Ung thư hạ họng và những điều cần biết
Ung thư hạ họng là ung thư xuất phát từ vùng hạ họng, đây là bệnh ung thư đứng hàng thứ 2 (sau ung thư vòm họng) trong các bệnh lý ung thư vùng tai mũi họng. Cùng tìm hiểu những thông tin về ung thư hạ họng qua bài viết dưới đây của GENK STF bạn nhé.
Xem thêm:
- Giải pháp giúp người phụ nữ 7 năm sống khỏe với ung thư
- Giải đáp thắc mắc: Ung thư hạ họng sống được bao lâu?
- Ung thư vòm họng nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho việc điều trị
Nội dung bài viết
1. Ung thư hạ họng là gì?
Ung thư hạ họng là những khối u xuất phát từ vùng hạ họng chia theo 3 vùng: xoang lê, vùng sau nhẫn phễu, vùng thành sau hạ họng. Là loại ung thư khá phổ biến ở Việt Nam chỉ đứng sau ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang trong ung thư vùng tai mũi họng.
Tỉ lệ mắc ung thư hạ họng cao ở nhóm tuổi từ 50 – 65 tuổi là 75%, còn lại là dưới 50 tuổi và trên 65 tuổi, nam giới có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi nữ giới.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư hạ họng
Đến nay y học hiện tại vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân chính dẫn đến ung thư hạ họng. Nhưng các bác sĩ phát hiện ra một số yếu tố liên quan chung hay gặp nhất ở người mắc bệnh là:
- Nghiện thuốc lá, bia rượu mạn tính: các chất kích thích này gây viêm niêm mạc dẫn đén gây yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh. Người nghiện đồng thời cả thuốc lá và rượu bia tỉ lệ tăng lên rất nhiều lần.
- Viêm họng mãn tính, thường xuyên tiết ra dịch nhầy làm viêm niêm mạc họng và tái phát nhiều lần.
- Người mắc bệnh tích tiền ung thư thanh quản: điển hình là bạch sản than quản và u nhú thanh quản ở người cao tuổi đây là giai đoạn tiền ung thư.
- Vệ sinh cá nhân vùng răng miệng, mũi họng kém tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Môi trường sống: những người làm việc trong môi trường hay tiếp xúc với hóa chất độc hại như phòng hóa học, vùng than, sản xuất và chế biến gỗ, nơi sống nhiều khói bụi, nhà máy xí nghiệp.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Người nghiện thuốc lá, bia rượu.
- Có tiền sử mắc bệnh về đường hô hấp không được chữa trị triệt để.
- Người có hệ thống miễn dịch suy giảm, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ cao hơn những gia đình bình thường.
- Sống trong môi trường có nhiều khí độc hại.
3. Triệu chứng ung thư hạ họng
Các triệu chứng mô tả ung thư hạ họng xoang lê được xem là điển hình gồm có:
Triệu chứng cơ năng
Các triệu chứng cơ năng đầu tiên thường gặp nhất là rối loạn về nuốt, ban đầu cảm giác khó chịu bên trong vùng họng sau dần tăng lên nuốt ngày càng khó khăn gây đau nhất là khi nuốt nước bọt.
Khi khối u lan rộng vào thanh quản gây khàn tiếng, khó thở, ho dai dẳng, ho ra máu, nổi hạch ở cổ, hơi thở có mùi hôi.
Triệu chứng thực thể
Tiến hành soi thanh quản gián tiếp, trực tiếp lúc đầu thấy xoang lê ứ đọng nước bọt và có thể thấy tổn thương loét sùi. Giai đoạn muộn hơn khối u lan rộng toàn bộ xoang lê, hạ họng và vào thanh quản.
Ở cánh sụn giáp và da vùng cổ cũng có thể bị thâm nhiễm do khối u lan rộng ra phía ngoài. Ngay từ giai đoạn đầu của ung thư hạ họng hạch cổ đã xuất hiện, hạch to dần, cứng, cố định thường nằm ở cảnh giữa ngang tầm xương móng.
Triệu chứng toàn thân
Thể lực bệnh nhân suy giảm dần theo tiến triển của bệnh do ăn uống kém, khó thở thiếu oxy và do nhiễm độc bởi ung thư.
4. Các phương pháp chẩn đoán xác định ung thư hạ họng
Để chẩn đoán chính xác ung thư hạ họng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau:
- Soi thanh quản gián tiếp hoặc trực tiếp để thấy các tổn thương.
- Sinh khiết u để khẳng định bệnh.
- Chọc hạch để đánh giá mức độ xâm nhiễm của khối u vào hạch.
- Chụp X- quang, chụp cắt lớp, chụp C.T.Scan.
5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư hạ họng
Hiện nay có 4 phương pháp được áp dụng vào trong điều trị ung thư hạ họng đó là: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, miễn dịch trị liệu.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật sẽ dựa vào thương tổn của u và hạch các bác sĩ chỉ định loại phẫu thuật phù hợp như:
- Cắt bỏ hạ họng, thanh quản toàn phần.
- Cắt bỏ một phần hạ họng, thanh quản.
- Cắt bỏ nửa thanh quản, hạ họng.
- Cắt bỏ nửa thanh quản, hạ họng trên thanh môn.
- Đối với hạch cổ: Nạo vét hạch cổ cùng thì với cắt bỏ khối u, sau đó phối hợp điều trị cùng phương pháp tia xạ.
- Đối với khối u: Cắt bỏ rộng khối u, nếu ung thư hạ họng di căn thanh quản thì phải cắt thanh quản hạ họng kèm theo tái tạo thực quản bằng ruột hay dạ dày.
Xạ trị
Thông thường sẽ phối hợp tia xạ sau mổ mang lại hiệu quả cao hơn dùng đơn thuần tia xạ để điều trị. Tia trường bao gồm vùng hạ họng, thanh quản và dãy hạch cổ hai bên.
Hóa trị
Đối với ung thư hạ họng hóa trị ít có tác dụng vì chỉ dùng uống hoặc tiêm nên áp dụng được trong các thể ung thư sarcoma và thường dùng loại hóa chất Cisplatin, 5 FU.
Miễn dịch trị liệu
Đây là phương pháp hỗ trợ cho bệnh nhân tăng cường sức đề kháng hạn chế ung thư phát triển.
6. Biện pháp phòng bệnh ung thư hạ họng
Bạn có thể phòng ngừa bệnh ung thư hạ họng bằng cách áp dụng thực hiện các biện pháp sau đây:
Cách tốt nhất để phòng bệnh ung thư hạ họng là loại bỏ thuốc lá, bia rượu và các chất có cồn.
Phòng hộ tốt cho người lao động khi làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất, khí thải độc, khói bụi.
Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về quy định hút thuốc lá nơi công cộng, xử lý chất thải đúng nơi quy định.
Rèn luyện tăng cường sức khỏe, khám bệnh kịp thời khi có bất kỳ nghi ngờ nào.
Có chế độ chăm sóc bệnh nhân mắc ung thư hạ họng đặc biệt giúp mau lành bệnh và ngừa tái phát
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB số 23 – Hành trình tìm lại sự sống của bệnh nhân ung thư Vòm họng (Ông Tiến- 0987.760.309)