Viêm gan B có tự khỏi không? – Câu trả lời từ chuyên gia
Viêm gan B có tự khỏi không là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân khi mới được chẩn đoán ra bệnh? Hôm nay các chuyên gia sức khỏe của GENK STF sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi viêm gan B có tự khỏi không.
Nội dung bài viết
1. Viêm gan B có nguy hiểm không?
Viêm gan B là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam với tỷ lệ người mắc bệnh khá cao.
Nguyên nhân của bệnh lý viêm gan B là do virus viêm gan B (HBV) gây ra những tổn thương đến các tế bào gan của người bệnh dẫn đến tình trạng viêm gan.
Khi bị nhiễm virus HBV thì người bệnh sẽ đối mặt với một số vấn đề sau:
– Có khả năng lây lan bệnh viêm gan B cho người thân và bạn bè
– Có khả năng gặp phải các biến chứng nguy hiểm về gan như:
- Xơ gan:
Khi các tế bào gan tổn thương lâu ngày sẽ dần hình thành sẹo và các tổ chức bị xơ hóa.
Ban đầu người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém, càng về lâu dài sẽ thấy người bị phù, khó tiêu, nôn mửa, rối loạn đại tiện,…
Khi viêm gan đã tiến triển sang giai đoạn xơ gan thì sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị.
- Suy gan:
Khi bệnh nhân vẫn còn ở giai đoạn xơ gan còn bù, các tế bào gan dù có nhiều tổn thương nhưng vẫn có khả năng thực hiện được nhiều chức năng quan trọng do phần gan khỏe mạnh có thể bù trừ cho những phần gan bị tổn thương.
Tuy nhiên khi người bệnh đã chuyển sang giai đoạn xơ gan mất bù thì toàn bộ lá gan đã bị xơ hoá. Do đó, lá gan của bệnh nhân không còn cơ chế tự bù dẫn đến suy giảm hoàn toàn chức năng gan dẫn đến áp lực tĩnh mạch cửa tăng lên gây trướng bụng, tứ chi phù nề.
- Ung thư gan:
Ung thư gan có thể coi là biến chứng nguy hiểm nhất khi viêm gan mạn tính kéo dài và mà không được kiểm soát.
Triệu chứng của biến chứng này là bệnh nhân bị sụt cân không lý do, lá lách to, đau nhiều vùng gan và sốt kéo dài.
- Hội chứng não gan:
Hội chứng não gan tuy ít gặp nhưng là mối đe dọa sức khỏe và có nguy cơ dẫn đến tử vong cao nhất.
Bệnh nhân bị hội chứng não gan sẽ từ mệt mỏi đến mất nhận thức không gian, thời gian và cuối cùng là dẫn đến hôn mê.
2. Bệnh viêm gan B có tự khỏi không?
Viêm gan B là căn bệnh do virus HBV gây ra. Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua các con đường đó là đường máu, đường tình dục và đường lây truyền từ mẹ sang con.
Có rất nhiều bệnh nhân và người nhà của họ thắc mắc là bệnh viêm gan B có tự khỏi không?
Để trả lời được câu hỏi này còn phải phụ thuộc vào diễn biến của bệnh theo các giai đoạn khác nhau và tùy vào các giai đoạn sẽ xác định được bệnh viêm gan B có tự khỏi không.
2.1. Đối với viêm gan B giai đoạn cấp tính
Thông thường, khi virus viêm gan B khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh sẽ diễn ra quá trình đấu tranh với hệ miễn dịch trong cơ thể. Nếu người bệnh có hệ miễn dịch khỏe mạnh, thì cơ thể người bệnh có thể chống lại virus viêm gan B và có khả năng khỏi bệnh rất cao.
Theo thống kê, có đến khoảng 90% bệnh nhân khi nhiễm virus viêm gan B ở giai đoạn này có thể tự phục hồi hoàn toàn mà không phải can thiệp điều trị.
Người nhiễm virus viêm gan B giai đoạn viêm gan B cấp tính này chỉ cần áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý là có thể tự khỏi bệnh sau một thời gian.
Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 10% người bệnh bị nhiễm virus viêm gan B nhưng hệ miễn dịch lại không đủ sức chống chọi với virus viêm gan B. Trong các trường hợp này nếu không điều trị kịp thời sẽ rất nhanh biến chứng thành viêm gan B mãn tính, xơ gan và thậm chí là ung thư gan.
Đối với trẻ em, nguy cơ tiến triển bệnh lại hoàn toàn ngược lại. Khi trẻ bị mắc bệnh viêm gan B thì chỉ có khoảng 10% bệnh nhân có cơ hội phục hồi và còn lại với 90% khác lại có thể tiến triển đến viêm gan mãn tính và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Do đó, cần phải có biện pháp kiểm soát bệnh ngay từ đầu để kiểm soát bệnh đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
2.2. Đối với viêm gan B giai đoạn mãn tính
Bệnh nhân viêm gan B đang ở trong giai đoạn mãn tính thì hoàn toàn không thể tự khỏi được bệnh.
Hiện nay, trên thị trường vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị triệt để bệnh ở giai đoạn viêm gan B mãn tính.
Virus viêm gan B trong giai đoạn này sẽ phát triển rất nhanh dẫn đến làm giảm chức năng gan và có thể gây ra một số các biến chứng nguy hiểm như: Xơ gan, xơ gan cổ trướng và ung thư gan.
Vì bệnh nhân viêm gan B giai đoạn mãn tính không thể tự khỏi bệnh do vậy nên người bệnh cần áp dụng những biện pháp điều trị bệnh theo liệu trình điều trị của bác sĩ để nhanh chóng kiểm soát được bệnh.
3. Viêm gan B chữa khỏi được không?
Các chuyên gia về gan cho biết, bệnh nhân mắc viêm gan B chữa khỏi hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và lịch sử tiêm vacxin.
Bệnh lý viêm gan B có khả năng được điều trị khỏi hoàn toàn ngay trong thời gian ủ bệnh (giai đoạn cấp tính) với những đối tượng đã tiêm phòng vacxin.
Nếu như mới bị nhiễm bệnh thì bạn không cần phải tiến hành điều trị chuyên khoa ngay lập tức mà hãy thay đổi lại lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống để giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Khi sức đề kháng của cơ thể cao sẽ giúp quá trình đào thải virus diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
Tuy nhiên nếu như đối tượng bị nhiễm bệnh là trẻ em thì cần phải tuyệt đối không được chủ quan cho dù đứa trẻ đã tiêm phòng trước đó. Nguyên nhân là do trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu nên khả năng tự loại bỏ virus ra khỏi cơ thể trong giai đoạn cấp tính là rất thấp. Do vậy, khả năng bệnh sẽ tiến triển sang mãn tính là rất cao.
Vì thế, đối tượng trẻ em ngay khi bị phát hiện bị viêm gan B thì nên được tiến hành điều trị chuyên khoa để nhanh chóng kiểm soát được bệnh.
Còn đối với những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm bệnh mà cơ thể người bệnh không có khả năng tạo ra kháng thể tiêu diệt virus do chưa tiêm phòng trước đó. Hoặc đã tiêm phòng nhưng bệnh vẫn tiến triển sang giai đoạn mãn tính thì người bệnh sẽ không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn được.
Lúc này, người bệnh viêm gan B sẽ phải sống chung với virus suốt đời. Để tránh tiến triển thành các biến chứng gây nguy hiểm thì bạn phải tiến hành điều trị chuyên khoa nhằm mục đích ức chế hoạt động của virus.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề quyết định đến hiệu quả chữa viêm gan B có khỏi hay không chính là việc lựa chọn phương pháp điều trị.
Với những bệnh nhân vẫn ở giai đoạn khởi phát, nếu được phát hiện bệnh sớm, hoặc tìm đúng phương pháp điều trị thì có thể chữa khỏi bệnh một cách nhanh chóng.
4. Điều trị viêm gan B
Bệnh viêm gan B nếu không điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…
Sau khi người bệnh bị phơi nhiễm với virus viêm gan B thì bệnh nhân nên được tiêm huyết thanh miễn dịch viêm gan B trong 12 tiếng đầu tiên để có thể hạn chế được sự xâm nhập của virus vào cơ thể.
Đối với bệnh lý khi ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng không rõ ràng thì không cần điều trị. Đồng thời bệnh nhân nên tránh tiếp xúc gần với những người xung quanh cũng như duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học để có thể kiểm soát được bệnh.
Còn ở giai đoạn mãn tính, người bệnh viêm gan B cần được điều trị tích cực với nguyên tắc điều trị là ngăn chặn khả năng tiến triển thành thành những biến chứng nặng nề hơn như suy gan, xơ gan hay ung thư gan. Các thuốc điều trị trong giai đoạn này đó là thuốc kháng virus và thuốc Interferon alfa – 2b hoặc có thể là ghép gan.
5. Biện pháp phòng ngừa viêm gan B hiệu quả
Việc chủ động phòng bệnh viêm gan không chỉ có ý nghĩa đối với sức khỏe của bản thân bạn mà còn bảo vệ người thân và cũng như cộng đồng xung quanh bạn.
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh này, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo việc tiêm ngừa vacxin đầy đủ đối với trẻ sơ sinh theo đúng quy định của Bộ y tế.
Đồng thời, việc tiêm ngừa viêm gan B cho người lớn cũng phải được tuân thủ theo quy định.
Không những vậy, vì các kháng thể có được sau khi tiêm vacxin cũng có nguy cơ giảm sút theo thời gian nên bạn cần đi xét nghiệm lại để kiểm tra kháng thể HbsAb có trong cơ thể. Nếu như kháng thể này có dấu hiệu giảm sút thì bạn nên tiêm phòng lại.
- Nếu trong quá trình hoạt động có xuất hiện vết thương hở thì bạn nên sát trùng cẩn thận.
Tránh tuyệt đối việc để vết thương hở tiếp xúc với máu của bệnh nhân viêm gan B vì sẽ có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B rất cao.
- Trong quá trình sinh hoạt cũng nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân.
Đặc biệt là tuyệt đối không nên sử dụng các đồ dùng cá nhân chung với các người bệnh.
Đồng thời, khi phải tiến hành các thủ thuật y tế, thì bạn cần đảm bảo các dụng cụ này được đảm bảo được vô trùng tuyệt đối.
- Nên quan hệ tình dục với một người.
Tránh có những mối quan hệ ngoài luồng bởi vì nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B qua đường tình dục là rất cao.
- Luôn duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh.
Tuyệt đối không được sử dụng quá các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Cùng với đó bệnh nhân nên có chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
- Trước khi người mẹ mang thai thì nên đảm bảo thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa cần thiết để phòng ngừa bệnh.
Điều này có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh sang cho thai nhi.
- Mỗi chúng ta cũng nên trang bị đầy đủ các kiến thức về phòng bệnh viêm gan B để có thể có những biện pháp phòng tránh và xử lý phù hợp khi không may mắc bệnh.
Trên đây là những giải đáp của chuyên gia cho câu hỏi Viêm gan B có tự khỏi được không. GENK STF mong rằng có thể cung cấp cho bạn thêm kiến thức về căn bệnh viêm gan B này.
XEM VIDEO: BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa