Tìm hiểu nguyên nhân ung thư vòm họng và cách phòng bệnh tối ưu

Tại Việt Nam, ung thư vòm họng là bệnh ung thư rất phổ biến, nó đứng thứ ở vị trí thứ 4 trong 6 loại ung thư thường gặp nhất. Vậy nguyên nhân ung thư vòm họng là gì và có biện pháp phòng bệnh nào hay không? Để có thể bảo vệ cho sức khỏe của mình một cách tốt nhất thì các bạn không nên bỏ qua bài viết sau đây của GENK STF.

Xem thêm:

Sơ lược về bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là dạng ung thư thường gặp nhất trong các bệnh lý ung thư đầu mặt cổ. Bệnh phát sinh từ vòm họng (vị trí cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi) khi các tế bào biểu mô trong vòm họng bị biến đổi gen, phát triển mất kiểm soát và tạo thành khối u trong vòm họng. Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh khi nó không có dấu hiệu rõ ràng như lại diễn biến rất nhanh khiến cho việc chữa trị gặp nhiều khó khăn hơn. Đó là lý do mà chúng ta cần phải nắm được nguyên nhân ung thư vòm họng để có thể phòng tránh được căn bệnh này một cách tốt nhất.

Nguyên nhân ung thư vòm họng

Cho tới nay, nguyên nhân ung thư vòm họng chính xác vẫn chưa được xác định, nhưng các bác sĩ có thể khoanh vùng được những yếu tố là nguy cơ gây nên căn bệnh này bao gồm: 

  • Tuổi tác, giới tính: Bệnh ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đa số bệnh nhân ung thư vòm họng sẽ xảy ra ở những người từ 30 – 55 tuổi. Ngoài ra, so với nữ giới thì nam giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Nếu chúng ta ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm lên men… ít rau xanh, hoa quả thì sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng. 
  • Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia: Những chất kích thích, chất độc hại có trong những loại thực phẩm này chính là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vòm họng. Vì chúng sẽ làm tổn thương vòm họng, gây biến đổi các tế bào và hình thành nên bệnh ung thư.
Khói thuốc lá có thể gây ung thư vòm họng
  • Di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị ung thư vòm họng thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. 
  • Môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm: Nếu môi trường sống và làm việc của bạn có nhiều khói bụi, thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại thì rất dễ mắc bệnh ung thư vòm họng. Vì nó có thể tác động lớn, kích thích và sản sinh các tế bào ung thư phát triển tại đây trước khi đi vào phổi.
  • Nhiễm virus EBV: Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư vòm họng có liên quan đến virus EBV này.  
  • Quan hệ tình dục bằng miệng: Đây cũng là một nguyên nhân có thể gây ung thư vòm họng vì nó có thể làm lây nhiễm virus HPV. Đây là loại virus có thể gây ra nhiều loại bệnh như giang mai, sùi mào gà…

Dấu hiệu của ung thư vòm họng 

Phần lớn bệnh nhân ung thư vòm họng khi phát hiện ra bệnh thì đã ở trong giai đoạn muộn vì dấu hiệu của bệnh không rõ ràng. Vậy nên khi các bạn quan sát thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng như sau thì nên đi khám để kiểm tra tình trạng bệnh càng sớm càng tốt: 

  • Có cảm giác khó nuốt thức ăn, nuốt nước bọt: Đây là dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư vòm họng trong giai đoạn đầu. Người bệnh sẽ cảm thấy việc nuốt thức ăn, nước bọt khó khăn hơn. Nguyên nhân là do khối u trong cổ họng đã phát triển và khi khối u ngày càng lớn thì triệu chứng này sẽ càng rõ rệt hơn.
  • Giọng nói thay đổi bất thường: Nếu như giọng nói của bạn bị thay đổi, khàn giọng, dù đã dùng thuốc nhưng vẫn không thấy cải thiện thì nên đi khám vì rất có thể đã bị ung thư vòm họng. 
  • Thường xuyên ho khan, ho có đờm: Ho nhiều, có đờm, ho kéo dài dai dẳng lâu ngày mà không hết cũng là dấu hiệu cho biết chúng ta có nguy cơ mắc phải ung thư vòm họng.
Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau họng, ho nhiều
  • Triệu chứng ở tai: Khi bị ung thư vòm họng thì người bệnh còn có thể bị ù tai, đau tai, tai chảy dịch và suy giảm khả năng tính lực. 
  • Triệu chứng ở mũi: Không chỉ gặp những triệu chứng khó chịu ở tai, bệnh nhân ung thư vòm họng còn có thể bị ngạt ở một hoặc hai bên mũi, mũi có chất nhầy và đôi khi còn có máu. 
  • Triệu chứng thần kinh: Nghiệm hơn là người bệnh còn có thể gặp phải các biểu hiện như đau đầu, đau nửa mặt, chóng mặt, mất cảm giác vùng hầu họng do khối u xâm lấn nền sọ, xâm lấn các dây thần kinh.
  • Nổi hạch cổ: Đây là dấu hiệu thường xuất hiện khi bệnh ung thư vòm họng đã bước vào giai đoạn nặng. Hạch có đặc điểm là cứng, rắn chắc, ít di động, không đau, nó có thể chèn ép và gây ra cảm giác khó nuốt, nuốt bị đau.
  • Sụt cân bất thường: Khi bị ung thư vòm họng thì người bệnh thường sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn nên sẽ gây ra tình trạng sụt cân, suy nhược cơ thể. 

Cách phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng

Dựa vào những nguyên nhân ung thư vòm họng nói trên thì chúng ta sẽ biết được những biện pháp giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh một cách tối ưu nhất như sau: 

  • Nên áp dụng một chế độ ăn uống khoa học với những thực phẩm lành mạnh, giàu dưỡng chất như protein, vitamin, khoáng chất… với nhiều rau xanh, trái cây tươi và lượng thịt đỏ hợp lý nhằm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể tối ưu.
  • Đồng thời, các bạn nên hạn chế những thực phẩm lên men, đồ ăn quá mặn như: dưa muối, cà muối, thịt muối, cá muối… và các loại thức ăn nhiều mỡ, đồ nướng… vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh ung thư vòm họng.
  • Tuyệt đối không nên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia vì những chất kích thích, chất độc hại trong những loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vòm họng và nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.
  • Bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý thì các bạn cũng cần phải chú ý vận động cơ thể, tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể dẻo dai và nâng cao sức đề kháng để giúp chống lại bệnh tật tốt hơn.
  • Ngoài ra, các bạn cần phải duy trì một lối sống khoa học như ngủ đủ giấc, tránh thức khuya… và đặc biệt là nên chú ý đến việc sinh hoạt tình dục lành mạnh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.
  • Khám sức khỏe định kỳ tầm soát ung thư vòm họng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu mà chúng ta không nên bỏ qua. Nhất là với những người có nguy cơ mắc bệnh cao khi trong gia đình có người thân bị bệnh.

Có thể thấy rằng việc nắm được những nguyên nhân ung thư vòm họng sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc giúp chúng ta có thể hạn chế được nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Vậy nên các bạn hãy kiên trì thực hiện những biện pháp phòng bệnh nói trên để bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình nhé.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTV2 HTCB số 23 – Hành trình tìm lại sự sống của bệnh nhân ung thư Vòm họng (Ông Tiến- 0987.760.309)

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7