Ung thư vòm hầu và các giai đoạn tiến triển của bệnh
Ung thư vòm hầu là một trong các bệnh ung thư phổ biến, thường gặp ở Việt Nam và Đông Nam Á. Bệnh phát triển qua nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng với các biểu hiện, triệu chứng khác nhau. Vậy bệnh ung thư vòm hầu trải qua các giai đoạn nào, làm gì để ngăn ngừa, phòng tránh? Cùng GENK STF tìm hiểu qua những thông tin dưới đây bạn nhé.
Xem thêm:
- Chia sẻ của người chồng chăm vợ ung thư giai đoạn cuối
- Các xét nghiệm ung thư vòm hầu phổ biến hiện nay
- Nhận biết dấu hiệu ung thư vòm họng ở từng giai đoạn khác nhau
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về bệnh
Ung thư vòm hầu, hay còn gọi là ung thư vòm họng, là bệnh xảy ra ở vùng mũi hầu, thuộc phần trên của hầu, phía sau mũi. Các tế bào ung thư có thể phá hủy các mô bình thường ở quanh khu vực mắc bệnh. Khi phát triển nhanh có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể người bệnh, hay còn gọi là di căn. Xương, gan và phổi là những nơi di căn phổ biến nhất.
Theo các chuyên gia y khoa, ung thư vòm hầu xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng tỉ lệ gặp ở nam giới cao hơn. Đặc biệt, bệnh dễ phát hiện ở các bệnh nhân tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Bệnh có thể được điều trị nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, bệnh thường không có triệu chứng cảnh báo ở giai đoạn đầu, tiến triển âm thầm và thường được phát hiện khi bệnh đã đến những giai đoạn cuối.
2. Nguyên nhân
Khi các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát làm thay đổi cấu trúc của bộ phận đó, được gọi là ung thư. Các nhà khoa học chưa xác định cụ thể nguyên nhân gây ra ung thư vòm hầu là gì, nhưng có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Dưới đây là một số yếu tố có nguy cơ cao gây nên bệnh lý nguy hiểm này.
- Nhiễm virus EBV hoặc HPV.
- Ăn nhiều các thức ăn ướp muối, đồ lên men có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Do có thói quen hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia.
- Người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư vòm hầu.
- Thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, các chất độc hại, khói bụi.
3. Những giai đoạn tiến triển
Để có quá trình điều trị tốt và hiệu quả nhất, người bệnh cần được xác định hiện trạng giai đoạn bệnh, từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp cho từng giai đoạn bệnh. Bệnh ung thư vòm hầu phát triển qua 4 giai đoạn, ở những giai đoạn sớm hơn thì khả năng di căn càng thấp.
Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi phát
Trong giai đoạn này, bệnh nhân có các biểu hiện nhẹ và dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm, viêm họng. Người bệnh có thể cảm thấy đau đầu, đau họng, ho có đờm, bị ù tai, nghẹt mũi hoặc cũng có thể bị chảy máu mũi.
Do đây là các triệu chứng phổ biến nên đa phần chúng ta đều chủ quan và điều trị như bệnh viêm họng thông thường. Nếu được phát hiện ở giai đoạn này, tỉ lệ thành công trong điều trị sẽ rất cao, có thể hoàn toàn chữa khỏi.
Giai đoạn 2: Bệnh tiến triển
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn, các triệu chứng bệnh cũng tăng cường gây khó chịu cho người bệnh. Trong đờm có thể xuất hiện máu, họng đau kéo dài, khó nuốt thức ăn, có thể bị ù tai.
Giai đoạn 3: Khối u lây lan
Bệnh bắt đầu tiến triển tệ hơn ở giai đoạn này. Khối u phát triển lớn hơn và chèn vào các hạch bạch huyết xung quanh. Bệnh cũng bắt đầu lây lan sang các khu vực khác gần đó.
Giai đoạn 4: Giai đoạn di căn
Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh, gần như không có hy vọng thành công trong điều trị bệnh nếu phát hiện ở giai đoạn này. Lý do là bệnh đã di căn sang những bộ phận khác của cơ thể như xương, gan, phổi, khiến bệnh nhân suy kiệt, rất khó điều trị.
4. Khi nào cần đến bệnh viện
Ngoài các triệu chứng đã nêu ở trên, bệnh còn có thể xuất hiện các biểu hiện khác như lưỡi có những mảng trắng, sút cân, có hạch. Thính giác của bệnh nhân cũng dễ bị suy giảm, có thể nôn hoặc ho ra máu, gặp khó khăn trong quá trình hô hấp.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng này, và diễn biến kéo dài trên 2 tuần, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Không nên chủ quan vì biểu hiện bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường như viêm họng và cảm cúm.
5. Các biện pháp phòng tránh
Bởi đây là bệnh lý tiến triển trong âm thầm và khó phát hiện sớm để điều trị, bạn cần thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe để tránh mắc phải căn bệnh ung thư vòm hầu. Hãy thực hiện tốt các phương pháp phòng ngừa dưới đây để có sức khỏe tốt nhất.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và thịt nạc. Hạn chế ăn các thức ăn ướp muối, các đồ lên men, như thịt cá ướp muối, dưa chua.
- Không nên hút thuốc lá, không uống bia rượu gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tiêm vắc-xin HPV và thực hiện quan hệ tình dục an toàn, tránh bị lây nhiễm virus HPV, một trong những yếu tố có khả năng gây bệnh.
- Tăng cường luyện tập, nâng cao sức khỏe bản thân, tăng sức đề kháng để phòng tránh các bệnh có thể dẫn đến ung thư vòm hầu.
- Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, để kịp thời phát hiện bệnh ngay từ những giai đoạn đầu chưa khi triệu chứng chưa rõ ràng, giúp tăng khả năng chữa bệnh thành công.
Ung thư vòm hầu là bệnh lý phổ biến ở nước ta. Các triệu chứng thường gặp, bệnh tiến triển một cách âm thầm nên người dân chủ quan, đồng thời bệnh cũng rất khó phát hiện. Quá trình điều trị có hiệu quả hay không phụ thuộc vào giai đoạn bệnh được phát hiện, vì vậy việc đi khám sức khỏe định kỳ hết sức quan trọng. Khi gặp các triệu chứng bất thường có nghi ngờ liên quan đến ung thư vòm hầu, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, chúng ta cũng cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc sức khỏe để phòng ngừa căn bệnh này.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: VTV2 HTCB số 23 – Hành trình tìm lại sự sống của bệnh nhân ung thư Vòm họng (Ông Tiến- 0987.760.309)