Giải đáp thắc mắc: Tầm soát ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu?

Tầm soát ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu là câu hỏi được nhiều chị em thắc mắc. Việc tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ rất cần thiết và quan trọng nhằm phát hiện sớm bệnh để có hướng điều trị phù hợp. Hãy cùng Genk STF giải đáp vấn đề tầm soát ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu qua nội dung dưới đây.

Xem thêm:

1. Hiểu thế nào về tầm soát ung thư cổ tử cung?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra trong cổ tử cung có tế bào ung thư hay không. Tầm soát ung thư có thể phát hiện được bệnh ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp quá trình điều trị được đơn giản, dễ dàng hơn mà lại mang lại hiệu quả cao.

Tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm phát hiện sớm bệnh và mang lại hiệu quả điều trị cao

Tầm soát ung thư cổ tử cung không chỉ là một xét nghiệm cho bệnh ung thư mà còn giúp phát hiện xem tế bào ở tử cung có thay đổi bất thường nào không. Tuy nhiên, để việc tầm soát cho kết quả chính xác, bạn nên thực hiện tại những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín.

2. Vì sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm với số lượng mắc ngày càng tăng cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì trên thế giới có khoảng 570.000 ca ung thư cổ tử cung vào năm 2018 và mỗi năm có hơn 300.000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này.

Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến thứ ba ở nữ giới. Số ca mắc mới mỗi năm mà nước ta ghi nhận khoảng 4.177 ca và số phụ nữ tử vong vì căn bệnh này là 2.420 người. Như vậy, có nghĩa số phụ nữ Việt tử vong vì ung thư cổ tử cung trung bình mỗi ngày lên đến 7 người.

Những con số trên cho thấy ung thư cổ tử cung là căn bệnh đáng sợ và rất nguy hiểm. Đáng nói là bệnh có thể xảy ra ở bất cứ người phụ nữ nào, kể cả người trẻ cho đến phụ nữ lớn tuổi.

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm nên việc tầm soát ung thư là giải pháp hữu ích để phát hiện bệnh sớm nhằm tăng tỷ lệ điều trị đạt kết quả cao. Theo thống kê, tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên đến 90% nếu phát hiện và điều trị tích cực, đúng cách ngay từ giai đoạn sớm. Bên cạnh đó, việc tầm soát bệnh cũng giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu rất khó phát hiện bởi các triệu chứng không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh phụ khoa khác. Do đó, phụ nữ hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng việc tầm soát ung thư cổ tử cung.

3. Những ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung

Các chuyên gia khuyến cáo, những phụ nữ đã quan hệ tình dục và từ 25 tuổi trở lên nên tầm soát ung thư cổ tử cung. Thế nhưng, những đối tượng có nguy cơ cao dưới đây nên thực hiện tầm soát ung thư tử cung sớm hơn:

  • Những người nhiễm virus HPV.
  • Những người mắc các bệnh lây qua đường tình dục nên suy giảm hệ miễn dịch.
  • Những phụ nữ sinh đẻ nhiều lần hoặc sinh con quá sớm (trước 17 tuổi).
  • Những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài.
  • Phụ nữ nghiện thuốc lá.
  • Những người gia đình từng có người thân mắc ung thư cổ tử cung.
  • Những người có tiền sử mắc bệnh ung thư.
  • Phụ nữ xuất hiện triệu chứng là đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường, tiểu tiện bất thường, sưng đau ở chân, dịch tiết âm đạo nhiều và có màu khác thường…
  • Quan hệ tình dục quá sớm, quan hệ tình dục với nhiều người. Những đối tượng này đều dễ bị nhiễm HPV.

4. Tầm soát ung thư cổ tử cung gồm những gì?

Tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ được thực hiện bằng việc thăm khám và làm các xét nghiệm chuyên sâu. Vậy tầm soát ung thư cổ tử cung gồm những gì thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây:

4.1. Thăm khám lâm sàng

Đây là bước đầu tiên trong việc tầm soát ung thư cổ tử cung. Theo đó, bác sĩ sẽ hỏi thăm để nắm được các triệu chứng bất thường, tiền sử bệnh. Tiếp đến, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám bên ngoài từ cung. Dựa vào việc thăm khám lâm sàng và kết quả nhận định ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định có cần làm thêm những xét nghiệm tiếp theo hay không.

4.2. Xét nghiệm virus HPV

Virus HPV là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung với khoảng 90% ca mắc. Hiện nay, virus HPV có đến khoảng 200 dạng khác nhau. Trong đó, có 2 dạng phổ biến gây ung thư cổ tử cung là HPV 16 và HPV 18. Vì thế, xét nghiệm virus HPV là một trong những phương pháp dùng để chẩn đoán nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Để thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào ở tử cung của bạn và đem kiểm tra. Nếu kết quả bình thường thì sau 5 năm bạn mới phải làm xét nghiệm HPV ở lần tiếp theo. 

4.3. Xét nghiệm Pap smear (xét nghiệm Pap hoặc phết tế bào tử cung)

Xét nghiệm Pap được thực hiện bằng việc bác sĩ sẽ lấy mẫu từ cổ tử cung. Sau đó, đem kiểm tra để tìm kiếm xem có sự hiện diện của các tế bào bất thường nguy cơ trở thành ung thư hoặc có tế bào ung thư hay không. 

Xét nghiệm Pap là một trong những phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến

Nếu kết quả bình thường thì sau 3 năm, bạn mới phải làm xét nghiệm này tiếp theo. Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên là có thể thực hiện được xét nghiệm Pap smear. Để cho kết quả chính xác, bạn nên kết hợp cùng với xét nghiệm virus HPV.

4.4. Xét nghiệm sàng lọc VIA

Để làm xét nghiệm này, bác sẽ đưa vào âm đạo dụng cụ là mỏ vịt và nhỏ dung dịch acid acetic (loại acid này có nồng độ thấp nên không gây hại cho âm đạo, tử cung). Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát bằng mắt thường để đánh giá trong cổ tử cung có thay đổi gì hay không.

Thông thường, xét nghiệm sàng lọc VIA được áp dụng tại những cơ sở không có điều kiện hoặc không đủ khả năng làm xét nghiệm virus HPV và xét nghiệm Pap. Phương pháp xét nghiệm VIA được thực hiện cho phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50.

Lưu ý: Nếu các xét nghiệm tầm soát cho kết quả bất thường thì chị em cũng không cần quá lo lắng. Bởi chưa chắc đó là ung thư mà vì nguyên nhân khác. Lúc này, bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể với bạn và đưa ra hướng xử lý tốt nhất.

5. Tầm soát ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là rất quan trọng và cần thiết. Thế nhưng, tầm soát ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu là thắc mắc của nhiều chị em hiện nay. Thực tế, rất khó để trả lời chính xác chi phí thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Bởi mỗi bệnh viện, cơ sở y tế sẽ có bảng giác khác nhau. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào các xét nghiệm được thực hiện mà tổng chi phí sẽ không giống nhau giữa mỗi người.

Mặc dù khó đưa ra con số cụ thể về tầm soát ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu nhưng mức giá cơ bản của các dịch vụ thăm khám, xét nghiệm như sau:

  • Chi phí khám lâm sàng khoảng 300.000 đồng.
  • Chi phí soi cổ tử cung (xét nghiệm VIA) khoảng 250.000 đồng.
  • Chi phí khoảng 180.000 đồng cho xét nghiệm Pap thường bằng que phết lấy tế bào âm đạo.
  • Chi phí khoảng 650.000 đồng đối với xét nghiệm ThinPrep Pap test.
  • Chi phí xét nghiệm virus HPV dao động trong khoảng từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng.
  • Chi phí xét nghiệm VIA khoảng từ 100.000 đồng.

Như vậy, tổng tất cả các chi phí nếu bạn làm hết các xét nghiệm sẽ khoảng 2.000.000 – 2.500.000 đồng. Đây là mức chi phí khá hợp lý để tầm soát căn bệnh nguy hiểm nhằm có hướng điều trị sớm và kịp thời nếu không may mắc bệnh.

6. Những lưu ý trước khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung

Để việc tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác, bạn cần lưu ý những vấn đề sau trước khi thực hiện:

  • Không thụt rửa âm đạo trước khi thực hiện tầm soát ung thư, nhất là khi làm các xét nghiệm.
  • Tạm ngưng vài ngày đối với thuốc đặt âm đạo và các sản phẩm kem bôi.
  • Nên thực hiện tầm soát khi đã sạch kinh và thời gian lý tưởng nhất là 2 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt.
  • 2 ngày trước khi làm xét nghiệm cần kiêng quan hệ tình dục.
  • Nên thực hiện tầm soát ung thư tại những bệnh viện, phòng khám lớn và chuyên nghiệp để đảm bảo sự sạch sẽ, an toàn, chính xác.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về tầm soát ung thư cổ tử cung cũng như giúp các bạn giải đáp được câu hỏi tầm soát ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu. Đây là việc làm cần thiết nhằm sớm phát hiện bệnh để có hướng điều trị phù hợp, đạt kết quả cao.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK