Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn 2 có chữa khỏi không?
Ung thư cổ tử cung được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 là thời điểm mấu chốt. Theo các chuyên gia, tỉ lệ chữa bệnh thành công phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh. Vậy hãy cùng GenK STF đi tìm câu trả lời cho thắc mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 thì có chữa khỏi được không?
Nội dung bài viết
1. Một số triệu chứng thường gặp
Các công trình nghiên cứu hiện nay chưa phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh thực sự. Đơn cử như, thói quen hút thuốc hay mắc bệnh phụ khoa. Ngoài ra, nếu có người thân mắc thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ khá cao… Tuy nhiên, để đảm bảo cho tính mạng, sức khỏe, phụ nữ nên chủ động tìm cách phòng ngừa.
Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 2:
– Chảy máu sau khi quan hệ
– Rối loạn kinh nguyệt. Chu kì có thể kéo dài hơn mức bình thường
– Xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường ở âm đạo
– Đau dữ dội ở vùng xương chậu
– Đau ở vùng bụng dưới
– Ngứa, rát vùng kín
Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào ở trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và phát hiện bệnh ngay. Theo các chuyên gia, các triệu chứng trên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản. Đồng thời nó có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn 2.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 gồm 2 giai đoạn nhỏ:
Giai đoạn 2A: các tế bào ung thư đã lan rộng đến phần trên của âm đạo nhưng chưa ảnh hường nghiêm trọng đến phần dưới.
Giai đoạn 2B: các tế bào ung thư đã lan sang các mô ở dạ con.
2. Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 có chữa khỏi không?
Tùy vào thể trạng cũng như thực tế bệnh mà bác sĩ đưa ra các phương pháp hỗ trợ điều trị khác nhau. Trước hết cần tiến hành xét nghiệm để xác định mức độ xâm lấn. Sau đó, lựa chọn phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị sao cho thích hợp.
Theo các chuyên gia, bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi. Người bệnh cần có tinh thần lạc quan để quá trình chữa bệnh diễn ra thuận lợi. Bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình hồi phục.
Ngoài ra, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp tập luyện thể dục đều đặn để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Đồng thời, tránh sử dụng các loại thực phẩm có hại như thuốc lá, uống rượu bia, ăn quá nhiều đồ chiên rán…
3. Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2
Khi nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung, các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm cần thiết nhằm xác định chính xác bạn có mắc ung thư không và nếu có thì bệnh đang ở giai đoạn nào. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cân nhắc và tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hay kết hợp nhiều phương pháp.
Một số phương pháp phổ biến gồm: cắt tử cung và mô xung quanh tử cung, phần trên âm đạo, đồng thời nạo vét các hạch vùng chậu; xạ trị trong và ngoài; cắt tử cung, các mô xung quanh tử cung và phần trên âm đạo, nạo vét hạch vùng chậu kết hợp điều trị xạ trị và hóa chất; điều trị xạ trị và hóa chất.
Nếu mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 2A mà bệnh nhân không có nhu cầu sinh con nữa thì bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cắt tử cung một cách triệt để và vét hạch xung quang. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, ít có nguy cơ bệnh tái phát.
Trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn 2B, hóa trị rất có thể sẽ được áp dụng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mong muốn sinh con của người bệnh, bác sĩ có thể đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau nhằm bảo toàn khả năng làm mẹ. Nếu được điều trị tích cực thì tỷ lệ sống của người bệnh khá cao, khoảng 50 – 65%. Điều quan trọng nhất vẫn là phát hiện bệnh sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
4. Làm sao để chăm sóc người bệnh sau điều trị ung thư cổ tử cung?
Sau khi điều điều trị bệnh, người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, chán ăn khiến cơ thể trở nên suy kiệt. Vì vậy, người nhà bệnh nhân nên chú ý một vài điểm sau:
4.1. Chia nhỏ bữa ăn
Bạn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau 2-3h. Việc này sẽ giúp cho người bệnh tiêu hóa tốt hơn, hấp thụ một cách đầy đủ. Từ đó giúp người bệnh nâng cao thể trạng và rút ngắn quá trình điều trị bệnh một cách tốt nhất.
4.2. Ăn chậm và nhai kỹ
Ăn chậm nhai kỹ giúp cho người bệnh ung thư cổ tử cung tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài ra, sau khi ăn, người bệnh nên nằm nghỉ chừng 30 phút rồi mới được hoạt động trở lại.
4.3. Sử dụng thực phẩm chức năng
Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân có thể sử dụng thêm một số thực phẩm chức năng để làm giảm tác động của xạ trị hoặc hóa trị và tăng cường sức đề kháng. Việc lựa chọn những sản phẩm này cần được bác sĩ tư vấn và nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo sức khỏe.
4.4. Những lưu ý khác
Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh ung thư cổ tử cung cũng cần luyện tập thể dục để phụ hồi sức khỏe, rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi. Bạn nên tập những bài tập nhẹ nhàng như: yoga và các bài tập tốt cho vùng xương chậu và tử cung.
Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn trong việc tìm hiểu phần nào lời đáp cho thắc mắcbệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 có chữa khỏi không một cách cụ thể nhất.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị