, nhiệt độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và dẫn đến viêm họng hạt có mủ. Nguyên tắc điều trị bệnh này theo đông y là thiết lập cân bằng âm dương trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, nhờ đó đẩy lùi ngoại tà và bệnh sẽ tự khỏi.

Tùy thể trạng bệnh ở mỗi người khác nhau thì các thầy thuốc sẽ lựa chọn, gia giảm, thêm các vị thuốc phù hợp để tạo thành bài thuốc. Bên cạnh đó các bài thuốc đông ý được đánh giá là có độ an toàn cao tuy nhiên hiệu quả sẽ thể hiện chậm hơn so với thuốc tây y. Do đó, người bệnh nên kiên trì sử dụng thuốc và không tự ý mua các bài thuốc không rõ nguồn gốc để dùng.

6.4. Viêm họng hạt có mủ nên ăn gì?

Để hỗ trợ cho các phương pháp điều trị thể hiện hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên ăn các thực phẩm như sau:

  • Thực phẩm giàu kẽm như hải sản, các loại đầu giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng.
  • Các loại trái cây, sinh tố nước ép giúp bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Các món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như canh hầm, cháo, súp để làm dịu cổ họng, tránh tổn thương niêm mạc.
  • Thực phẩm có tính kháng viêm như mật ong, gừng, nghệ, tỏi…

8. Cách phòng tránh bệnh viêm họng hạt có mủ

Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đấy để có thể giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như ngăn ngừa xảy ra biến chứng khi bị bệnh:

  • Giữ vệ sinh răng miệng, mũi họng cũng như toàn thân sạch sẽ, thường xuyên.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể một cách khoa học.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường hay ở gần người bị bệnh.
  • Hạn chế dùng chung vật dụng, đồ dùng với người khác.
  • Tránh những nơi ô nhiễm, có nhiều khói bụi hoặc khói thuốc lá.
  • Tập thể dục thường xuyên và điều độ. Tránh tập quá sức.
  • Loại bỏ thói quen uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá.

Qua đây, có thể nhận thấy viêm họng hạt có mủ là một thể viêm họng nặng, có thể gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sức khỏe của con người. Do đó, mọi người cần có sự quan tâm phòng tránh cũng như điều trị bệnh này kịp thời, đúng cách.

XEM VIDEO: VTC 1 – VIỆT NAM SẢN XUẤT THÀNH CÔNG HOẠT CHẤT HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH UNG THƯ – GENK PLUS