Tìm hiểu về các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh phổ biến nhất đối với phụ nữ, có thể đe dọa đến tính mạng. Mỗi năm, tại Việt Nam có thêm hàng nghìn ca mắc mới và con số ngày càng gia tăng. Để phòng tránh và phát hiện kịp thời, các chị em có thể đi tiêm vắc xin phòng nhiễm vi khuẩn HPV và khám sàng lọc ung thư cổ tử cung.

1. Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung xảy ra tại vùng cổ tử cung. Các tế bào tại đây không đột nhiên biến thành tế bào ung thư mà nó biến đổi trở nên bất thường, được gọi là tiền ung thư cổ tử cung (hay còn có một số thuật ngữ khác như tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN), tổn thương trong biểu mô gai (LSIL) và nghịch sản).

Hình ảnh minh họa ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ các tế bào có sự biến đổi tiền ung thư. Tuy ở hầu hết phụ nữ thì sự biến đổi tiền ung thư đó sẽ tự biến mất. Nhưng đối với những biến đổi trở thành ung thư thì chị em cần có sự điều trị để ngăn ngừa tiến đến ung thư cổ tử cung.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến ung thư cổ tử cung? 

Theo khảo sát thì nhiễm trùng virus HPV (Human papilloma virus) là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Hơn 80% phụ nữ nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời, chúng tấn công và gây nên ung thư cổ tử cung ở phụ nữ đã có hoạt động quan hệ tình dục.

Ngoài ra, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ sớm làm tổn thương vùng kín hay quan hệ với người đã quan hệ với phụ nữ bị ung thư cổ tử cung cũng là nguyên nhân gây bệnh cho bản thân.

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến bệnh như hệ miễn dịch suy giảm, hút thuốc lá, sinh con khi còn quá trẻ, sinh con nhiều lần, lạm dụng thuốc tránh thai hay do các yếu tố di truyền.

2. Các triệu chứng thường thấy của người mắc ung thư cổ tử cung

Phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung thường bị đau bất thường, dữ dội ở vùng chậu, xương dưới, đau và chảy máu sau khi quan hệ tình dục (có một số trường hợp không phải do ung thư cổ tử cung gây nên nhưng chị em phụ nữ nên chú ý nếu nó xảy ra nhiều lần).

Một số biểu hiện khác như sau:

  • Ra khi hư, chảy máu âm đạo bất thường không theo chu kỳ.
  • Tiểu tiện gặp khó khăn, có máu lẫn trong nước tiểu.
  • Thường xuyên ở vùng hông và xương châu.
  • Thiếu máu, mệt mỏi, thường xuyên đau chân,…
  • Luôn có cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục,…
Ra khí hư có màu sẫm, bất thường ở âm đạo là một trong những triệu chứng của bệnh

3. Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể chữa được nếu phát hiện sớm. Vậy nên tiêm vắc xin phòng nhiễm khuẩn HPV và tham gia tầm soát sàng lọc ung thư cổ tử cung là một biện pháp hiệu quả để phòng tránh.

Việc khám sàng lọc kịp thời sẽ giúp người bệnh phát hiện ra ung thư cổ tử cung ngay cả khi chưa có triệu chứng, giúp chị em giảm rủi ro, thời gian và chi phí điều trị sau này.

Hiện nay, có nhiều phương pháp để sàng lọc ung thư cổ tử cung như: xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV, phương pháp VIA, phương pháp VILI,… Trong đó, xét nghiệm Pap (ThinPrep Pap hoặc Pap smear) và xét nghiệm HPV là các phương pháp được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện.

Xét nghiệm Pap (Phương pháp ThinPrep Pap hoặc Pap smear)

Phương pháp ThinPrep Pap còn được gọi là phương pháp phết mỏng tế bào cổ tử cung. Đây là kỹ thuật phổ biến và rất thành công tại các nước phát triển, góp phần làm giảm hơn 70% tỷ lệ ung thư cổ tử cung tại các quốc gia này. Tuy nhiên với chi phí đắt đỏ, yêu cầu cao về kỹ thuật và trang thiết bị nên rất khó để thiết lập và duy trì ở các nước đang phát triển.

Khoa học hiện đại ngày càng phát triển nên phương pháp này đã được khắc phục, giảm độ sai sót cho ra kết quả âm tính giả.

Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp ThinPrep Pap Test

Theo lời khuyên của các bác sĩ, phụ nữ từ 21 – 29 tuổi nên đi xét nghiệm Pap 3 năm/1 lần. Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi nên xét nghiệm Pap mỗi 5 năm và có thể là 3 năm đối với những người bị bệnh.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV

Xét nghiệm HPV là quy trình có thể kiểm tra DNA từ các chủng HPV nguy cơ cao. Đây là một giải pháp để sàng lọc ung thư cổ tử cung tuy nhiên nó cũng có sự hạn chế về mặt kinh phí, thời gian và yêu cầu khởi tạo. Khi xét nghiệm HPV, nhận được kết quả dương tính không có nghĩa là bệnh nhân bị mắc ung thư cổ tử cung mà nó giúp các cán bộ y tế phân định nhóm đối tượng có HPV nguy cơ cao chuyển biến thành ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm HPV là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay

Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi thường được khuyên làm xét nghiệm cùng lúc Pap và HPV mỗi 5 năm để có thể phát hiện sớm được nguy cơ mắc phải ung thư cổ tử cung.

Những đối tượng cần chú ý khi sàng lọc ung thư cổ tử cung thường xuyên

Sàng lọc ung thư cổ tử cung là cần thiết để ngăn ngừa và phát hiện sớm để điều trị bệnh. Tuy nhiên đối với một số đối tượng không nên tuân theo quy trình sàng lọc thường xuyên. Các đối tượng như:

  • Phụ nữ đã có tiền sử bị ung thư cổ tử cung, bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người HIV.
  • Người có hệ miễn dịch yếu hay đã bị phơi nhiễm DES.
  • Những phụ nữ đã tiêm vắc – xin ngừa HPV tuân theo kiến nghị sàng lọc ung thư cổ tử cung theo độ tuổi.

Ung thư cổ tử cung rất nguy hiểm đối với phụ nữ. Tuy nhiên,bệnh có thể chữa trị nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi vậy, chị em cần có trách nhiệm với bản thân, hãy tiêm vắc xin ngừa HPV và kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ theo khuyến nghị của bác sĩ. Đây chính là phương pháp hiệu quả hàng đầu để bảo vệ sức khỏe của chính bạn trước căn bệnh ung thư quái ác này.

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7