Tổng hợp những món ăn bổ máu cho người bệnh
Những món ăn bổ máu cho người bệnh có rất nhiều. Thế nhưng, để phát huy tác dụng, chúng ta cần biết lựa chọn và sử dụng các món ăn bổ máu đúng chuẩn, khoa học. Do đó, nếu đang tìm kiếm những món ăn bổ máu cho người bệnh và các lưu ý khi sử dụng thì hãy theo dõi bài viết của Genk STF dưới đây.
Xem thêm:
- Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
- Giới thiệu 1 số bài thuốc hạ mỡ máu thảo dược hiệu quả và an toàn
- Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Đôi nét về thiếu máu
Đối với những người mắc bệnh thiếu máu hoặc sau phẫu thuật khiến cơ thể bị thiếu máu. Thiếu máu không tốt cho sức khỏe và còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất lẫn tinh thần, khả năng tập trung của người bệnh.
1. Thiếu máu là gì? Nguyên nhân do đâu?
Thiếu máu là tình trạng thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Do đó, lượng oxy đưa đến các mô không đáp ứng đủ.
Hiện nay, có nhiều dạng thiếu máu và mỗi dạng sẽ có nguyên nhân riêng. Một số nguyên nhân dẫn đến thiếu máu đó là:
- Thiếu máu do thiếu sắt: Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu cho cơ thể.
- Thiếu máu do thiếu vitamin, nhất là các loại vitamin B12, vitamin B9.
- Thiếu máu không tái tạo: Loại thiếu máu này có thể do nhiễm trùng, bệnh tự miễn hay sử dụng một số loại thuốc hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Thiếu máu do viêm: Việc sản xuất các tế bào hồng cầu có thể bị cản trở khi mắc các bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính.
- Thiếu máu liên quan đến bệnh tủy xương: Khi các bệnh ở tủy xương sẽ ảnh hưởng đến chức năng sản xuất máu của tủy xương.
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Nguyên nhân của loại thiếu máu này là do một dạng hemoglobin khiếm khuyết dẫn đến sự bất thường về hình dạng của tế bào hồng cầu theo hình lưỡi liềm.
1.2. Thiếu máu gây ra những tác hại như thế nào?
Thiếu máu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Những tác hại đó có thể kể đến dưới đây:
Thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi
Thiếu máu trong thời gian dài mà không được điều trị hay bổ sung kịp thời sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nó làm cơ thể bị suy nhược, giảm chức năng hoạt động của các cơ quan, dẫn đến việc bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thậm chí là choáng váng đầu óc khi đi bộ, vui chơi,…
Tổn thương thần kinh, sa sút trí tuệ
Những người đang bị thiếu máu thường rất khó tập trung trong bất cứ công việc gì bởi khả năng nhận thức cũng như tư duy của não bộ bị giảm sút nghiêm trọng. Điều này làm cho hệ thần kinh bị tổn thương ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc của bạn.
Gây rối loạn chức năng vận động
Rối loạn vận động là một trong những trình trạng xảy ra phổ biến do thiếu máu. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy nhức mỏi, tê bì tay chân, vận động khó khăn. Bên cạnh đó, người bị thiếu máu còn hay bị đau xương sống, đau vai gáy khiến việc đi lại càng trở nên khó khăn hơn.
Thiếu máu gây rối loạn thị giác
Lượng máu không được cung cấp ổn định cũng như không đủ chất dinh dưỡng đến các cơ quan, bộ phận, đặc biệt là mắt là nguyên nhân chính gây rối loạn thị giác. Nếu thời gian thiếu máu kéo dài sẽ dẫn đến mất cân bằng thị lực sẽ rất nguy hiểm đối với người bệnh.
Các vấn đề liên quan đến tim mạch
Thiếu máu khiến tim không được cung cấp đủ oxy làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của tim. Cụ thể, tim sẽ đập nhanh hơn làm người bệnh cảm thấy tức ngực, thường xuyên xuất hiện cảm giác chóng mặt, hoa mắt. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là suy tim, có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Ảnh hưởng đến quá trình mang thai
Trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị thiếu máu không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn khiến đứa bé bị thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc thiếu máu ở mức độ cao còn làm tăng nguy cơ băng huyết, sinh non, bào thai bị suy dinh dưỡng,… rất đáng lo ngại.
Tăng khả năng tử vong
Thiếu máu là căn bệnh gây ra vô vàn biến chứng cho cơ thể, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng. Đối với bệnh nhân đang bị thiếu máu cấp thì lượng máu hao hụt quá nhanh và quá nhiều trong thời gian ngắn khiến nguy cơ tử vong tăng cao.
2. Những món ăn bổ máu cho người bệnh
Thiếu máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, việc bổ sung những món ăn bổ máu cho người bệnh là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số thực phẩm giúp bạn chế biến thành những món ăn ngon để khắc phục tình trạng thiếu máu cho cơ thể:
2.1.Trứng gà
Trứng gà chứa hàm lượng lớn các chất cần thiết cho cơ thể như protein, sắt, canxi, phốt pho, vitamin cùng một số khoáng chất khác. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng giúp thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nhất là sắt.
Do đó, hãy chú ý bổ sung các món ăn chế biến từ trứng vào thực đơn hàng ngày như trứng luộc, trứng salad, trứng rán để cải thiện tình trạng thiếu máu một cách an toàn, hiệu quả.
2.2. Các món ăn bổ máu từ thịt bò
Trong số những món ăn bổ máu cho người bệnh không thể không kể đến thịt bò. Theo đánh giá của các chuyên gia, có đến 3,1mg sắt trong 100g thịt bò, đáp ứng 21% nhu cầu sắt hàng ngày của cơ thể. Mặc khác, sắt lại là một thành phần quan trọng giúp tăng hàm lượng máu trong cơ thể. Vì vậy, đối với những người đang bị thiếu máu nên ăn nhiều thịt bò vừa bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng vừa bổ máu.
Từ thịt bò, mọi người có thể chế biến thành đa dạng các món ăn để đổi vị. Có thể kể đến như thịt bò hấp, thịt bò luộc, thịt bò xào, bò sốt vang…
2.3. Các món ăn bổ máu với khoai tây
Nếu đang gặp tình trạng thiếu máu thì bạn nhất định không được bỏ qua các món ăn chế biến từ khoai tây. Bởi trong loại thực phẩm này chứa hàm lượng sắt phong phú, ước tính trong cơ thể sẽ được bổ sung 3,2mg sắt khi thưởng thức 100g khoai tây.
Do đó, hãy chăm chỉ sử dụng khoai tây trong thực đơn hàng ngày với các cách chế biến như hấp, hầm, luộc,… để hỗ trợ điều trị thiếu máu. Tuy nhiên, nên hạn chế chiên rán để tốt cho sức khỏe, tránh các bệnh béo phì hay mỡ máu, tim mạch.
2.4. Cải thiện tình trạng thiếu máu từ các loại rau xanh đậm
Trong các loại rau xanh đậm chứa rất nhiều các loại vitamin có lợi cho sức khỏe gồm vitamin A, K, C và có cả có sắt. Ví dụ như rau bina, cải bó xôi, bông cải xanh,… đều là những loại rau bổ máu với nhiều cách chế biến đa dạng tùy theo sở thích của mỗi người. Bạn có thể luộc, hấp, làm salad hoặc ép lấy nước từ các loại rau xanh để thưởng thức đều rất tuyệt vời.
2.5. Những món ăn bổ máu cho người bệnh từ hải sản
Hải sản cũng nằm trong danh sách những món ăn bổ máu cho người bệnh mà bạn nên biết. Trong các loại hải sản phổ biến như tôm, cua, cá hồi, cá thu, hàu, sò,… có chứa lượng sắt lớn. Cụ thể, lượng sắt trong 100g cua biển là khoảng 3,8mg; trong 100g cua đồng là 4,7mg; trong 100g tôm khô là 4,6mg…
Bên cạnh đó, thành phần trong hải sản còn chứa nhiều loại vitamin B12 mà nếu thiếu nó cơ thể cũng rất dễ mắc bệnh thiếu máu. Do đó, cần chú ý bổ sung các món ăn chế biến từ hải sản để cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả hơn.
2.6. Ăn bí ngô giúp bổ máu
Bí ngô không chỉ được biết đến là loại thực phẩm giàu sắt mà nó còn chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú như: các loại axit amin, canxi, kẽm, carotene, protein thực vật,… Ngoài ra, bạn còn có thể tìm thấy rất nhiều sắt trong hạt bí ngô. Theo nghiên cứu cơ thể sẽ được bổ sung 15mg sắt khi thưởng thức 100g hạt bí. Do đó, thường xuyên ăn bí ngô sẽ cải thiện được tình trạng thiếu máu, đặc biệt tốt cho người gầy yếu, mới ốm dậy.
2.7. Các loại đỗ
Hàm lượng sắt trong các loại đỗ, bao gồm đỗ đen, đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương,… tương đối cao. Do đó, ăn đỗ hàng ngày cũng giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu.
Tuy nhiên, trong đỗ lại chứa chất axit phytic làm giảm khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể. Vậy nên, trước khi chế biến bạn cần ngâm đỗ vào nước ấm qua đêm nhằm giảm bớt hàm lượng axit phytic này.
2.8. Các loại quả mọng tốt cho người thiếu máu
Quả mọng cũng là một loại thực phẩm cần thiết trong thực đơn của những người thiếu máu. Các loại quả mọng, nhất là nho chứa rất nhiều vitamin cùng các chất có lợi khác như phốt pho, sắt, chất chống oxy hóa. Những thành phần dưỡng chất này vừa có tác dụng thải độc vừa bổ sung hàm lượng máu cần thiết cho người bệnh. Bên cạnh đó, ăn nhiều hoa quả như táo hay mận cũng rất tốt cho việc thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể.
2.9. Nguồn cung cấp sắt dồi dào trong gan động vật
Gan của các loài động vật như lợn, gà, bò đều chứa nhiều đạm và sắt. Đây đều là những thành phần quan trọng giúp tăng cường sản sinh hồng cầu rất tốt cho người mắc bệnh thiếu máu.
Theo các chuyên gia, ước tính có đến khoảng 10mg sắt trong 100g gà; 12mg sắt trong 100g gan lợn và 6,5mg sắt trong 100g gan bò. Tuy nhiên, gan động vật cũng chứa một số chất độc không tốt đối với sức khỏe con người. Vì thế, bạn cần rửa thật sạch gan động vật để loại bỏ hoàn toàn máu đọng và nấu chín hẳn trước khi ăn nhằm hạn chế tối đa hàm lượng độc tố còn tồn tại trong thực phẩm.
2.10. Củ dền đỏ
Củ dền đỏ là nguồn thực phẩm bổ sung tới 5mg sắt trong 100g củ. Vì thế, giúp quá trình sản sinh, tái tạo tế bào máu của cơ thể được nhiều hơn, góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu.
Bạn có thể sử dụng củ dền đỏ để nấu canh với thịt băm hay xương sụn. Hoặc cũng có thể ép lấy nước để uống.
2.11. Củ cải trắng
Củ cải trắng rất giàu nitrat, vitamin A, C, K, B9, B12 và nhiều khoáng chất như đồng, mangan, kali… Vì thế, mang lại hiệu quả bổ sung máu rất tốt.
Từ củ cải trắng, bạn có thể ép lấy nước uống hoặc đem luộc, nấu canh với xương hay thịt bò… để đổi khẩu vị và tăng cảm giác ngon miệng hơn.
2.12. Củ cải đường
Hàm lượng sắt trong củ cải đường cũng được đánh giá cao, có tác dụng tái tạo tế bào máu và đảm bảo việc cung cấp oxy cho tế bào máu được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, loại củ này cũng chứa lượng lớn vitamin B12 sẽ giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ sắt và tổng hợp hemoglobin.
Bạn có thể dùng củ cải đường ép lấy nước hoặc làm món hầm hoặc sử dụng trong các món salad.
2.13. Một số nhóm thực phẩm khác
Ngoài các thực phẩm kể trên, bạn có thể sử dụng các nhóm thực phẩm có tác dụng bổ máu dưới đây để giúp thực đơn hàng ngày phong phú, đẹp mắt và hấp dẫn hơn:
- Một số loại trái cây: Lựu, xoài, cam, đu đủ…
- Các loại hạt: hạt mè, hạnh nhân, hạt chia, đậu phộng,…
- Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C sẽ tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, bạn nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày. Chẳng hạn như ớt chuông, bông cải xanh, ổi, kiwi…
- Thịt gia cầm: Thịt gà, thịt vịt, thịt chim…
3. Gợi ý một số món ăn bổ máu cho người bệnh
Có rất nhiều món ăn bổ máu cho người bệnh vừa thơm ngon, bổ dưỡng mà lại rất dễ chế biến. Các bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Gan heo nấu với táo đỏ.
- Canh gà cà rốt.
- Canh gan gà và lá dâu non.
- Cháo gan heo nấu đậu xanh.
- Sò huyết sốt chua ngọt.
- Cua hấp.
- Cháo đậu đỏ.
- Canh xương củ cải trắng.
- Canh rau dền thịt nạc băm.
Các món ăn trên không chỉ tốt cho người thiếu máu mà còn dễ ăn, dễ thưởng thức và cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào cho cơ thể.
4. Sử dụng những món ăn bổ máu cho người bệnh cần lưu ý gì?
Các món ăn bổ máu là rất cần thiết đối với người bị thiếu máu. Thế nhưng, để các món ăn này phát huy tác dụng và sử dụng an toàn cho cơ thể thì các bạn phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi thưởng thức món ăn bổ máu thì cần tránh dùng chung với các thực phẩm nhiều dinh dưỡng khác sẽ khiến việc hấp thụ sắt bị cản trở. Chẳng hạn như sữa, ngũ cốc, đậu nành…
- Không hút thuốc lá nhằm đảm bảo lượng vitamin để cơ thể tăng khả năng hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng được tốt nhất.
- Khi ăn các món bổ máu thì cần tránh uống cà phê, uống trà. Bởi các loại đồ uống này chứa lượng polyphenol sẽ khiến quá trình hấp thu sắt bị cản trở.
- Để tăng khả năng hấp thụ sắt, bạn nên kết hợp sử dụng thức ăn bổ máu với các thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm nhiều protein…
Kết luận
Trên đây là một vài thông tin về bệnh thiếu máu và những món ăn bổ máu cho người bệnh. Ngoài xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, các bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán mức độ thiếu máu. Từ đó, có phương án xử lý, điều trị phù hợp nếu thấy cần thiết để sớm cải thiện bệnh.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 15: HÀNH TRÌNH CÙNG CON CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ MÁU