Một số biểu hiện của bệnh Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối

Ung thư tinh hoàn là căn bệnh rất nguy hiểm, khi bệnh bước đến giai đoạn cuối có thể phải cắt bỏ tinh hoàn. Do đó biểu hiện ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối là vấn đề được rất nhiều quan tâm. Bài viết sau đây GENK STF sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này.

Xem thêm:

Biểu hiện của bệnh Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối
Biểu hiện của bệnh Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối

1. Ung thư tinh hoàn là gì?

Ung thư tinh hoàn là sự hình thành khối u ác tính ở bên trong tinh hoàn. Khối u này gây chèn ép và có thể dẫn tới ung thư. Hầu hết, ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không có bất cứ dấu hiệu gì lạ, do đó khó phát hiện. Bệnh thường được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn cuối.

Lúc này, bệnh không chỉ xuất hiện tại tinh hoàn mà còn lan rộng sang những vùng khác, gây khó chịu cho người bệnh.

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh Ung thư tinh hoàn

Nguyên nhân ung thư tinh hoàn hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn bị thay đổi. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia một cách có trật tự để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, đôi khi có một số tế bào phát triển bất thường khiến sự tăng trưởng này vượt khỏi tầm kiểm soát – những tế bào ung thư tiếp tục phân chia tạo thành khối u tinh hoàn mà bệnh nhân thường tự sờ thấy trên lâm sàng.

Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn bao gồm:

  • Người có tinh hoàn ẩn: Bình thường tinh hoàn phát triển trong bụng thai nhi và đi xuống bìu trước khi sinh. Tuy nhiên, ở khoảng 3% bé trai, tinh hoàn không xuống bìu khi sinh ra gọi là bệnh “tinh hoàn ẩn”. Ở những người bị tinh hoàn ẩn nếu không được phát hiện và phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 đến 14 lần so với người bình thường.
  • Có người thân trong gia đình bị ung thư tinh hoàn: Những người có cha hay anh em trai bị ung thư tinh hoàn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư tinh hoàn không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
  • HIV: Một số bằng chứng cho thấy bệnh nhân nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn
  • Tiền sử ung thư tinh hoàn: Khoảng 3% đến 4% bệnh nhân ung thư tinh hoàn sau khi được chữa khỏi có thể xuất hiện ung thư tinh hoàn ở bên còn lại.
  • Chủng tộc: Nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn ở đàn ông da trắng cao gấp 4 đến 5 lần so với đàn ông da đen và châu Á

3. Triệu chứng bệnh Ung thư tinh hoàn

Dấu hiệu hay gặp nhất và cũng là lý do đi khám bệnh nhiều nhất là bệnh nhân tự sờ thấy u tinh hoàn hoặc thấy một bên tinh hoàn to lên bất thường

Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng sau:

  • Đau âm ỉ vùng bẹn bìu hoặc vùng bụng dưới
  • Bìu cảm giác nặng, căng tức ở một bên bìu
  • Có thể nổi hạch vùng bẹn
  • Có thể đau bụng (do di căn hạch ổ bụng chèn ép hoặc đau do ung thư tinh hoàn ẩn phát triển trong ổ bụng)
  • Có thể sờ thấy hạch cổ, đau ngực, khó thở… (do ung thư di căn)

Biểu hiện ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối như thế nào?

Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số các bệnh ung thư ở nam giới, nhưng ung thư tinh hoàn luôn là nỗi ám ảnh, lo lắng của rất nhiều nam giới. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe chất lượng đời sống nam giới mà còn đe dọa đến tính mạng của nam giới. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ nâng cao hiệu quả điều trị, tuy nhiên, khi ung thư tinh hoàn chuyển sang giai đoạn cuối sẽ gây ra rất nhiều biến chứng cũng như khó khăn trong việc điều trị.

Ung thư tinh hoàn là sự hình thành khối u ác tính bên trong tinh hoàn, khối u này sẽ chèn ép tinh hoàn gây ung thư. Một số trường hợp trong giai đoạn đầu người bệnh không có biểu hiện lạ nên bệnh dễ phát triển nhanh và chuyển sang giai đoạn cuối. Khi bị ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối, những biểu hiện không chỉ tại bộ phận tinh hoàn mà đã di căn, lan sang các vùng khác gây khó chịu, vì vậy người bệnh đi khám thì đã muộn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì biểu hiện ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối bao gồm:

  • Khối u phát triển to ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn gây đau.
  • Vùng bìu sưng to, đau, cảm giác nặng nề, khó chịu.
  • Không có cảm giác, mất cảm giác khi quan hệ tình dục.
  • Đau bụng dữ dội, đau bụng thường xuyên.
  • Người bệnh kèm theo triệu chứng khó thở, tức ngực.

Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn di căn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như: gây đau tức ở bụng và những vùng xung quanh; ung thư di căn đến hạch thượng đòn làm cho vùng hạch này sưng to, tạo thành hạch chùm gây đau nhức; các tế bào di căn đến gan làm cho gan sưng to, đau nhức; chân có dấu hiệu phù, cước; bệnh di căn đến xương làm đau nhức xương khớp; khối u chèn ép gây suy tĩnh mạch túi tinh, viêm thận, nhiễm trùng; người bệnh cảm thấy khó thở, chán ăn, buồn nôn… Ung thư tinh hoàn làm số lượng tinh trùng giảm, khối u gây nên gây mất khả năng tình dục dẫn đến vô sinh…

4. Các giai đoạn của ung thư tinh hoàn

Giai đoạn 0:
Trong giai đoạn 0 ung thư tinh hoàn, các tế bào ung thư nằm trong tinh hoàn, không lan ra ngoài tinh hoàn.

Giai đoạn I:
Giai đoạn IA: Khối u có thể phát triển qua lớp mô xung quanh tinh hoàn, nhưng không lan ra lớp bên ngoài, và không lan đến máu hoặc bạch huyết.
Giai đoạn IB: Các khối u ở giai đoạn này có thể lan tới máu hoặc bạch huyết hoặc có thể đã xâm chiếm lớp ngoài bao quanh tinh hoàn, dây thần kinh hoặc bìu.

Giai đoạn IC: Các loại ung thư này xâm lấn đến các mô lân cận.

Giai đoạn II:
Giai đoạn II ung thư tinh hoàn bao gồm:
Giai đoạn IIA: Khối u ở giai đoạn này đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết, kích thước nhỏ hơn 2 cm.
Giai đoạn IIB: Khối u ở giai đoạn này đã lan đến ít nhất một hạch bạch huyết, có kích thước từ 2 cm đến 5 cm.
Giai đoạn IIC: Những khối u này đã lan đến ít nhất một hạch bạch huyết, kích thước lớn hơn 5 cm.

Giai đoạn III:
Giai đoạn IIIA: Những ung thư này đã lan đến một hạch bạch huyết xa hoặc phổi. Mức protein của khối u là bình thường hoặc tăng nhẹ.
Giai đoạn IIIB: Ở giai đoạn này của ung thư tinh hoàn, bệnh nhân có nồng độ protein marker khối u tăng cao – và bệnh lan truyền sang các hạch bạch huyết ở gần hoặc xa xa.
Giai đoạn IIIC: ung thư xâm lấn đến phổi, gan hoặc não hoặc các cơ quan khác.

5. Chẩn đoán ung thư tinh hoàn

5. 1 Lâm sàng

  • Bệnh nhân ung thư tinh hoàn thường thấy tăng kích thước của bìu, có thể co kéo thừng tinh hoặc có cảm giác nặng bìu;
  • Sờ thấy khối u tinh hoàn, không đau;
  • Đau bụng đối với những bệnh nhân có tinh hoàn ẩn;
  • Nổi hạch bất thường vùng bẹn, hạch cổ…;
  • Thăm khám tinh hoàn, so sánh hai bên.

5.2 Cận lâm sàng

  • Siêu âm bìu có thể phát hiện 75% các trường hợp khối u hoặc tràn dịch màng tinh hoàn;
  • Siêu âm ổ bụng phát hiện tinh hoàn lạc chỗ, các tổn thương bất thường khác trong ổ bụng;
  • Chụp X-quang phổi phát hiện di căn phổi;
  • Xét nghiệm tế bào học: Chọc hút khối u;
  • Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u.
  • Xét nghiệm máu

6. Điều trị ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối

Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối là lúc tế bào ung thư đã di căn nên rất khó khăn cho việc điều trị, nguy cơ vô sinh cao và tỷ lệ tử vong lớn. Xạ trị và hóa trị là những phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối được sử dụng. Những phương pháp được sử dụng trong giai đoạn này giúp giảm nhẹ triệu chứng mà bệnh gây ra và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

Tùy vào từng trường hợp và giai đoạn cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn thường gặp là:

Phương pháp phẫu thuật: Đây được coi là phương pháp điều trị tại chỗ, sử dụng trong những trường hợp khối u vẫn nằm trong tinh hoàn. Phương pháp phẫu thuật có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị.

  • Phương pháp xạ trị: Trong nhiều trường hợp xạ trị được chỉ định dùng đơn độc hoặc dùng như một phương pháp kết hợp với phẫu thuật và hóa trị.
  • Phương pháp hóa trị: Đây được đánh giá là liệu pháp toàn thân trong điều trị ung thư tinh hoàn. Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp khối u đã di căn khỏi tinh hoàn hoặc được sử dụng nhằm hỗ trợ cho phẫu thuật và xạ trị.

Ngoài ra, bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và luyện tập thể thao lành mạnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Phát hiện và điều trị bệnh sớm không chỉ rút ngắn liệu trình điều trị, giảm thiểu nguy cơ di căn, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân mà còn giúp nâng cao tiên lượng sống cho bệnh nhân.

Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối có chữa được không?

Hiện nay các biện pháp được áp dụng để điều trị ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối đó là phẫu thuật, xạ trị , hay hóa trị. Chúng có thể sử dụng đơn độc hay kết hợp lại với nhau để gia tăng hiệu quả điều trị.

Khi điều trị bằng các phương pháp trên sẽ giúp bệnh nhân tiêu diệt được tế bào ung thư, giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên khi điều trị bệnh nhân cũng cần lưu ý sẽ gặp phải rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả điều trị.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không lựa chọn các biện pháp tây y để điều trị mà lại sử dụng các bài thuốc nam, bài thuốc dân gian để điều trị. Đối với một số đối tượng bệnh sẽ thuyên giảm, tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh trở nên nặng hơn và không thể cứu chữa.

Khi đó ” bệnh ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối có chữa khỏi được không”?

Theo tổ chức y tế thế giới cho biết: Hiện nay chưa có bất kỳ một phương pháp hay một loại thuốc nào có thể chữa khỏi được bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư tinh hoàn. Việc bệnh có chữa khỏi hay không phải dựa vào 2 điều kiện: Không thấy các tế bào ung thư trong cơ thể và bệnh không bị tái phát.

Với các phương pháp Tây y, nếu hoàn thành xong tất cả các phác đồ điều trị thì vẫn có khoảng 0,001% tế bào ung thư chưa diệt được vẫn nằm trong cơ thể. Nếu bệnh nhân không có biện pháp phòng ngừa sau điều trị thì đây chính là mầm mống để ung thư tái phát lại. Khi đó bệnh tiến triển nhanh và rất khó điều trị dẫn đến cái chết sẽ đến nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp thì khả năng “ chữa lành” bệnh là rất cao.

Trường hợp các bệnh nhân sử dụng thuốc nam để điều trị. Đây là những bài thuốc được truyền miệng từ đời này đến đời khác, chưa được kiểm chứng, chứng minh rõ ràng. Vậy nên bệnh nhân cần lưu ý hết sức khi sử dụng để tránh tình trạng thêm bệnh vào người.

Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

7. Theo dõi sau khi điều trị ung thư tinh hoàn

Sau khi điều trị, bệnh nhân ung thư cần được theo dõi về sức khỏe trong vòng nhiều năm sau đó. Mục đích chính của quá trình này là ngăn chặn ung thư tái phát, hạn chế tác dụng không mong muốn đồng thời điều chỉnh thể trạng của người bệnh.

Quá trình này bao gồm thăm khám sức khỏe thường xuyên kết hợp với các điều trị hỗ trợ như đã được trình bày ở phần trước. Đặc biệt các bệnh nhân điều trị bằng xạ trị và hóa trị có thể gặp một số bệnh lý như tổn thương phổi, thận, thần kinh, bệnh tim mạch hoặc có khả năng phát triển một ung thư khác. Bệnh nhân nên lưu ý các biểu hiện bất thường ở các cơ quan này để kịp thời chẩn đoán và điều trị.

Trên đây là bài chia sẻ về ung thư tinh hoàn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc thông tin hữu ích. Xin cảm ơn!

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7