Viêm gan B là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Viêm gan B là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam với hơn 10 triệu người mắc phải. Theo các nghiên cứu cho thấy, viêm gan B là nguyên nhân gây ra hơn 80% các ca bệnh về gan và ung thư gan. Vậy thì hôm nay hãy cùng với GENK STF cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

1. Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh lý có khả năng truyền nhiễm, bệnh được biểu hiện dưới 2 thể là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho thấy, hiện nay trên thế giới có hơn 2 tỷ người đã và đang bị nhiễm virus viêm gan B.

Nghiêm trọng hơn, viêm gan B còn là nguyên nhân gây ra khoảng 600.000 ca tử vong mỗi năm trên thế giới, với khả năng lây lan cao hơn HIV gấp từ 50 đến 100 lần.

Viêm gan B là gì?

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B 

Bệnh viêm gan B có nguyên nhân là do virus HBV (Hepatitis B Virus) gây ra.

HBV là loại virus có hình cầu, vỏ bao quanh của virus này là các phân tử lipoprotein có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg.

Hiện tại cho đến nay, virus HBV đã được xác định có 8 tuýp kháng nguyên khác nhau.

Thời gian ủ bệnh của virus HBV là từ 3 đến 6 tháng.

Ở giai đoạn đầu hoạt động, virus HBV sẽ gây ra bệnh viêm gan B cấp tính. Sau 6 tháng, nếu như cơ thể người bệnh không thể tự sản sinh miễn dịch được với virus, thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn mãn tính, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan và có thể chịu nhiều gánh nặng bệnh tật suốt đời.

3. Viêm gan B lây qua đường nào?

3.1. Lây qua đường máu

Viêm gan B có thể lây từ người sang người khi người lành tiếp xúc với đường máu của người nhiễm bệnh.

Con đường này bao gồm:

  • Người lành để vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm bệnh.
  • Lây nhiễm qua việc dùng chung bàn chải đánh răng hay dao cạo râu với người bệnh.
  • Sử dụng lại kim tiêm để xăm mình, xỏ lỗ tai hay tiêm chích ma túy.
  • Sử dụng lại kim tiêm, ống tiêm y tế.
  • Cũng có thể do sự cố y tế truyền máu của người bị nhiễm viêm gan B cho người không mắc bệnh.

3.2. Lây từ mẹ sang con

Khi người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì khả năng lây nhiễm cho con là rất cao.

Tỷ lệ lây nhiễm bệnh sẽ tăng dần cùng với sự phát triển của thai nhi cho đến lúc đứa trẻ ra đời.

Trong thời gian 3 tháng đầu, tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B ở trẻ sơ sinh là 10% và tăng lên khoảng từ 60 đến 70% ở 3 tháng cuối.

Theo thống kê hiện này, có đến 50% số trẻ này có thể bị viêm gan B mãn tính làm tăng nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành.

3.3. Lây qua đường tình dục

Virus HBV có thể gây lây nhiễm từ người bệnh sang người lành qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục.

Chính vì vậy, hãy sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục như: không quan hệ bằng miệng, sử dụng bao cao su đạt tiêu chuẩn,…

Virus HBV là nguyên nhân gây viêm gan B

4. Những triệu chứng nhận biết viêm gan B không thể bỏ qua

4.1. Triệu chứng viêm gan B cấp tính

Thời gian ủ bệnh viêm gan B là từ 1 đến 6 tháng.

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh thường không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn viêm gan B cấp tính.

Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân có thể trải qua triệu chứng viêm gan B giai đoạn đầu kéo dài vài tuần, bao gồm:

  • Vàng da và mắt (bệnh vàng da)
  • Nước tiểu đậm màu
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng ở hạ sườn bên phải

Những trường hợp bệnh nặng hơn sẽ có triệu chứng như mơ màng, hay buồn ngủ, đãng trí và sờ thấy gan to.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh:

  • Sốt
  • Vàng da ( bắt đầu 1 tuần sau khi bị nhiễm bệnh và có thể kéo dài đến từ 1 đến 3 tháng)
  • Gan to
  • Lách to

4.2. Viêm gan mạn tính

Phần lớn bệnh nhân bị viêm gan mạn tính không có triệu chứng gì của bệnh.

Một số ít các trường hợp khác viêm mạn tính nặng vẫn có các triệu chứng của viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn hay đau bụng.

Biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh:

  • Gan to
  • Lòng bàn tay son
  • Dấu sao mạch “spider nevi”

Khi bệnh mạn tính kéo dài có thể dẫn đến biến chứng xơ gan, bệnh nhân có thể bị xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Cổ trướng
  • Vàng da
  • Xuất huyết tĩnh mạch thực quản và dạ dày
  • Xuất hiện hội chứng tuần hoàn bàng hệ cửa – chủ do tăng áp lực tĩnh mạch cửa
  • Xuất hiện nữ hóa tuyến vú ở nam và tinh hoàn teo nhỏ

5. Biến chứng của bệnh viêm gan B

Ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, virus HBV bắt đầu hoạt động, bám vào bề mặt gan. Sau đó, chúng phá hủy và làm rối loạn hoạt động của tế bào gan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy giảm chức năng gan

Virus HBV sẽ phá hủy tế bào gan từ bên trong, gây tổn thương gan và làm suy giảm các chức năng vốn có của gan như thải độc, lọc máu, chuyển hóa chất, tổng hợp chất,…

  • Gan nhiễm mỡ

Khi gan bị tổn thương thì quá trình phân giải Triglyceride ở gan sẽ bị suy giảm. Do đó, chất béo không được chuyển hóa mà tích tụ lại gây ra gan nhiễm mỡ.

  • Xơ gan

Trong vòng 20 năm hoặc sớm hơn kể từ khi phát hiện viêm gan B, nếu không điều trị thì bệnh sẽ tiến triển thành xơ gan dẫn đến ngăn chặn dòng máu đi qua gan. Hậu quả là làm suy giảm trầm trọng chức năng của gan của người bệnh.

  • Ung thư gan

Theo thống kê, trung bình cứ 100,000 người Việt thì sẽ có khoảng 23 người bị mắc ung thư gan. Viêm gan B làm tăng sinh tế bào gan ác tính sau chưa đến 10 năm sẽ có thể tiến triển thành ung thư gan.

6. Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm gan B

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B như:

  • Những người mà phải thường xuyên phải truyền máu hoặc các chế phẩm máu của người khác như bệnh nhân chạy thận nhân tạo hay người được ghép tạng.
  • Người sống trong nơi tập trung đông người như nhà tù.
  • Những người tiêm chích ma túy.
  • Những người có người thân bị nhiễm viêm gan B hay quan hệ tình dục của những người bị nhiễm HBV mạn tính.
  • Những người mà quan hệ tình dục với nhiều người.
  • Nhân viên y tế và những người phải tiếp xúc nhiều với máu và các chế phẩm máu thông qua công việc của họ.
Viêm gan B có nguy hiểm không?

7. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm gan B

Một số biện pháp mà các bác sĩ có thể dùng để chẩn đoán bệnh như:

7.1. Triệu chứng lâm sàng

Bệnh không có biểu hiện triệu chứng hoặc các triệu chứng không đặc hiệu:

  • Mệt mỏi
  • Đau hạ sườn phải hoặc thượng vị
  • Trong các đợt cấp của viêm gan mạn tính có thể biểu hiện triệu trứng viêm gan cấp như: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da, một số ít các trường hợp có thể tiến triển suy gan cấp.

Các biểu hiện khác ngoài gan có thể gặp ở khoảng từ 10 đến 20% các trường hợp viêm gan B mạn, sốt huyết thanh gồm sốt, phát ban, đau khớp, viêm khớp.

Tình trạng viêm động mạch nút viêm các mạch lớn trung bình và nhỏ xảy ra ở rất nhiều tạng như tim (viêm màng ngoài tim, cao huyết áp, suy tim), thận (đái máu, protein niệu).

7.2. Xét nghiệm cận lâm sàng

  • HBsAg đây là xét nghiệm chính để phát hiện bệnh nhân có nhiễm virus viêm gan B.

Nếu dương tính có nghĩa là bệnh nhân đang mang virus viêm gan B.

Viêm gan B mãn tính được xác định khi HBsAg tồn tại kéo dài hơn 6 tháng.

  • HBsAb ( còn gọi là Anti-HBs) là kháng kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt.

Tuy nhiên khi cơ thể có kháng nguyên này thì không có nghĩa là là có khả năng chống lại viêm gan B.

Theo thống kê có tới 25% trường hợp bệnh nhân có HBsAg và HBsAb dương tính cùng một lúc.

Lúc này, bệnh nhân này cũng được xem là đang bị bệnh viêm gan B mãn tính và cần được chữa trị.

  • HBcAb (Anti-HBc) là loại kháng nguyên nhân của virus viêm gan B.

HBcAb IgM sẽ tăng cao trong thời gian bị viêm gan cấp tính.

HBcAb IgG phản ánh nhiễm virus viêm gan B tồn tại trong thời gian lâu dài.

Tuy nhiên, đôi khi HBcAb IgM tăng cao trở lại ở bệnh nhân viêm gan B mãn tính trong giai đoạn bùng phát của bệnh.

  • HBeAg và HBeAb (Anti-HBe) đây là một trong những xét nghiệm rất quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan B mãn tính.

HBeAg dương tính có nghĩa là virus đang hoạt động, bệnh nhân dễ lây bệnh cho người khác.

Trong tự nhiên đa số virus viêm gan B có khả năng bài tiết kháng nguyên HBeAg

Tuy nhiên các loại virus này biến đổi thành loại virus khó chữa trị hơn mà không bài tiết HBeAg (hay gọi là đột biến Pre-core mutant) trong trường hợp này virus vẫn nhân lên mặc dù HBeAg âm tính.

  • Định lượng nồng độ HBV-DNA là một xét nghiệm mang tính kỹ thuật cao, tốn kém trong phương pháp này tổng số virus viêm gan B trong máu sẽ được định lượng rõ ràngị.
  • ALT và AST là hai chất chuyển hoá thương có xu hướng tăng cao trong bệnh viêm gan B mãn tính đồng thời nó phản ánh tình trạng huỷ hoại tế bào gan.
  • Siêu âm gan giúp phát hiện kích thước tính chất của gan, tình trạng xơ gan ….
  • Sinh thiết gan là tiêu chuẩn vàng để xác định bệnh nhân có bị bệnh viêm gan B mãn tính hay không.

8. Cách điều trị viêm gan B hiệu quả

Hiện nay, chưa có thuốc để điều trị triệt để virus HBV.

Các phương pháp điều trị hiện nay mới chỉ dừng ở mức kiểm soát và ức chế sự hoạt động của virus, đưa virus về trạng thái không hoạt động. Cùng với đó là ngăn ngừa bệnh tái phát và làm giảm những biến chứng của bệnh đồng thời giúp phục hồi chức năng gan.

Những phương pháp điều trị viêm gan B bao gồm:

8.1. Dùng thuốc:

Có thể sử dụng phác đồ các loại thuốc:

  • Lamivudine
  • Tenofovir
  • Entecavir
  • Interferon

Sử dụng thuốc có thể ức chế sự hoạt động của virus và ngăn ngừa sự tái sinh nội bào của virus.

Tuy nhiên, chi phí điều trị bằng Interferon còn khá cao, nhưng nếu chỉ điều trị bằng các loại thuốc khác thì bệnh nhân phải duy trì dùng thuốc suốt đời.

8.2. Các phương pháp chữa viêm gan mới:

Một số phương pháp trị liệu định hướng, truyền ngược Ozone, phân ly virus cũng đều có tác dụng hiệu quả nhất định trong việc điều trị Viêm gan B.

Những phương pháp mới này có ưu điểm hạn chế được tác dụng phụ, thời gian điều trị bệnh ngắn hơn và chi phí điều trị thấp hơn.

  • Phương pháp truyền máu mang ozone:

Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy 100ml máu của người bệnh, rồi thêm 100ml ozone theo tỷ lệ 1:1 để cho các phân tử ozon có thể thích ứng với dung dịch máu trong cơ thể người bệnh. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiêm vào cơ thể người bệnh.

Phương pháp này không hề có tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới công việc và học hành, thời gian thực hiện chỉ cần từ 15 đến 20 phút.

  • Phương pháp lọc virus ra khỏi máu:

Phương pháp lọc virus ra khỏi máu sử dụng các thiết bị hiện đại giúp phân tích chính xác virus tiềm ẩn trong lá gan. Phương pháp này tác động vào virus làm cho kết cấu virus thay đổi một cách trực tiếp, nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất. Sau đó, sẽ nhanh chóng cách ly virus, phá hoại vật chất di truyền của virus để tránh sự tái sinh, nhân bản của chúng.

9. Cách phòng ngừa viêm gan B tốt nhất

9.1. Phòng chủ động:

 

Tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa viêm gan B
  • Tiêm vắc xin viêm gan virus B cho tất cả trẻ sơ sinh trong vòng 24h sau sinh. Đồng thời nhắc lại các mũi tiếp theo lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Tiêm vắc xin viêm gan B cho các đối tượng mà chưa bị nhiễm HBV.

Trước khi tiêm cần xét nghiệm HBsAg và anti-HBs. Để có được miễn dịch có hiệu quả tốt nhất thì cần tiêm 3 mũi (mũi thứ 2 cách tiêm mũi đầu 1 tháng, mũi thứ 3 sau 6 tháng)

  • Tiêm phòng ngừa vắc xin viêm gan virus B cho nhân viên y tế.

9.2. Phòng lây truyền từ mẹ sang con:

  • Nếu mẹ mang thai có HBsAg (+)

Thì biện pháp cần làm là tiêm vắc xin viêm gan virus B liều sau sinh cho đứa trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Cùng với đó là phối hợp với tiêm kháng thể kháng HBV cho trẻ.

Theo khuyến cáo 2 mũi tiêm trên nên tiêm cùng thời điểm nhưng ở hai vị trí khác nhau.

Sau đó, sẽ tiêm đầy đủ các liều vắc xin viêm gan virus B cho trẻ theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng.

  • Nếu người mẹ mang thai có HBV-DNA > 106 copies/ml (200.000 IU/mL)

Người mẹ nên dùng thuốc kháng virus (Lamivudin hoặc Tenofovir) bắt đầu từ 3 tháng cuối của thai kỳ.

Đồng thời xét nghiệm lại HBV DNA sau khi sinh 3 tháng để quyết định ngừng thuốc hoặc tiếp tục điều trị nếu mẹ đủ tiêu chuẩn điều trị.

Theo dõi sát sao sức khoẻ người mẹ để phát hiện nếu viêm gan bùng phát.

9.3. Phòng không đặc hiệu:

  • Sàng lọc máu và chế phẩm máu.
  • Không dùng chung kim tiêm và các dụng cụ tiêm chích qua da khác.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của bệnh nhân nhiễm HBV.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa giống các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm gan BGENK STF cung cấp cho bạn. Chúng tôi mong rằng những thông tin trên sẽ có thể giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khoẻ của bạn trước căn bệnh này.

XEM VIDEO: Chia sẻ từ người chồng của bệnh nhân ưng thư giai đoạn cuối