Ung thư nội mạc tử cung – Căn bệnh nguy hiểm ở phái nữ
Ung thư nội mạc tử cung hay có tên gọi khác là niêm mạc cổ tử cung, căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, dễ gặp. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh, triệu chứng thường gặp khi mắc là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây ung thư nội mạc tử cung
Tử cung là cơ quan sinh dục của nữ nằm giữa trực tràng và bàng quang, có hình dạng như quả lê quay ngược. Các tế bào ung thư được phát sinh từ niêm mạc của tử cung và dễ dàng xâm nhập và lây lan nhanh chóng đến các bộ phận khác trên cơ thể. Bệnh thường gặp ở phụ nữ từ 40 – 75 tuổi, tuy nhiên, hiện nay bệnh đáng có xu hướng tăng lên ở giới trẻ từ 25 – 35 tuổi.
Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh:
Bị nhiễm virus HPV
Đa số phụ nữ đều bị phát hiện nhiễm virus HPV trong một thời gian dài khi mắc ung thư nội mạc tử cung. HPV là virus lây lan qua đường tình dục, là nhân tố kích thích, khiến người mắc virus dễ mắc ung thư nội mạc cổ tử cung. Để ngăn ngừa, các chuyên gia y tế khuyến cáo nữ giới từ 18 – 26 tuổi, chưa quan hệ tình dục nên đi tiêm phòng virus HPV để phòng ngừa bệnh ung thư tử cung. Ngoài ra, phụ nữ tiền hoặc sau mãn kinh nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Mất cân bằng nội tiết tố estrogen trong cơ thể
Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố có thể khiến lượng estrogen tăng lên, dẫn đến sự hình thành các khối u do sự mất cân bằng hormone trong tế bào nội mạc tử cung.
Các nhóm có nguy cơ cao bị ung thư nội mạc tử dung do dư thừa estrogen trong cơ thể như:
- Những người béo phì, thừa cân.
- Những người sinh nhiều con hoặc không sinh con.
- Quan hệ tình dục trước tuổi vị thành niên.
- Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người.
- Người có tiền sử mắc đa nang buồng trứng,…
- Người bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều trong thời gian dài.
Biến chứng của ung thư đại trực tràng
Theo nghiên cứu của hiệp hội ung thư mỹ, những người có tiền sử mắc ung thư đại trực tràng thường có nguy cơ cao mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn người bình thường từ 40 – 60%.
Những người bị tiểu đường, huyết áp cao
Do sự ảnh hưởng của tuyến yên, những người bị huyết áp cao hay bị tiểu đường thường có nồng độ estrogen cao, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như đa nang buồng trứng hay tăng sinh nội mạc tử cung,… là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư ở tử cung.
Chế độ ăn uống kém khoa học, không lành mạnh
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng (thiếu sinh tố A, C, axit folic, trái cây, rau tươi…), ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, thức ăn nhanh,… làm tăng estrogen trong cơ thể, gây ra ung thư tại nội mạc tử cung.
Ngoài ra, vệ sinh kém, những người mắc bệnh HIV, viêm gan, bệnh lý mô liên kết, suy giảm hệ miễn dịch,… cũng là những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ cao mắc niêm mạc cổ tử cung.
2. Triệu chứng thường gặp của ung thư nội mạc tử cung
Khi xuất hiện những triệu chứng dưới đây, bạn nên chủ động gặp ngay bác sĩ và thẳng thắn trao đổi với bác sĩ của mình để được chẩn đoán chính xác nhất tình hình sức khỏe của bản thân. Một số triệu chứng thường gặp như:
Xuất huyết bất thường ở âm đạo
Chảy máu âm đạo bất thường là dấu hiệu thường gặp ở những người bị ung thư nội mạc cổ tử cung. Tuy nhiên, phái nữ cũng cần phải cảnh giác nếu gặp những triệu chứng bất thường ở những ngày hành kinh như kinh nguyệt ra nhiều hơn với bình thường, thời gian hành kinh kéo dài so với những chu kỳ trước đó,…
Khí hư ra bất thường, âm đạo có mùi
Nếu dịch tiết từ âm đạo ra bất thường, lượng dịch ra nhiều, có màu sắc bất thường, sẫm màu,… bạn nên đi đến cơ sở y tế để thăm khám vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung, hoặc các bệnh lý phụ khoa khác như nấm, nhiễm khuẩn âm đạo,… đều là những bệnh nguy hiểm cho phái nữ.
Đau ở vùng xương chậu
Khi khối u phát triển to hơn khiến người bệnh thường xuyên đau ở vùng xương chậu và dễ bị chuột rút.
Ngoài ra, quá trình đại tiểu tiện của người bệnh bị đau và gặp khó khăn, bất tiện do các khối u phát triển chèn ép bàng quang. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể bị tiểu buốt, tiểu ra máu, hoặc đi đại tiện lẫn máu trong phân,…
Người bệnh giảm cân không có lý do
Kèm theo những triệu chứng phụ khoa khác, người bệnh thường xuyên bị giảm cân, sức đề kháng kém đi, gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, và quá trình điều trị ung thư của người bệnh.
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung có thể chữa khỏi nếu phát hiện và chữa trị sớm. dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh.
Phết tế bào tử cung chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung
Phết tế bào tử cung là một xét nghiệm đơn giản bằng việc lấy tế bào bong ra tại lớp niêm mạc tử cung. Sau đó, các chuyên gia y tế sẽ tiến hành nhuộm và tìm ra các tế bào bất thường, tế bào ung thư dưới lớp kính hiển vi.
Bạn sẽ không mắc bệnh nếu kết quả đưa ra bình thường, nếu kết quả bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành soi hoặc sinh thiết nội mạc tử cung để xác định chính xác bạn có bị ung thư hay không.
Phương pháp soi tử cung
Phương pháp này sử dụng một thiết bị soi cổ tử cung để tìm ra những điểm bất thường. Thiết bị được liên kết với máy tính để hiển thị hình ảnh và có thể in và lưu lại để tiện theo dõi sau này sau khi tái khám lại.
Phương pháp ThinPrep Pap Test
Đây là bản cải tiến của phương pháp phết tế bào tử cung, nếu cách xét nghiệm phết tế bào trước chỉ đưa ra kết quả chính xác khoảng 70% thì với ThinPrep Pap kết quả có thể lên đến 100%, đặc biệt mọi xét nghiệm đều được làm một cách tự động bằng máy.
Ung thư nội mạc tử cung là một bệnh lý nguy hiểm, vì vậy hãy đến gặp ngay bác sĩ nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, tiêm phòng HPV là phương pháp đem lại hiệu quả cao cho phái nữ trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến virus này – đặc biệt là ung thư nội mạc cổ tử cung được các chuyên gia chỉ định.
Trên đây là một số thông tin về căn bệnh ung thư nội mạc tử cung, hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh ung thư quái ác này.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị