Thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ em khi nào nên dùng?

Trẻ nhỏ nếu sức đề kháng yếu sẽ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển. Chính tình trạng này khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng tìm các biện pháp tăng sức đề kháng. Vậy làm thế nào để lựa chọn được thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ em?

Khi nào nên bổ sung thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ em được nhiều phụ huynh quan tâm
Khi nào nên bổ sung thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ em được nhiều phụ huynh quan tâm

1. Khi nào nên sử dụng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ em? 

Sức đề kháng của cơ thể con người thường phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Đó là môi trường sống, miễn dịch, vận động, các yếu tố dinh dưỡng,… Việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ cần phải kết hợp các yếu tố này mới mang lại hiệu quả. 

Thông thường trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi sẽ có hệ miễn dịch thụ động. Toàn bộ miễn dịch đều từ mẹ sang con qua rau thai và từ tháng thứ 6 trở đi hệ miễn dịch này sẽ giảm dần. Tuy nhiên, gia đình chỉ nên dùng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ em khi được chỉ định.

Một số trường hợp cần thiết phải sử dụng các sản phẩm tăng cường đề kháng cho trẻ là: 

  • Trẻ gặp phải nguyên nhân nào đó gây thiếu yếu tố miễn dịch, trẻ sinh non.
  • Trẻ phải tiếp xúc các yếu tố nguy cơ gây bệnh trong khi cơ thể trẻ chưa đủ mạnh để chống lại như: thời điểm giao mùa, bé bị suy dinh dưỡng,…Việc sử dụng các loại thuốc nâng cao đề kháng cho trẻ cần tuyệt đối tuân theo chỉ định bác sĩ. 
Khi sức đề kháng của trẻ không đủ sức chống lại bệnh tật mới nên dùng thuốc tăng sức đề kháng

2. Hậu quả khi lạm dụng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ em

Bất cứ sản phẩm thuốc hay thực phẩm chức năng nếu lạm dụng đều gây hậu quả. Chúng có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn ở trẻ nhỏ như trẻ chán ăn, táo bón, dậy thì sớm, béo phì… Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Một số hậu quả dễ thấy khi quá lạm dụng thuốc nâng cao đề kháng cho trẻ là: 

  • Trẻ sử dụng Calci liều cao kéo dài dễ mắc sỏi thận, hạn chế hấp thụ các chất khoáng cho cơ thể như sắt, kẽm, magie phosphor.
  • Trẻ dung nạp vào cơ thể quá nhiều thuốc sắt dễ bị táo bón.
  • Vitamin tan trong dầu mỡ như A, D, E, K dẫn tới ngộ độc khi sử dụng dài ngày, gây hại cho gan. Nếu trẻ ngộ độc vitamin A có thể dẫn tới  tăng áp lực nội sọ, Vitamin D có thể dẫn đến táo bón cho trẻ.
  • Trẻ có thể bị dị ứng với vitamin nhóm B gây nên tình trạng sốc phản vệ.
  • Việc sử dụng không đúng các loại thuốc tăng đề kháng, thuốc bổ sẽ gây nên các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, nhức đầu, buồn ngủ…

3. Các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Để tăng cường miễn dịch cho bé, phụ huynh có thể lựa chọn các loại thuốc bổ, vitamin hoặc thực phẩm chức năng phù hợp.

Thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ em: các loại vitamin

Các sản phẩm vitamin C, vitamin E, vitamin A,… đều có tác dụng nâng cao đề kháng cho trẻ nhỏ.

  • Vitamin C

Vitamin C là chất tăng cường miễn dịch hàng đầu không thể thiếu cho trẻ. Trong khi đó, cơ thể không thể sản xuất vitamin C, việc uống loại vitamin này vô cùng cần thiết cho sức khỏe. Phụ huynh nên bổ sung vitamin này thông qua các loại quả có múi hay các rau xanh đậm,… rất giàu vitamin C. Thông thường, lượng vitamin C cần cung cấp cho trẻ sơ sinh 0-6 tháng là 25 mg/ngày và trẻ 6 tháng – 6 tuổi là 30 mg/ngày.

  • Vitamin A

Vitamin A giúp răng, xương phát triển tốt, bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ càng lớn nhu cầu dùng vitamin A càng tăng cao nên cha mẹ cần lưu ý để bổ sung đúng liều lượng cho con. Thông thường, lượng vitamin A ở trẻ em 0-6 tháng là 375 µg/ngày. Với các bé từ 6 tháng – 3 tuổi là 400 µg/ngày và 450 µg/ngày với trẻ 4-6 tuổi.

  • Vitamin E

Vitamin này chống oxy hóa tốt, ngăn cản việc hình thành các sản phẩm oxy hóa độc hại trong cơ thể. Cơ thể sẽ được bảo vệ tối đa, chống lại các bệnh nhiễm trùng. Lượng vitamin E được khuyến cáo cho trẻ trong giai đoạn 1-3 tuổi là 6mg/ngày, trẻ trong độ tuổi 4-6 tuổi là 7 mg/ngày.

  • Vitamin B6

Vitamin này rất quan trọng giúp các phản ứng sinh hóa miễn dịch được thực hiện. Bên cạnh dùng thuốc, phụ huynh có thể bổ sung vitamin này cho trẻ qua thực phẩm như các loại cá nước lạnh, thịt gà, các loại rau xanh và đậu hà lan.

Thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng và khỏe mạnh

Thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ em: các nguyên tố vi lượng

Bổ sung các nguyên tố vi lượng như kẽm, selen,…chính là cách đơn giản giúp nâng cao đề kháng cho cơ thể trẻ.

  • Kẽm

Kẽm giảm lão hóa, nâng cao đề kháng giúp vết thương nhanh lành. Cùng với vitamin A, B6 và vitamin E, kẽm đẩy nhanh miễn dịch của tuyến ức. Mẹ có thể bổ sung nguyên tố này cho bé thông qua các viên kẽm trên thị trường.

  • Selen

Selen là thành phần quan trọng trong hoạt động của bạch cầu, chống lại nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nguyên tố này cũng giúp cấu trúc di truyền phục hồi, các enzym của hệ thống miễn dịch được kích hoạt. Mẹ có thể bổ sung selen qua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ em hoặc các loại sữa tăng đề kháng cho bé.

  • Interferon

Interferon có công dụng hiệu quả trong việc chống virus bởi tác dụng ức chế sự sao chép, ngăn chặn sự nhân lên của virus. Hiện nay có 3 nhóm interferon chính là alpha, beta, gamma sử dụng tùy thuộc thể trạng từng người.

4. Lưu ý khi sử dụng các thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ em

  • Khi lựa chọn các sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ, cần lựa chọn đúng sản phẩm  phù hợp cho con trong từng lứa tuổi. Dạng siro thường lỏng, ngọt với hương vị hấp dẫn sẽ thích hợp với trẻ dưới 1 tuổi hay trẻ không thích uống thuốc. Dạng cốm phù hợp với trẻ lớn hơn, khi chúng có thể nhai nuốt hoặc pha vào nước để uống.
  • Lựa chọn mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ em tại các cơ sở phân phối chính hãng, uy tín.
  • Đối với nguyên tố vi lượng interferon chỉ dùng khi thật cần thiết. Hãy sử dụng chúng khi cơ thể trẻ không đủ sản sinh miễn dịch tự nhiên và cần đối phó với các loại virus gây bệnh hại. 
  • Sử dụng thuốc nâng cao miễn dịch khi trẻ thiếu các yếu tố miễn dịch hoặc hệ miễn dịch suy giảm. Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc cho trẻ bởi chúng có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.