Tìm hiểu về bệnh ung thư tử cung

Một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc cao hàng đầu hiện nay ở chị em phụ nữ là ung thư tử cung. Căn bệnh này ngày càng gia tăng về số lượng, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Tại Việt Nam, bệnh ung thư tử cung chỉ đứng sau ung thư vú về tần suất thường gặp.

1. Nguyên nhân ung thư tử cung

Nguyên nhân gây bệnh ung thư tử cung cho đến nay vẫn chưa tìm ra một cách chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể tăng khả năng phát triển bệnh, đó là:

– Lịch sử sinh sản và kinh nguyệt: Phụ nữ không sinh con, có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh sau 55 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh

– Sự phát triển quá mức của nội mạc tử cung (tăng sản nội mạc tử cung): Tăng sản không phải là ung thư, nhưng đôi khi nó phát triển thành ung thư. Triệu chứng thường gặp của tình trạng này là chu kỳ kinh nguyệt nặng, chảy máu giữa chu kỳ, và chảy máu sau khi mãn kinh. Tăng sản là thường gặp nhất sau tuổi 40. Để ngăn ngừa tăng sản nội mạc tử cung phát triển thành ung thư, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ tử cung hoặc liệu pháp hormone progesterone và khám theo dõi thường xuyên..

– Phụ nữ béo phì

– Phụ nữ từng sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh có chứa estrogen một mình trong nhiều năm

– Từng xạ trị ở vùng xương chậu

– Những phụ nữ có mẹ, chị gái, hay con gái bị ung thư tử cung, hoặc hội chứng Lynch

– Từng dùng tamoxifen : Những phụ nữ đã lấy thuốc tamoxifen để ngăn chặn hoặc điều trị bệnh ung thư vú có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tử cung.

Có nhiều nguyên nhân gây ung thư tử cung

2. Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư tử cung

Theo các chuyên gia sức khỏe, căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng và chữa khỏi nếu như được phát hiện sớm. Thế nhưng, đa số các chị em thường chủ quan với những dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Dẫn đến các trường hợp khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, hiệu quả điều trị không cao.

Ung thư tử cung hoàn toàn có thể nhận biết sớm với những dấu hiệu điển hình

Để nói về những dấu hiệu ung thư tử cung, ở giai đoạn sớm, chúng thường diễn biến chậm. Không có triệu chứng cụ thể, các biểu hiện dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh khác.

Nhưng ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh sẽ có biểu hiện rõ rệt. Ra máu ở âm đạo bất thường, chảy máu sau khi quan hệ, đau bụng dưới. Thậm chí người bệnh ở giai đoạn muộn còn bị đau lưng, đau chân, giảm sút cân nặng… Các triệu chứng này khi được phát hiện thì đã quá trễ, và ung thư có thể di căn nhanh hơn.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn bệnh cho bản thân từ sớm. Tại nhiều nước phát triển và đang phát triển, sàng lọc phát hiện sớm ung thư được áp dụng. Bằng cách này, có thể phát hiện và điều trị sớm những tổn thương ban đầu của ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến các biểu hiện thường gặp của bệnh trong giai đoạn sớm.

Những dấu hiệu sớm của ung thư tử cung ở nữ giới bao gồm:

2.1. Chảy máu khi quan hệ

Đây là dấu hiệu ung thư tử cung sớm rất nổi bật. Có đến 70 – 80% người bệnh có hiện tượng xuất huyết âm đạo này.

2.2. Xuất huyết âm đạo bất thường

Với những phụ nữ mãn kinh lâu năm, bồng nhiên ra máu âm đạo chắc chắn là điều bất thường. Lượng máu thường không nhiều, và không hề đau bụng hay đau lưng. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không thể bỏ quan triệu chứng này. Hãy sớm đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe ngay nhé.

2.3. Dịch âm đạo tiết ra nhiều

Có 75 – 85% người bệnh ung thư tử cung bị tiết dịch âm đạo, ở nhiều mức độ khác nhau. Hầu hết là dịch huyết trắng, kèm theo có mùi, có thể thay đổi về màu sắc. Điều này xảy ra do sự kích thích của mầm bệnh đang hình thành. Khiến cho khí hư ở tử cung tăng tiết ra.

2.4. Gặp khó khăn khi đi tiểu

Việc bạn bị rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi, vận động mạnh chưa chắc đã là do bệnh lý về tiết niệu. Cộng thêm việc tiểu rát, tiểu ra máu… Trường hợp này hãy chú ý, bởi đây có thể là dấu hiệu ung thư tử cung sớm. Hoặc là dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.

Ngoài ra, một số biểu hiện khác về thể trạng sức khỏe, cân nặng cũng thường gặp trong giai đoạn sớm của bệnh. Bởi ung thư tử cung có thể làm giảm lượng hồng cầu khỏe mạnh. Bạch cầu trong máu tăng lên để tự hỗ trợ cho miễn dịch của cơ thể. Điều này khiến cho các chị em thường xuyên mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân.

Khi gặp những dấu hiệu trên, chị em nên đi khám để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt.

3. Phương pháp chẩn đoán

Các phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung có thể bao gồm:

  • Khám phụ khoa.
  • Siêu âm âm đạo.
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Sinh thiết nội mạc tử cung

Tùy theo tình trạng từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp.

4. Phương pháp điều trị ung thư tử cung

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Các phương pháp chính điều trị bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị

4.1. Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư tử cung

Có 2 loại chính của phẫu thuật trong điều trị ung thư cổ tử cung, bao gồm:

Hysterectomy (cắt bỏ tử cung, đôi khi có thể cần loại bỏ cả buồng trứng và ống dẫn trứng)

Pelvic exenteration ( loại bỏ âm đạo, tử cung, bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng và trực tràng).

Tùy vào mức độ xâm lấn của ung thư, bệnh nhân có muốn có con nữa hay không, bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật phù hợp.

Một số biến chứng của cắt bỏ tử cung:

Biến chứng ngắn hạn bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, cục máu đông, dễ bị chấn thương ở các khu vực niệu quản, máu và chấn thương do tai nạn để niệu quản, bàng quang, trực tràng.

Nguy cơ biến chứng lâu dài bao gồm:

  • Âm đạo có thể bị ngắn, và khô hơn, khiến cho quan hệ tình dục đau đớn
  • Tiểu không tự chủ
  • Sưng cánh tay và chân do sự tích tụ của chất lỏng (bạch huyết)
  • Ruột có thể bị tắc do các mô sẹo và người bệnh có thể cần phải phẫu thuật để điều chỉnh
  • Không thể sinh con
  • Nếu loại bỏ cả buồng trứng, người bệnh sẽ sớm bị mãn kinh.

4.2. Xạ trị

Xạ trị có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với phẫu thuật để điều trị ung thư tử cung giai đoạn đầu. Nó cũng có thể sử dụng kết hợp với hóa trị để kiểm soát chảy máu và đau đớn. Có 2 loại xạ trị, bao gồm xạ trị bên ngoài và xạ trị nội bộ. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ thường kết hợp giữa xạ trị bên ngoài và xạ trị nội bộ.

Một số tác dụng phụ của xạ trị ung thư tử cung:

  • Tiêu chảy
  • Đau khi đi tiểu
  • Chảy máu từ âm đạo hoặc trực tràng
  • Cảm thấy rất mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Đau ở da khu vực xương chậu
  • Âm đạo bị thu hẹp, làm cho quan hệ tình dục bị đau
  • Âm đạo khô
  • Mãn kinh sớm
  • Ảnh hưởng tới bàng quang và ruột, có thể dẫn tới tiểu không kiểm soát

Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ sẽ khắc phục trong thời gian sau xạ trị.

Xạ trị có thể được sử dụng trong giai đoạn đầu (kết hợp với phẫu thuật) hoặc dùng trong điều trị giảm nhẹ ở giai đoạn cuối.

4.3. Hóa trị

Hóa trị thường được dùng để điều trị giảm nhẹ

Hóa trị có thể được kết hợp với xạ trị để chữa bệnh ung thư tử cung, hoặc nó có thể được sử dụng như là một điều trị duy nhất cho ung thư giai đoạn muộn nhằm làm chậm tiến triển bệnh và giảm triệu chứng.

Cũng như với xạ trị, các loại thuốc hóa trị cũng có thể gây tổn hại các mô khỏe mạnh. Các tác dụng phụ thường gặp gồm:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi, thiếu máu, khó thở (do thiếu máu), dễ bị nhiễm trùng (do thiếu tế bào máu trắng)
  • Loét miệng
  • Ăn mất ngon
  • Rụng tóc

Các tác dụng phụ cũng sẽ thuyên giảm sau khi kết thúc điều trị.

4.4. Theo dõi sau điều trị

Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra và theo dõi nhằm phát hiện dấu hiệu tái phát sớm và điều trị kịp thời. Theo các bác sĩ, trong 2 năm đầu tiên, cứ 4 tháng người bệnh nên tới bệnh viện kiểm tra 1 lần. Sau 2 năm, định kỳ 12 tháng 1 lần người bệnh nên kiểm tra lại.