Tổng quan các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới
Ung thư là căn bệnh ác tính, gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Đặc biệt, có những bệnh ung thư chỉ có ở nữ giới hoặc nữ giới chiếm tỷ lệ cao. Nếu bạn chưa biết các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới thì hãy cùng tìm hiểu nội dung dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới
Nữ giới không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới đang phải đối mặt với một số các bệnh ung thư phổ biến sau:
1.1. Ung thư cổ tử cung
Trong các loại ung thư thì ung thư cổ tử cung có tỷ lệ gây tử vong cao thứ hai ở nữ giới. Bệnh phổ biến trong độ tuổi từ 30 – 59 và chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 48 – 52 tuổi.
Triệu chứng của bệnh không rõ ràng mà diễn biến âm thầm nên rất khó nhận biết. Chỉ khi chuyển sang giai đoạn nặng với các triệu chứng điển hình như khí hư hôi, tiểu buốt, chảy máu bất thường, đau bụng vùng chậu… Lúc này, việc điều trị sẽ rất khó khăn và tỷ lệ tử vong là rất cao.
Do đó, chị em nên kiểm tra sức khỏe định kỳ với các phương pháp như siêu âm tử cung, khám phụ khoa và xét nghiệm dấu ấn ung thư SCC…
1.2. Ung thư vú
Ung thư vú là một trong các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới. Bệnh có tỷ lệ sống sót lên đến 90% nếu phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng tỷ lệ chữa thành công là khá cao nếu như khối ư chưa di căn ra các hạch bạch huyết và mô xung quanh.
Đối tượng phụ nữ dễ mắc căn bệnh ung thư vú bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình mà bà, mẹ hay chị em gái ruột có tiền sử bị ung thư vú thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn những đối tượng khác.
- Những người béo phì, thừa cân, khẩu phần ăn nhiều chất béo, ít vận động.
- Người hay hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia.
- Những phụ nữ trên 50 tuổi sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với đối tượng trẻ.
- Người sinh con muộn, có kinh sớm, mãn kinh muộn, không nuôi con bằng sữa mẹ.
- Những phụ nữ từng xạ trị tại vùng ngực.
Bệnh thường không có dấu hiệu ở giai đoạn đầu. Đến khi các khối u phát triển thì triệu chứng mới rõ rệt hơn như hình dạng vú thay đổi, khối u cứng. Có cảm giác đau ngực, vú tiết dịch hoặc bị thụt vào, núm vú thay đổi màu sắc, sưng ngứa.
1.3. Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng có tỷ lệ tử vong cao và xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ đang trong giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, phổ biến nhất là phụ nữ trung niên.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư buồng trứng có thể kể đến như:
- Phụ nữ không sinh con.
- Phụ nữ sinh con đầu muộn ở sau độ tuổi 35.
- Những người phải sử dụng liệu pháp hormone.
- Người đã từng bị hội chứng Lynch. Hoặc gia đình có người mắc hội chứng Lynch.
Khi xuất hiện khối u trong buồng trứng các dấu hiệu thường nhẹ và không rõ ràng. Khi bệnh chuyển nặng, các triệu chứng rõ nét hơn, bao gồm:
- Bụng hay xuất hiện cơn đau và đau dữ dội ở vùng chậu.
- Kinh nguyệt thất thường, không đều.
- Lượng tóc và lông mọc quá mức.
1.4. Ung thư nội mạc tử cung
Một trong các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới là ung thư nội mạc tử cung. Bệnh xảy ra bên trong tử cung ở vị trí lớp lót. Người bệnh dễ nhận biết qua những dấu hiệu điển hình như:
- Đau vùng chậu, khi giao hợp cũng đau.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
Ung thư nội mạc tử cung sẽ có tỷ lệ cao ở những phụ nữ sau:
- Phụ nữ đã bước vào giai đoạn mãn kinh, từ 50 – 60 tuổi.
- Phụ nữ bị thừa estrogen trong cơ thể do một số nguyên nhân như tiểu đường, cao huyết áp, béo phì.
- Sử dụng liệu pháp hormone thay thế đơn thuần chỉ có estrogen, không có progestin.
- Phụ nữ có kinh nguyệt sớm.
- Phụ nữ không sinh con.
- Những người sử dụng thuốc hoạt chất Tamoxifen.
1.5. Ung thư đại – trực tràng
Đây cũng là căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao là ở những phụ nữ từ 50 tuổi trở lên. Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Yếu tố di truyền: Gia đình từng có người bị polyp đại tràng, trực tràng hay người bị viêm ruột thừa.
- Những người có chế độ ăn uống giàu chất béo, lười vận động.
- Người thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia.
Đây cũng là căn bệnh khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, các bạn sẽ nhận thấy một số dấu hiệu thường xảy ra như:
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài với các biểu hiện như chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi…
- Đau bụng với mức độ đau âm ỉ hoặc dữ dội.
- Xuất hiện máu trong phân, hình dạng phân thay đổi.
- Cảm giác đi ngoài phân không hết.
- Thay đổi thói quen đi vệ sinh.
- Cơ thể mệt mỏi và suy nhược.
2. Tầm soát các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới như thế nào?
Bất cứ căn bệnh ung thư nào ở nữ giới đều nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Bởi vậy, việc tầm soát ung thư là rất quan trọng để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương án xử lý kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Để tầm soát ung thư hiệu quả, chị em cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ từ 6 – 12 tháng/1 lần. Để đạt kết quả chính xác, nên thực hiện thăm khám tại cơ sở chuyên khoa uy tín.
- Ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường của cơ thể dù ở mức độ nhẹ cũng cần nhanh chóng đi thăm khám. Bởi các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới điều không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu.
- Những người nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư nên sử dụng gói phát hiện sớm ung thư.
Trên đây là các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới. Để sớm phát hiện bệnh và được điều trị kịp thời, việc nhận diện các triệu chứng là rất quan trọng. Đồng thời nên thăm khám và tầm soát ung thư theo định kỳ để có hướng điều trị hiệu quả.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị