Viêm gan B mãn tính là bệnh gì? Có điều trị dứt điểm được không?
Viêm gan B mãn tính là căn bệnh ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hoá hiện nay. Bệnh viêm gan B mãn tính nếu không được điều trị hợp lý và đúng cách thì có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Và hôm nay GENK STF sẽ cùng bạn tìm hiểu về căn bệnh này.
Nội dung bài viết
1. Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là bệnh lý vô cùng nguy hiểm cho gan do virus HBV gây ra.
Bệnh viêm gan B có tốc độ lây lan nhanh chóng và thường lây qua ba con đường cơ bản, đó là:
- Lây từ mẹ sang con: Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm virus HBV nếu như người mẹ bị viêm gan B. Chính vì thế, khi mẹ không may bị nhiễm virus viêm gan B thì cần phải tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh.
- Lây qua quan hệ tình dục: Nếu quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn với người bị viêm gan B thì cũng rất dễ bị mắc bệnh.
- Lây qua đường máu: Các trường hợp mà phải truyền máu, hiến máu, tiêm hoặc xăm hình nếu như sử dụng dụng cụ mà không được khử trùng sạch sẽ thì việc lây nhiễm vẫn có khả năng cao diễn ra.
Căn bệnh này ít biểu hiện ra ngoài những dấu hiệu rõ ràng do đó, khiến chúng ta khó phát hiện ra bệnh. Vì vậy, đến khi người bệnh biết mình bị viêm gan B thì nhiều trường hợp đã chuyển sang mức độ nặng.
Viêm gan B được chia thành 2 loại: cấp tính và mãn tính.
2. Viêm gan B mãn tính là gì?
Viêm gan B mãn tính là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh viêm gan.
Bệnh viêm gan khi kéo dài hơn 6 tháng sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Có thể nói viêm gan B mãn tính là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Nếu như bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến biến chứng xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Bệnh viêm gan B mãn tính diễn biến âm thầm, lặng lẽ, ít có biểu hiện những triệu chứng cụ thể do đó nên dễ gây nhầm lẫn đối với các bệnh lý khác.
Cách duy nhất có thể phát hiện bệnh viêm gan B mãn tính là xét nghiệm máu.
Hầu hết các trường hợp bị bệnh viêm gan b mãn tính ở nước ta đều được phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc đi hiến máu hoặc khi đi khám thai. Người bệnh thường không có triệu chứng gì đặc biệt nên việc phát hiện là rất khó khăn.
Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc chứng viêm gan B mãn tính siêu vi, người bệnh sẽ có xuất hiện vài triệu chứng như mệt mỏi, kém ăn, đau tức vùng gan, vàng da.
3. Viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không?
Ở giai đoạn viêm gan B mãn tính thì bệnh nhân dễ gặp các biến chứng như xơ gan, suy gan, nặng hơn có thể là ung thư gan.
3.1. Xơ gan
Bệnh viêm gan B mãn tính có thể tiến triển thành xơ gan.
Khi bị xơ gan, bệnh nhân sẽ có biểu hiện như mệt mỏi, người yếu, dễ bị nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp bệnh không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh không phát hiện ra những bất thường của cơ thể, đến khi có thể phát hiện ra thì bệnh đã trở nên quá nặng và khó điều trị.
Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất cảnh báo bạn bị xơ gan đó là phù nề. Lúc đầu bệnh nhân sẽ bị phù hai chi dưới, về sau khi gan suy nhiều có thể dẫn đến bị phù toàn thân. Nguyên nhân của tình trạng đó là do áp lực tĩnh mạch cửa tăng dẫn đến làm cho bệnh nhân bị cổ trướng, và bụng trương phình.
Tuy nhiên khi đã phát hiện những dấu hiệu giai đoạn muộn này, gan của bệnh nhân không còn cơ hội phục hồi nữa. Và người bệnh có thể tử vong vì những biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn, hôn mê gan.
3.2. Ung thư gan
Khi viêm gan B chuyển sang giai đoạn mãn tính thì khả năng tiến triển thành ung thư gan tương đối cao.
Virus viêm gan B làm cho gan bị suy yếu, xơ hóa và dẫn đến hình thành các tế bào ác tính.
Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư gan là đau bụng, phù, sốt và sụt cân nhanh. Ung thư gan là biến chứng vô cùng nghiêm trọng, nguy hiểm và diễn biến nhanh cùng với đó là điều trị rất khó khăn.
Phần lớn những bệnh nhân ung thư gan được phát hiện thì thường bệnh đã ở giai đoạn muộn và nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.
4. Viêm gan B mãn tính có trị dứt điểm được không?
Theo nghiên cứu, cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể chữa dứt điểm hoàn toàn viêm gan B mãn tính.
Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp có thể khống chế virus hoạt động và người bệnh có thể chung sống hòa bình với virus lâu dài.
Việc điều trị viêm gan B mãn tính cũng khá phức tạp, nó phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh, tiền sử bệnh, thể trạng virus,…
4.1. Dựa vào thể trạng virus gây bệnh
Việc điều trị bệnh cần phụ thuộc rất vào hoạt động virus trong cơ thể người bệnh gây bệnh diễn biến như thế nào khi xâm nhập vào cơ thể người.
Bệnh viêm gan B mãn tính sẽ chia được làm 2 thể trạng: thể người lành mang bệnh hoặc thể nhiễm viêm gan B mãn tính ở thể hoạt động.
- Ở thể người lành mang bệnh thì người bệnh không nhất thiết phải dùng thuốc điều trị mà chỉ cần có thói quen sinh hoạt đúng đắn, khoa học và theo dõi sức khỏe gan định kỳ.
- Ở thể hoạt động thì việc điều trị của bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Những người bệnh nhiễm viêm gan B mãn tính thể hoạt động nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị để ngăn chặn virus thì khả năng tiến tới xơ gan, ung thư gan rất cao.
4.2. Tình trạng bệnh, phương pháp điều trị
Người bệnh bị viêm gan B mãn tính nếu virus viêm gan B đang hoạt động và chỉ làm tổn thương gan nhẹ thì có thể dùng một số loại thuốc để ức chế hoạt động của virus. Tuy nhiên, biện pháp điều trị này vẫn chưa thể đào thải virus ra khỏi cơ thể hoàn toàn.
Do đó, việc điều trị viêm gan B mãn tính cần bệnh nhân phải kiên trì, theo lâu dài.
5. Chẩn đoán xác định viêm gan B mãn tính
Một số xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán viêm gan B mãn tính như:
- Xét nghiệm HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+).
- Xét nghiệm AST, ALT tăng theo từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng.
- Có bằng chứng tổn thương tế bào gan, xơ gan (được xác định bằng sinh thiết gan hoặc đo độ đàn hồi gan hoặc Fibrotest hoặc chỉ số APRI) mà không do căn nguyên khác.
6. Điều trị viêm gan B mãn tính
6.1. Chỉ định điều trị:
- Xét nghiệm giá trị ALT tăng trên 2 lần giá trị bình thường
- Hoặc có hiện tượng xơ hóa gan tiến triển hoặc xơ gan bất kể nồng độ ALT ở mức nào.
Và:
- HBV-DNA ≥ 105 copies/ml (20.000 IU/ml) nếu HBeAg (+)
- Hoặc HBV- DNA ≥ 104 copies/ml (2.000 IU/ml) nếu HBeAg (
–).
6.2. Theo dõi điều trị
- Bệnh nhân cần phải tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ và phải nắm vững các biện pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị.
- Tháng đầu tiên sau người bệnh viêm gan B mãn tính kể từ khi bắt đầu điều trị: cần phải theo dõi AST, ALT, creatinin máu.
- Sau mỗi từ 3 đến 6 tháng trong quá trình điều trị: bệnh nhân vẫn cần phải theo dõi AST, ALT, creatinin máu, HBeAg, Anti-HBe, HBV-DNA, có thể định lượng HBsAg.
- Nếu điều trị bằng biện pháp IFN hoặc Peg IFN: thì người bệnh cần theo dõi công thức máu, glucose máu, ure máu, creatinin máu, và chức năng tuyến giáp để có thể phát hiện tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Sau khi ngưng điều trị thì bệnh nhân vẫn cần phải lưu ý:
- Theo dõi chặt chẽ các triệu chứng lâm sàng.
- Xét nghiệm sau mỗi từ 3 đến 6 tháng các chỉ số: AST, ALT, HBsAg, HBeAg, anti-HBe, HBV DNA để đánh giá tình trạng tái phát của bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời.
7. Một số lưu ý cho bệnh nhân đang điều trị viêm gan B mãn tính
Theo khuyến cáo của Bộ y tế thì để cho việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, bên cạnh việc tuân thủ các biện pháp điều trị của bác sĩ thì người bệnh cần phải:
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
- Không uống rượu bia, không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá
- Tập thể dục, thể thao đều đặn.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ, kể cả các loại thuốc bổ gan.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ. Để làm các xét nghiệm kiểm tra đánh giá sau đó bác sĩ có thể điều chỉnh biện pháp điều trị tiếp theo cho phù hợp.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm gan B mãn tính mà GENK STF gửi đến cho bạn. Chúng tôi mong rằng những thông tin trên có thể cung cấp cho bạn thêm kiến thức hữu ích về căn bệnh này.
XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 8: BÉ LÊ THÙY LINH VÀ HÀNH TRÌNH CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ XƯƠNG