Phòng ngừa suy giảm chức năng gan như thế nào hiệu quả nhất?

Suy giảm chức năng gan là tình trạng gan không thể thực hiện đầy đủ các chức năng của nó. Suy giảm chức năng gan có thể là do nhiều nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài. Vậy thì hãy đi cùng với GENK STF để tìm hiểu về bệnh lý này nhé.

1. Chức năng của gan là gì?

Gan là cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể vì nó thực hiện nhiều chức năng liên quan đến duy trì sự sống.

Một số chức năng chính của gan phải kể đến như:

1.1. Chuyển hóa chất dinh dưỡng

Biến đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất béo, carbohydrate và protein,… là chức năng đầu tiên phải kể đến của gan.

Chuyển hóa tinh bột: Vai trò của lá gan trong quá trình chuyển hóa tinh bột chính là giúp ổn định đường huyết.

Nếu như lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường thì gan sẽ thực hiện công việc đẩy đường ra khỏi máu và lưu trữ chúng dưới dạng glycogen.

Ngược lại, nếu lượng đường trong máu quá thấp thì gan sẽ tác động vào glycogen và đẩy đường vào máu.

Chuyển hóa chất béo: Các tế bào gan thực hiện chức năng tiêu hóa chất béo bằng cách tiết ra dịch mật.

Chuyển hóa protein: Gan đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein.

Các tế bào gan sẽ chuyển hoá các axit amin có trong protein để cơ thể sử dụng vào việc sản xuất năng lượng hoặc các chất dinh dưỡng cần thiết khác để nuôi sống cơ thể.

1.2. Chức năng thanh lọc và đào thải độc tố

Gan phát huy vai trò thải độc bằng cách chuyển hoá các chất độc hại thành chất ít độc hại hơn (ure) rồi lại đổ ngược vào máu. Sau đó, urê sẽ được vận chuyển đến thận và bị đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.

Ngoài ra, các tế bào gan còn tạo ra một số các protein quan trọng trong quá trình đông máu với sự trợ giúp của vitamin K. Việc tạo ra các tế bào máu mới cũng là một trong những chức năng quan trọng của gan.

1.3. Lưu trữ năng lượng dưới dạng glycogen

Ngoài chức năng tích lũy và giải phóng đường, gan còn là cơ quan lưu trữ các vitamin cũng như các khoáng chất khác như vitamin B12, axit folic, sắt, vitamin A, vitamin D, vitamin K,… Cùng với đó, gan sẽ giải phóng, đẩy chúng lại vào máu khi cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể.

1.4. Chức năng tổng hợp của gan

  • Gan tổng hợp protein: Tế bào gan là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất gần 50% lượng protein của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao, gan có thể tự tái tạo trở lại khi bị cắt bỏ một phần.
  • Gan cũng đồng thời tham gia tổng hợp các yếu tố trong quá trình đông máu như fibrinogen, phức hệ prothrombin, heparin.
  • Tổng hợp hormone angiotensinogen giúp cơ thể điều hòa huyết áp.
  • Tổng hợp albumin là một protein phổ biến nhất trong huyết thanh.

1.5. Sản xuất mật

Mỗi ngày cơ quan gan có thể sản xuất khoảng từ 80 đến 1000ml mật. Mật sau đó sẽ được đưa vào ống mật, một phần tá tràng để tiêu hóa và hấp thu chất béo, cholesterol và một số vitamin.

Trong thành phần của dịch mật có muối mật, sắc tố mật, cholesterol, bilirubin, chất điện giải và nước.

1.6. Các chức năng khác của gan

  • Gan đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa các loại thuốc được hấp thu từ đường tiêu hóa thành chất chuyển hoá có tác dụng đối với cơ thể.
  • Gan tạo ra hồng cầu của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ cho đến tuần 32. Sau đó thì tủy xương mới bắt đầu đảm nhận chức năng này.
  • Sau khi chết đi, một phần hồng cầu sẽ được gan chuyển hóa thành các sản phẩm của dịch mật và tạo ra sắc tố mật.
  • Trong gan chứa các tế bào đại thực bào đóng vai trò giúp ngăn chặn và phá hủy các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào gan và ruột.
  • Gan đóng vai trò quan  trọng trong việc duy trì sự cân bằng các hormone trong cơ thể.

2. Suy giảm chức năng gan là gì?

Suy giảm chức năng gan là gì?

Suy giảm chức năng gan (hay còn gọi là suy gan) là tình trạng tổn thương gan một phần hay phần lớn dẫn đến hậu quả là các chức năng của gan bị suy giảm nặng nề. Suy giảm chức năng gan xảy ra do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, bệnh tự miễn, thuốc, hóa chất độc hại.

Bệnh chia làm hai giai đoạn đó là suy gan cấp tính và suy gan mạn tính.

Suy gan cấp tính có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Lạm dụng thuốc tây, đặc biệt là kháng sinh và thuốc giảm đau
  • Nhiễm các loại virus gây bệnh viêm gan A, B, C
  • Ngộ độc hóa chất hoặc mắc các bệnh về gan.

Nguyên nhân gây suy gan mạn tính là do

  • Bệnh viêm gan B, C
  • Thường xuyên uống rượu, bia trong thời gian dài
  • Những bệnh nhân mắc một số bệnh lý như xơ gan, suy dinh dưỡng hay rối loạn Hemochromatosis.

Khi bệnh nhân bị suy gan thì gan sẽ không thể thực hiện tốt các chức năng của nó trong cơ thể. Từ đó, làm cho hệ miễn dịch và hàng loạt vấn đề sức khỏe khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

3. Nguyên nhân gây ra suy giảm chức năng gan

3.1. Uống nhiều bia rượu

Gan chỉ có thể thanh lọc được một phần độc tố có trong rượu, do đó những phần còn lại sẽ được chuyển hóa thành chất acetaldehyde gây nguy hiểm cho gan.

Do đó, ở những đối tượng mà càng uống càng nhiều rượu thì nguy cơ mắc các bệnh lý về gan ngày càng cao.

3.2. Dùng nhiều thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây trong một thời gian dài với liều lượng nhiều sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm độc gan, u gan, ứ mật, xơ gan và vàng da,…

3.3. Sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc

Những thực phẩm không rõ nguồn gốc có chứa nhiều hóa chất, hoạt chất cấm như thuốc tăng trọng ngành chăn nuôi như DEHA hoặc chất Tinopal có trong bún, phở,… gây ảnh hưởng rất nhiều gan.

Những chất độc này khi tích tụ lâu trong cơ thể sẽ gây nhiễm độc gan, viêm gan và dẫn đến suy giảm chức năng gan.

3.4. Thói quen sinh hoạt không điều độ

Những thói quen sinh hoạt không khoa học như ăn đêm, thức khuya, lười vận động, ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ,… là nguyên nhân gây nên hội chứng suy giảm chức năng gan.

4. Dấu hiệu suy giảm chức năng gan

  • Gặp các vấn đề về mắt

Tình trạng suy giảm chức năng gan khiến cho người bệnh xuất hiện những quầng thâm ở mắt và cảm thấy mỏi mắt.

Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác do vậy mà rất người bệnh sẽ chủ quan.

Do đó, khi gặp phải triệu chứng này thì bạn cần phải lưu ý và theo dõi thêm một số biểu hiện khác để có thể đi khám kịp thời.

  • Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một trong dấu hiệu rất hay gặp ở người bệnh suy giảm chức năng gan.

Người bệnh sẽ có những biểu hiện như đi đại tiện nhiều lần, phân lỏng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi,…

  • Có mùi hơi thở

Bệnh lý này khiến cho hơi thở bệnh nhân có mùi.

Nhiều người sẽ nghĩ rằng đấy là do răng miệng nhưng cũng có thể là do gan.

Chức năng thải độc của gan bị suy giảm nghiêm trọng khiến cho độc tố trong cơ thể không được thải hết ra ngoài cơ thể và dẫn đến tình trạng hơi thở mới nặng mùi hơn.

  • Sự thay đổi về sắc tố da

Những người mà gan bị suy giảm sẽ làm thay đổi về màu mắt, màu da và móng tay chân.

Đây có thể coi là một triệu chứng rất điển hình của các bệnh về gan.

Ngoài ra vàng da, thì người bệnh còn có thể bị nổi nhiều mụn, nhọt và mẩn ngứa,… nguyên nhân là do gan không giải hết độc tố và thanh lọc cơ thể.

5. Điều trị suy giảm chức năng gan

5.1. Điều trị bằng thuốc

Điều trị suy giảm chức năng gan

Việc sử dụng thuốc trong điều trị suy giảm chức năng gan sẽ do bác sĩ chỉ định sau khi căn cứ vào kết quả chẩn đoán tình trạng bệnh.

Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giảm gánh nặng lên gan.

5.3. Điều trị bằng phương pháp khác

  • Phương pháp xung tần số thấp:

Phương pháp này được thực hiện bằng cách sẽ sử dụng dòng điện từ với tần số thấp để giúp tăng độ thẩm thấu và tiếp nhận thuốc vào tế bào đồng thời tránh được tác dụng phụ của các phương pháp điều trị truyền thống.

Phương pháp này có tác dụng ngăn ngừa các được các biến chứng một cách hoàn toàn và phục hồi được chức năng gan nhanh chóng.

Cùng với đó phương pháp này cũng khá an toàn, thời gian điều trị ngắn.

  • Phương pháp truyền máu Ozone:

Phương pháp điều trị này không gây đau đớn và không gần như không gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Pphương pháp này có ưu điểm là giúp cải thiện chức năng gan, cung cấp oxy, tăng cường tuần hoàn máu cho gan và phục hồi những tế bào bị tổn thương.

  • Phương pháp tách lọc virus CIL:

Phương pháp này là một thành tựu của khoa học ứng dụng trong lĩnh vực y khoa.

Được thực hiện bằng cách phân ly và tiêu diệt virus viêm gan một cách nhanh chóng do đó, hạn chế khả năng tái phát bệnh.

Thêm vào đó, đây còn là phương pháp này có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi chức năng gan, ngăn ngừa xơ gan và ung thư gan.

6. Cách phòng ngừa suy giảm chức năng gan

Các bệnh lý về gan thì trong giai đoạn đầu thường không thể hiện rõ triệu chứng.

Các triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện khi bệnh đã chuyển nặng.

Chính điều này càng làm tăng mức độ nguy hiểm của bệnh.

Vì thế, việc chủ động phòng ngừa bệnh suy giảm chức năng gan là điều rất cần thiết để bạn có lá gan khỏe mạnh.

Những biện pháp giúp phòng ngừa các bệnh về gan bao gồm:

6.1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Cần phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ để kiểm tra và tầm soát ngay cả khi chưa có dấu hiệu tổn thương gan.

Việc thăm khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn sớm phát hiện những bất thường ở gan để can thiệp kịp thời, tránh được tình trạng bệnh diễn biến nặng dẫn đến suy gan.

Bên cạnh đó, tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh viêm gan siêu vi cũng là một biện pháp rất hiệu quả giúp phòng bệnh.

6.2. Ăn uống lành mạnh

Mỗi chúng ta nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế tối đa những loại thực phẩm có hại cho gan như đồ ăn nhiều muối, nhiều dầu mỡ cũng như đồ uống có cồn.

Cùng với đó, bạn cũng nên tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Việc cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp chống lại các yếu tố gây bệnh đồng thời giúp giảm thiểu áp lực làm việc cho gan.

6.3. Tập thể dục đều đặn

Suy giảm chức năng gan là một căn bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Cùng với các biện pháp trên thì tập thể dục thể theo đều đặn sẽ giúp bạn phòng ngừa và kiểm soát bệnh.

Trên đây là những thông tin về suy giảm chức năng gan mà chúng tôi cung cấp cho bạn. GENK STF sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên chặng đường bảo vệ sức khoẻ.

XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 12: HÀNH TRÌNH CỦA YÊU THƯƠNG MANG LẠI KỲ TÍCH CHO BÉ TRAI BỊ UNG THƯ MẮT (GHV)