Giải đáp U nang buồng trứng có phải mổ không?
U nang buồng trứng có phải mổ không là một chủ đề được nhiều người quan tâm khi mà căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến. Trong bài viết này, GenK STF xin gửi tới bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề u nang buồng trứng có phải mổ không và các lưu ý cần biết.
Nội dung bài viết
1. Một số điều cần biết về u nang buồng trứng
1.1. U nang buồng trứng là gì và nguyên nhân gây ra?
- U nang buồng trứng là một bao nang nằm ở trên bề mặt hoặc phía trong buồng trứng. Trong bao nang này có chứa dịch hoặc các mô phát triển bất thường có dạng như bã đậu.
- Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến u nang buồng trứng, trong đó có thể kể đến một số nguyên do thường gặp như:
- Người từng bị xảy thai hoặc lạm dùng thuốc tránh thai.
- Thường xuyên ăn các thực phẩm có chứa hormone như trứng, các loại thịt, sữa và sản phẩm từ sữa…
- Tâm trạng căng thẳng, stress kéo dài…
1.2.Các loại u nang buồng trứng thường gặp, dấu hiệu nhận biết
- U nang buồng trứng thường được chia ra thành 3 lại đó là:
- U nang cơ năng: Do sự rối loạn của hệ nội tiết cơ thể.
- U nang thực thể: Hình thành từ các tổn thương thực thể của buồng trứng.
- U nang lạc nội mạc tử cung: Do tế bào niêm mạc tử cung bong tróc đi lạc vào buồng trứng và tiếp tục phát triển ở đây.
- Một số dấu hiệu có thể giúp nhận biết u nang buồng trứng là:
- Kinh nguyệt không đều.
- Đau bụng khi đến kỳ kinh, đau khi quan hệ.
- Đi tiểu nhiều và liên tục.
- Cảm giác đau ở vùng lưng, xương chậu.
2. Khi nào thì u nang buồng trứng cần mổ
2.1. U nang buồng trứng không cần phải mổ khi nào?
- Các trường hợp bị u nang buồng trứng cơ năng có thể tự biến mất sau một vài chu kỳ kinh hay khi điều chỉnh chế độ ăn.
- Một số trường hợp bị u nang thực thể nhưng lành tính và kích thước bé được bác sĩ chỉ định dùng thuốc và theo dõi tái khám định kỳ.
2.2. Những trường hợp u nang buồng trứng cần mổ
Bác sĩ sẽ chỉ định mổ với bệnh nhân bị u nang buồng trứng khi có một số đặc điểm như sau:
- Sau khi thực hiện siêu âm cho kết quả u nang buồng trứng không thuộc loại u cơ năng,
- U nang có kích thước lớn hơn 4cm.
- Các trường hợp xảy ra các biến chứng như xoắn nang, vỡ mang.
- Những người có chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ bị u nang buồng trứng ác tính cần loại bỏ khối u sớm để phòng ngừa di căn sang các bộ phận khác.
- Trong quá trình theo dõi thấy khối u nang buồng trứng có tốc độ phát triển nhanh.
- Xuất hiện u nang ở cả hai bên của buồng trứng.
- Người bệnh có hiện tượng khối u nang buồng trứng chèn ép, ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận xung quanh.
3. Các phương pháp mổ u nang buồng trứng hiện nay
Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng để mổ u nang buồng trứng đó là mổ nội soi và mổ mở.
3.1. Mổ nội soi
Phương pháp mổ nội soi thường được áp dụng cho những trường hợp khối u nang buồng trứng có kích thước nhỏ, lành tính, nằm ở khu vực dễ thực hiện cắt.
Sau khi gây mê nội khí quản cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua vết rạch nhỏ ở bụng để tiến hành loại bỏ khối u.
Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, diễn ra trong thời gian ngắn, ít gây cảm giác đau, lượng máu mất ít. Thời gian hồi phục khi mổ u nang buồng trứng bằng nội soi thường mất khoảng 2 – 4 tuần, nhanh hơn so với mổ mở
3.2. Mổ mở
Khi khối u nang có kích thước lớn, nằm ở vị trí khó có thể cắt bằng phương pháp nội soi và có nghi ngờ là u ác tính thì phương pháp mổ mở được sử dụng.
Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết lớn trên vùng bụng bệnh nhân để tiếp cận với khối u sau khi đã người bệnh đã được gây mê toàn thân.
Đây là một phương pháp phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao và khả năng xảy ra các biến chứng cao hơn so với mổ nội soi. Bệnh nhân sau khi mổ mở mất khoảng 6 – 8 tuần để có thể hồi phục.
4. Mổ u nang buồng trứng có gây nguy hiểm không?
Cũng như các loại phẫu thuật khác, mổ u nang buồng trứng cũng có thể xảy ra một số nguy hiểm khi tiến hành cũng như các biến chứng sau đó. Một số vấn đề có thể gặp phải khi tiến hành mổ u nang buồng trứng là:
- Tình trạng mất máu trong và sau quá trình phẫu thuật.
- Vết mổ bị nhiễm trùng.
- Trong quá trình mổ gây tổn thương ruột và bàng quang.
- Hệ nội tiết bị rối loạn, ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
- Để lại sẹo sau khi mổ.
5. Sau khi mổ u nang buồng trứng có tái phát lại không
Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm, liệu nếu tái phát thì người bị u nang buồng trứng có phải mổ 2 hay nhiều lần nữa không?
Theo các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ u nang buồng trứng tái phát sau mở là khá cao, đặc biệt là với cuộc mổ bảo tồn.
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tái phát u nang buồng trứng sau mổ là:
- Rối loạn nội tiết
- Nang trứng phát triển ở phần còn lại của buồng trứng.
- Áp lực tâm lý lớn, bị stress sẽ làm hệ nội tiết bị rối loạn tạo ra nguy cơ tái phát bệnh cao.
6. Các điều cần chú ý trước và sau khi mổ u nang buồng trứng
6.1. Trước khi thực hiện mổ u nang buồng trứng
Tìm hiểu và chuẩn bị kĩ trước khi quyết định mổ u nang buồng trứng sẽ tạo điều kiện cho cuộc phẫu thuật được diễn ra thuận lợi và có kết quả tốt nhất. Một số điều cần chuẩn bị đó là:
- Tìm hiểu về các bệnh viện, cơ sở mổ u nang buồng trứng uy tín. Đó là vì khi tiến hành mổ u nang tại các cơ sở có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, thiết bị hiện đại sẽ mang lại kết quả tốt, hạn chế được các biến chứng sau mổ.
- Chuẩn bị sức khỏe và tinh thần: Một sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái sẽ giúp quá trình phẫu thuật cũng như việc hồi phục thuận lợi, nhanh chóng hơn.
- Chuẩn bị về mặt kinh tế: Chuẩn bị tốt về mặt kinh tế cho việc mổ u nang và quá trình hồi phục sau đó. Điều này giúp đem lại cảm giác thoải mái, yên tâm cho người bệnh.
6.2. Sau khi phẫu thuật
- Thường xuyên có người nhà bên cạnh người bệnh sau khi mổ không chỉ để chăm sóc về mặt sức khỏe mà đồng thời còn động viên tinh thần cho bệnh nhân.
- Luôn theo dõi nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân: Sau khi thoát mê, người bệnh có thể sẽ có cảm giác lạnh. Nếu thấy cảm giác lạnh này kéo dài, khó chịu, xuất hiện co giật thì nên báo ngay cho bác sĩ để tránh nguy cơ bị sốc sau phẫu thuật.
- độ ăn đầy đủ dinh dưỡng
- Sau khi thực hiện mổ u nang buồng trứng, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn.
- Một số thực phẩm tốt cho người sau mổ u nang buồng trứng là:
- Rau xanh, củ quả có màu sắc tươi sáng: Các vitamin và khoáng chất có nhiều trong các thực phẩm này sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của người bệnh.
- Thức ăn giàu chất đạm như cua, tôm, thịt bò…
- Thực phẩm có chứa nhiều omega 3 như dầu oliu, cá hồi…có khả năng hỗ trợ cân bằng hệ nội tiết cho phụ nữ sau mổ u nang buồng trứng. Nhờ đó sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân sau khi mổ u nang buồng trứng nên kiêng một số thực phẩm như:
- Có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Đồ ăn cay, nóng, đồ nếp.
- Thực phẩm đóng hộp, để lâu ngày, nhiều dầu mỡ.
- Tái khám định kỳ để theo dõi quá trình lành của vết mổ, phát hiện các dấu hiệu bất thường.
7. Phòng ngừa u nang buồng trứng
U nang buồng trứng ngày càng xuất hiện phổ biến và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Một số biện pháp sau có thể giúp phòng ngừa u nang buồng trứng như:
- Uống nhiều nước và có chế độ ăn uống hợp lý, giàu vitamin và chất xơ, hạn chế các chất béo, thực phẩm chứa nhiều hormone.
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân gây u nang buồng trứng.
- Vệ sinh vùng sinh dục sạch sẽ, đúng cách sẽ giúp loại bỏ các tác nhân có thể gây bệnh như vi khuẩn, nấm.
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh có thể giúp tránh được các yếu tố lây qua đường tình dục.
- Không nên nạo phá thai: Vì nạo phá thai có thể gây rối loạn hệ nội tiết, viêm nhiễm tử cung, nhiễm trùng máu…
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị kịp thời u nang buồng trứng.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề u nang buồng trứng có phải mổ không? Hy vọng bài viết này của GenK STF đã mang đến những thông tin cần thiết cho bạn đọc.
Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả