Tìm hiểu về bệnh ung thư trực tràng giai đoạn cuối
Dấu hiệu ung thư trực giai đoạn cuối rất diễn tiến phức tạp và tiên lượng xấu. Cùng tìm hiểu về bệnh ung thư trực tràng giai đoạn cuối qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Ung thư trực tràng là gì?
Ung thư trực tràng xảy ra ở trực tràng, phần cuối của cơ quan tiêu hóa ngay trước hậu môn và sau đại tràng xích ma.
1.1. Nguyên nhân gây ung thư trực tràng
Nguyên nhân chính xác gây ung thư đại trực tràng vẫn chưa được kết luận cụ thể, tuy nhiên có nhiều yếu tố được cho là căn nguyên gây bệnh:
- Độ tuổi trên 40: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng càng lớn. Tuy nhiên thực tế căn bệnh này đang có xu hướng gặp phải ở cả người trẻ tuổi.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống không đúng cách, thường xuyên ăn thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, thực phẩm cay nóng, thực phẩm sống… làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
- Nghiện rượu bia: Đây là loại đồ uống không tốt cho sức khỏe, đặc biệt nó làm gia tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư đại trực tràng nói riêng.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh ở đại tràng như bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng mạn tính, polyp đại trực tràng
- Tiền sử gia đình có người nhà mắc ung thư đại trực tràng
1.2. Chẩn đoán ung thư trực tràng
Để chẩn đoán chính xác ung thư trực tràng cần thực hiện các bước sau:
Thăm khám lâm sàng
Đây là quy trình khám tổng quát với bác sĩ chuyên khoa ung bướu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám thể lực cho bệnh nhân bao gồm chiều cao, cân nặng, huyết áp… để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại. Sau đó, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật, một số dấu hiệu bệnh ung thư điển hình và nếu bệnh nhân có các biểu hiện như đi ngoài phân lỏng, đi ngoài phân dính máu, đau bụng, mệt mỏi kéo dài… bác sĩ sẽ có kết quả khám ban đầu và chuyển người bệnh sang khám chuyên sâu.
Xét nghiệm
Xét nghiệm phát hiện ung thư trực tràng phổ biến là định lượng CEA, CA 19-9 và tìm máu ẩn trong phân.
- Xét nghiệm CEA: là xét nghiệm đo mức kháng nguyên CEA trong máu. CEA là kháng nguyên có liên quan đến nhiều bệnh ung thư như đường ruột, ung thư tuyến tụy, ung thư vú,… Nồng độ CEA bình thường trong cơ thể là 0 – 5 ng/mL máu. Tuy tăng nồng độ CEA không khẳng định chắc chắn bạn mắc ung thư trực tràng nhưng đây là cơ sở để chẩn đoán dấu ấn ung thư ban đầu. Một số trường hợp có liên quan đến tăng định lượng CEA trong máu là polyp dạ dày, đại tràng, viêm tụy, viêm gan,…
- Xét nghiệm CA 19-9: CA 19-9 là kháng nguyên có ở một số tạng của cơ thể như dạ dày, ruột, phổi… Cũng giống như xét nghiệm CEA, xét nghiệm CA 19-9 chỉ mang tính chất định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị. Nồng độ CA 19-9 bình thường ở cơ thể người là 0 – 22 U/mL máu. Tùy từng bệnh ung thư mà kháng nguyên CA 19-9 này có thể tăng lên tới 30 – 40 U/mL máu. Tuy nhiên, không phải tất cả những bệnh nhân có nồng độ CEA tăng đều bắt nguồn từ ung thư tuyến tụy mà chúng còn liên quan đến một số bệnh lý như viêm dạ dày, viêm ruột, viêm tụy…
- Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT): đây là xét nghiệm chẩn đoán có hay không có máu trong phân chứ chưa thể khẳng định chắc chắn có hay không bệnh ung thư trực tràng, đại tràng. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện chẩn đoán bằng các phương pháp chuyên sâu khác.
Ngoài những xét nghiệm quan trọng trên, bác sĩ còn thực hiện một số xét nghiệm đánh giá đường huyết, đánh giá chức năng gan… để đánh giá thể trạng chung của bệnh nhân, làm cơ sở cho việc chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nếu phát hiện bệnh.
Nội soi trực tràng, sinh thiết
Quan trọng nhất trong xét nghiệm ung thư trực tràng là nội soi trực tràng kết hợp sinh thiết để đánh giá tính chất khối u. Nội soi trực tràng là phương pháp thăm dò chức năng trực tiếp sử dụng ống soi mềm có kích thước nhỏ, khoảng 1cm qua đường hậu môn. Quan sát hình ảnh qua camera gắn ở đầu ống nội soi, nếu xuất hiện polyp trực tràng sẽ tiến hành cắt bỏ và đem sinh thiết. Tuy polyp thường lành tính nhưng chúng có khả năng biến đổi thành ung thư sau nhiều năm nên cắt polyp trực tràng luôn là cách phòng bệnh sớm.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số phương pháp khác như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ… để xác định mức độ lan rộng của tế bào ung thư.
2. Ung thư trực tràng giai đoạn cuối
Ung thư trực tràng giai đoạn cuối hay còn gọi là giai đoạn IV là thời điểm khối u đã lan tới các cơ quan và mô khác ở xa như gan hoặc phổi.
2.1. Những dấu hiệu ung thư trực tràng giai đoạn cuối
Ung thư trực tràng giai đoạn cuối có đặc điểm ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết bất kỳ và di căn đến các cơ quan ở xa như phổi, gan, cổ tử cung (ở nữ giới), tuyến tiền liệt (nam giới)…
Dấu hiệu ung thư trực tràng giai đoạn này khá phức tạp, tùy thuộc vào vị trí ung thư di căn tới:
- Ung thư di căn đến phổi, bệnh nhân dễ bị tràn dịch màng phổi, đau tức ngực, khó thở…
- Ung thư di căn đến gan khiến bệnh nhân cảm thấy bụng chướng, sưng to, vàng da, mắt, phù bàn chân, bàn tay…
Ngoài các triệu chứng tại vị trí ung thư di căn đến, bệnh nhân ung thư trực tràng còn có những biểu hiện điển hình như tiêu chảy hoặc táo bón nặng, đi ngoài phân có máu, đau quặn thắt vùng lưng, đau vùng chậu…
2.2. Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn cuối
Các lựa chọn điều trị bệnh giai đoạn IV phụ thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư, tuổi tác, thể trạng người bệnh… Tỷ lệ sống sau 5 năm cho giai đoạn này khoảng 12%.
Nếu bác sĩ có thể loại bỏ được tất cả khối u (ví dụ chỉ có một vài khối u trong gan hoặc phổi), các phương pháp điều trị phổ biến nhất bao gồm:
- Phẫu thuật để loại bỏ tổn thương trực tràng và các khối u xa, tiếp theo là hóa trị (và xạ trị trong một số trường hợp)
- Hóa trị trước tiên, tiếp theo là phẫu thuật để loại bỏ các tổn thương trực tràng và các khối u xa.
- Hóa trị, tiếp theo là hóa trị và xạ trị (chemoradiation), tiếp theo là phẫu thuật để loại bỏ tổn thương trực tràng và những khối u xa.
- Hóa trị và xạ trị, tiếp theo là phẫu thuật để loại bỏ tổn thương trực tràng và các khối u xa.
Những phương pháp này giúp loại bỏ khối u, kéo dài sự sống cho bệnh nhân, trong một số trường hợp có thể chữa khỏi bệnh. Nếu ung thư trực tràng chỉ xâm lấn tới gan, bệnh nhân sẽ được chỉ định hóa trị, hóa chất được đưa trực tiếp vào động mạch dẫn đến gan (truyền tĩnh mạch ở gan).
Nếu ung thư lan rộng hơn và không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, các phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào việc liệu ung thư có gây tắc nghẽn ruột hay không. Nếu có, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Nếu không, ung thư có thể được điều trị bằng các loại thuốc trị liệu và/hoặc các thuốc trị liệu mục tiêu mà không cần phẫu thuật.
Đối với khối u không đáp ứng hóa trị và không co lại, gây ra các triệu chứng, các phương pháp điều trị được thực hiện để làm giảm các triệu chứng và tránh các biến chứng lâu dài như chảy máu hoặc tắc nghẽn ruột. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Loại bỏ khối u trực tràng bằng phẫu thuật
- Phẫu thuật tạo thành hậu môn (colostomy) và bỏ qua khối u trực tràng (colostomy chuyển tiếp)
- Sử dụng laser để tiêu diệt khối u bên trong trực tràng
- Đặt stent trong trực tràng
- Liệu pháp hóa trị liệu
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị