Ung thư gan có chữa được không? Tầm soát bệnh như thế nào?

Ung thư gan là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu so với một số loại ung thư thường gặp khác. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Vậy nếu được phát hiện sớm thì ung thư gan có chữa được không? Tầm soát bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây của GENK STF sẽ giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc này!

Xem thêm: 

1. Ung thư gan nguy hiểm như thế nào?

Chúng ta đều biết, tỉ lệ tử vong cũng như tỉ lệ mắc của căn bệnh ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng đang ngày một tăng cao. Sự rủi ro của căn bệnh này cho sức khỏe và sinh mạng của người bệnh là rất lớn. Nếu như không được kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách thì sẽ rất nguy hiểm.

Những biểu hiện điển hình ở người bệnh bị ung thư gan là vàng da, vàng mắt, nước tiểu đổi màu, ngứa ngáy, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn và sụt cân nghiêm trọng. Thế nhưng, những biểu hiện này hoàn toàn có thể bị nhầm lẫn với biểu hiện của các căn bệnh thông thường khác về đường tiêu hóa hoặc da liễu…

ung-thu-gan_1
Các triệu chứng của ung thư gan

Với tâm lý chủ quan, không đến các cơ sở chuyên khoa để kiểm tra, xét nghiệm nên việc điều trị bệnh đôi khi bị sai lệch. Tính hiệu quả của việc dùng các loại thuốc chữa bệnh thông thường đối với các biểu hiện này không cao. Hơn nữa, vì không được điều trị đúng cách, đúng nguyên nhân nên tình trạng bệnh diễn biến ngày một nghiêm trọng hơn.

Hậu quả là khi bệnh nhân có những biểu hiện bệnh quá nặng như ngất xỉu, mệt mỏi thái quá, đau tức bụng… mới đến các bệnh viện uy tín để kiểm tra thì đã muộn. Nghĩa là bệnh đã phát triển đến các giai đoạn nặng, khó có thể sử dụng những biện pháp thông thường để khống chế bệnh. 

Các bác sĩ lúc này sẽ buộc phải tiến hành những phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… để tác động đến các tế bào ung thư. Ngăn không cho chúng phát triển hơn và lây lan rộng sang các khu vực, cơ quan khác.

Việc bị ung thư gan di căn đến những cơ quan khác sẽ khiến cho các bộ phận này cũng bị suy giảm chức năng. Vì vậy, mà sự sống của bệnh nhân bị ung thư gan di căn rút ngắn đi rất nhanh. 

2. Ung thư gan có chữa được không?

Dù chúng ta đều biết rằng, ung thư gan là một căn bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong đứng hàng đầu, chúng rất nguy hiểm. Thế nhưng, nhiều bệnh nhân và người nhà vẫn thường đặt câu hỏi: ung thư gan có chữa được không. Và với câu hỏi này, các bác sĩ sẽ cho rằng, nếu được phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời thì bệnh vẫn có khả năng chữa khỏi.

Cơ chế của vấn đề này là càng phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm bao nhiêu, thì xác suất được chữa khỏi cũng như kéo dài sự sống càng cao. Và ngược lại, nếu phát hiện quá muộn, thì mọi cố gắng cũng chỉ nhằm giảm triệu chứng, kéo dài thêm sự sống cho người bệnh. Đặc biệt là nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn hoặc giai đoạn di căn sang các cơ quan khác, thì hi vọng sống sẽ rất thấp.

Có thể nói, tỉ lệ chữa khỏi bệnh ung thư gan sẽ dựa vào từng giai đoạn mắc bệnh và thể trạng của bệnh nhân. Cụ thể: 

Giai đoạn tiền ung thư gan

Khi bệnh nhân phát hiện bệnh sớm, gan chỉ mới ở mức độ xơ hóa nhẹ, các khối u trong gan chỉ có kích cỡ nhỏ hơn 3cm thì sẽ được chỉ định phẫu thuật. Việc phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ một phần khu vực gan bị tổng thương. Phần gan còn lại sẽ được tiếp tục theo dõi sau quá trình phẫu thuật.

ung-thu-gan_2
Phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư gan giai đoạn đầu

Thường thì những bệnh nhân có chức năng gan ổn định, không có hiện tượng tăng huyết áp sẽ có khả năng thành công cao hơn. Với những trường hợp này, cơ hội sống sau 5 năm phẫu thuật khá cao, có thể đạt đến 80% – 90%.

Ung thư gan giai đoạn 2

Ở giai đoạn này, các khối u đã có sự phát triển hơn một chút. Kích thước của chúng sẽ rơi vào khoảng từ 3cm đến 6cm. Các biện pháp điều trị tích cực trong giai đoạn này cũng có thể giúp cơ hội sống trên 5 năm của bệnh nhân là khoảng 60%.

Ung thư gan giai đoạn 3

Khi những khối u có kích thước trên 6cm, cơ hội sống của bệnh nhân giảm xuống rất thấp. Chỉ còn từ 10% tới 15%.

Giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối của ung thư gan, những khối u đã phát triển với kích thước rất lớn. Đạt trên 10cm. Với các bệnh nhân ở giai đoạn này, tỉ lệ chữa khỏi là hoàn toàn không còn bao nhiêu. Việc điều trị lúc này chỉ xác định là đáp ứng mục tiêu giảm đau, kéo dài sự sống cho người bệnh.

3. Tầm soát ung thư gan như thế nào?

Khi đã hiểu được vấn đề ung thư gan có chữa được không, chúng ta cũng nên tìm hiểu xem tầm soát ung thư gan như thế nào hiệu quả. Việc tầm soát bệnh sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm thông qua các biện pháp sau:

Tiến hành chẩn đoán hình ảnh siêu âm gan

Biện pháp siêu âm gan để tầm soát ung thư gan là biện pháp được sử dụng phổ biến. Độ chính xác của phương pháp này lên tới 68% tới 87%. Việc thực hiện siêu âm vừa đơn giản lại tiết kiệm chi phí cho mọi người. Hơn nữa, những tác động của siêu âm đến sức khỏe người bệnh là hầu như không có. Trong khi đó, nó có thể giúp phát hiện những khối u nhỏ, có kích thước trên 1cm. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp chỉ ra những vấn đề khác như xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa… 

Ở giai đoạn đầu mắc bệnh, hầu hết những dấu hiệu lâm sàng sẽ rất mơ hồ. Vì vậy, việc thực hiện siêu âm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác những tổn thương tại bề mặt gan. Từ đó, đưa ra những quyết định điều trị phù hợp cho bệnh nhân nếu có những biểu hiện bất thường.

Thực hiện sinh thiết gan

Nếu kết quả sinh thiết gan là dương tính thì bệnh nhân được xác định là đã bị ung thư gan. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được thực hiện khi thật sự cần thiết bởi nó có thể dẫn đến khá nhiều rủi ro cho người bệnh. Ví dụ như tình trạng chảy máu, nhiễm trùng hoặc kim sinh thiết dẫn tế bào ung thư đi từ nơi bệnh sang nơi khỏe mạnh.

Biện pháp chụp cắt lớp và cộng hưởng từ

Những khối u có kích cỡ nhỏ hơn 1cm sẽ được thực hiện tầm soát bằng biện pháp chụp cắt lớp phân giải cao, chụp cộng hưởng từ có cản quang. 

Phương pháp nội soi ổ bụng

Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ ở bụng và tiến hành đưa máy nội soi vào sâu bên trong. Nhờ vậy, mà sẽ dễ dàng phát hiện được các khối u tại gan, hiện tượng xơ gan. Nếu cần thiết thì sẽ lấy mẫu mô gan để thực hiện sinh thiết luôn.

ung-thu-gan_23
Nội soi ổ bụng chẩn đoán ung thư gan

Xét nghiệm tầm soát ung thư gan

Một số các xét nghiệm sẽ được tiến hành để thực hiện tầm soát ung thư gan. Chúng bao gồm việc xác định các chỉ số như chỉ số AFP, chỉ số AFP-L3, chỉ số DCP hay chỉ số PIVKA II.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị

Trên đây là một số những thông tin về ung thư gan có chữa được không? Tầm soát bệnh như thế nào?. Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này.

VTV2 – HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 1: GIA ĐÌNH BÉ GIA HUY VÀ CUỘC CHIẾN VỚI CĂN BỆNH UNG THƯ MÁU

 

Thông tin liên hệ