Hen phế quản kiêng ăn gì, nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Hen phế quản kiêng ăn gì, nên ăn gì để giảm triệu chứng của bệnh, hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao là vấn đề được quan tâm bởi nhiều người. Bởi một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe để đẩy lùi các tác động xấu của bệnh. Do đó, nếu chưa biết hen phế quản kiêng ăn gì, nên ăn gì là tốt thì các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu chi tiết dưới đây.

1. Hen phế quản kiêng ăn gì?

Để kiểm soát cơn hen và phòng ngừa những tác động xấu do hen phế quản, người bệnh cần kiêng các thực phẩm dưới đây:

Những thực phẩm ngâm chua

Những thực phẩm ngâm chua như dưa muối, cà muối, kim chi… có lượng muối lớn. Lượng muối lớn ở các thực phẩm này khi dung nạp vào cơ thể sẽ thẩm thấm vào khí quản, làm gia tăng lượng đờm. Do đó, người bệnh hen suyễn sẽ càng khó thở hơn, gia tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn hen.

Những thực phẩm ngâm chua không tốt cho người bị hen phế quản

Thực phẩm gây dị ứng

Cơn hen của người bệnh sẽ gia tăng và tái phát nếu như người bị hen phế quản sử dụng một số thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, đậu nành, lúa mì, sữa bò… Đây là những thực phẩm ngay cả người khỏe mạnh mà bị dị ứng cũng hạn chế sử dụng. Do đó, người bị hen phế quản cần nói không với nhóm thực phẩm này.

Hạn chế muối

Muối có vị mặn khi sử dụng quá nhiều sẽ tăng phản ứng với khí quản, làm gia tăng lượng chất đờm. Nếu tình trạng này gặp phải gió hàn độc sẽ làm triệu chứng của bệnh hen suyễn nghiêm trọng hơn, gia tăng tắc nghẽn đờm.

Do đó, người bị hen phế quản hãy tập thói quen ăn nhạt thay vì ăn mặn. Bên cạnh đó, cần tránh các món ăn, thực phẩm có vị mặn nhằm hạn chế triệu chứng bệnh tái phát.

Thực phẩm đồ hộp, đóng gói; đồ đông lạnh

Thực phẩm đồ hộp, đóng gói, đồ đông lạnh có chứa nhiều chất bảo quản, đặc biệt là natri bisulfit có thể làm cơn hen được kích hoạt, làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Do đó, đây là một trong những thực phẩm giúp giải đáp thắc mắc hen phế quản kiêng ăn gì.

Đồ hộp làm tăng nguy cơ tái phát bệnh hen suyễn

Thực phẩm giàu calo

Thực phẩm chứa nhiều calo cũng không tốt cho người bị hen phế quản. Bởi người bệnh nếu sử dụng quá nhiều calo trong thực phẩm sẽ dễ gây tăng cân. Khi cơ thể dư thừa cân nặng và lượng mỡ sẽ khiến triệu chứng của bệnh hen suyễn ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần cung cấp năng lượng hợp lý cho cơ thể bằng cách cân bằng lượng calo dung nạp và tiêu thụ.

Thực phẩm có gas

Áp lực lên cơ hoành sẽ gia tăng nếu như người bị hen phế quản ăn quá nhiều. Tình trạng này làm cho người bệnh khó thở, thở khò khè. Vì thế, ngoài việc chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, người bị hen suyễn nên hạn chế những thực phẩm có gas để tránh đầy bụng, gia tăng triệu chứng của bệnh.

Dưới đây là những thực phẩm có gas mà người bị hen phế quản cần tránh:

  • Bắp cải.
  • Đồ chiên rán.
  • Tỏi.
  • Hành tây.
  • Đậu
  • Xúc xích.

Thực phẩm có chứa sulfite 

Nếu đang thắc mắc hen phế quản kiêng ăn gì thì không thể bỏ qua các thực phẩm có chứa sulfite. Hàm lượng sulfite sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng hen suyễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. 

Một số thực phẩm tự nhiên có chứa nhiều sulfile mà người hen phế quản cần tránh sử dụng là:

  • Măng tây.
  • Ngô.
  • Trứng.
  • Xà lách.
  • Cá hồi.
  • Cà chua.
  • Đậu nành.
  • Tỏi tây.

Đường tinh chế

Đường tinh chế cần hạn chế sử dụng đối với người bị hen phế quản. Lý do là đường tinh chế sẽ khiến hệ miễn dịch bị ức chế hoặc suy giảm. Vì thế, làm cho người bệnh gia tăng tình trạng khó thở, dễ làm tái phát cơn hen. 

Người bị hen phế quản nên tránh các thực phẩm có đường tinh chế

Do đó, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng tốt hơn như socola, bánh ngọt, kẹo, ngũ cốc có đường…

2. Hen phế quản nên ăn gì?

Bên cạnh tìm hiểu hen phế quản kiêng ăn gì thì người bệnh cũng cần nắm được các thực phẩm nên ăn để có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Vậy hen phế quản nên ăn gì thì các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây:

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D được đánh giá là có khả năng giúp đường hô hấp giảm nhiễm trùng, góp phần giúp chức năng phổi được cải thiện. Vì thế, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, sữa, cá hồi sẽ giúp giảm cơn hen cũng như triệu chứng của bệnh hen phế quản khá tốt.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh để phòng ngừa bệnh tật. Ngoài ra, chất chống oxy hóa cao nên các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, cà chua, dưa vàng, súp lơ xanh, ổi… giúp triệu chứng viêm mũi dị ứng và thở khò khè được cải thiện đáng kể.

Cam bưởi là thực phẩm giàu vitamin C giúp cải thiện triệu chứng hen phế quản

Thực phẩm giàu magie

Nếu đang thắc mắc hen phế quản nên ăn gì thì thực phẩm giàu magie là sự lựa chọn lý tưởng không thể bỏ qua. Magie có tính kháng viêm và giúp các cơ trơn ở phế quản được giãn hơn. Vì thế, góp phần làm giảm triệu chứng của bệnh hen phế quản.

Những thực phẩm giàu magie tốt cho người bệnh hen suyễn có thể kể đến như:

  • Các loại hạt: Hạt dẻ, hạt điều, hạt bí.
  • Các loại rau xanh.
  • Một số loại đậu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, đậu đen.
  • Ngũ cốc nguyên cám.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.

Thực phẩm giàu Omega-3

Axit omega 3 đã được chứng minh về khả năng khắc phục tình trạng viêm, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây ra nhiều bệnh, trong đó có hen phế quản. Vì thế, người bệnh hen phế quản nên tăng cường các thực phẩm giàu omega 3 để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn. Đồng thời, giảm các triệu chứng của bệnh như hen, khó thở, thở khò khè…

Một số thực phẩm giàu axit omega 3 tốt cho người bệnh hen suyễn là hạt vừng, hạt lừng, dầu cá…

Thực phẩm giàu vitamin A

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin A mỗi ngày là rất cần thiết cho sức khỏe nói chung và hoạt động của phổi nói riêng. Do đó, người bị hen phế quản nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A vào thực đơn hàng ngày như rau bina, bông cải xanh, cà rốt, dứa, rau xanh…

Cà rốt là thực phẩm giàu vitamin A giúp hoạt động của phổi được tốt hơn

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào trước các gốc tự do gây hại. Mặt khác, chất chống oxy hóa còn mang đến tác dụng trong việc ngăn ngừa phổi tổn thương, giúp các vết viêm ở người bệnh hen phế quản được làm lành.

Do đó, người bị hen suyễn nên tích cực bổ sung các loại hoa quả rau củ chứa nhiều vitamin A, C, E, carotene để tốt cho quá trình điều trị bệnh.

3. Lưu ý về đồ uống đối với người hen phế quản

Hen phế quản kiêng ăn gì, nên ăn gì là tốt đã được giải đáp trên đây. Vậy về đồ uống thì người bệnh nên lựa chọn thế nào cho phù hợp thì các bạn hãy cùng khám phá dưới đây.

Những loại nước không nên sử dụng

  • Người bị hen suyễn cần tránh xa các loại đồ uống đóng chai có chứa hương liệu nhân tạo, chất phụ gia cũng như hóa chất.
  • Tránh xa các loại đồ uống có cồn như rượu bia.
  • Các loại đồ uống chứa chất kích thích như trà, soda, nước có gas, cà phê.

Những loại nước nên sử dụng

Người bệnh nên uống đủ mỗi ngày 2 – 2,5 lít nước để giảm nhầy, cải thiện cơn ho. Những loại nước nên sử dụng là nước lọc, nước đun sôi để nguội.

Nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước lọc mỗi ngày

Ngoài ra, người bệnh nên dùng các loại nước ép trái cây tốt kể trên như bưởi, cam… để hạn chế chất phụ gia.

4. Những lưu ý về hen phế quản và dị ứng thức ăn

Nếu bạn vừa bị hen phế quản vừa bị dị ứng thức ăn thì không cần quá lo lắng. Hãy làm theo những vấn đề sau để đảm bảo an toàn:

Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng

  • Đối với những thực phẩm mà cơ thể dị ứng, bạn nên hạn chế sử dụng và tốt nhất là không dùng.
  • Trước bất cứ thực phẩm đóng gói hay chế biến sẵn nào, bạn cần đọc nhãn sản phẩm để xem bản thân có bị dị ứng với thành phần nào hay không.
  • Trường hợp có người chuẩn bị thức ăn cho thì hãy mạnh dạn hỏi xem thành phần của món đó có chứa chất mà bản thân bị dị ứng hay không.

Tiêm mũi chống dị ứng

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sẽ tiêm vào cơ thể bạn một lượng nhỏ chất gây dị ứng nhằm để hệ miễn dịch quen dần với các chất này. Sau một khoảng thời gian tiêm lặp lại, hệ miễn dịch sẽ quen và không xảy ra phản ứng khi gặp chất dị ứng nữa.

Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết. Đồng thời, người bệnh cần tiêm mũi chống dị ứng tại cơ sở y tế uy tín, đảm bảo việc cấp cứu người nếu  sốc phản vệ xảy ra.

Bên người luôn luôn mang theo epinephrine

Hai bộ dụng cụ tiêm epinephrine là rất cần thiết cho những người vừa bị hen suyễn vừa bị dị ứng thức ăn. Trong trường hợp khi có dấu hiệu dị ứng hoặc không chắc chắn đó có phải là dị ứng hay không thì bạn cũng nên tiêm epinephrine ngay lập tức. Sau đó, gọi cho người thân hoặc cấp cứu để được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

5. Những lưu ý để cải thiện triệu chứng của hen phế quản

Bên cạnh chế độ uống khi xác định được hen phế quản kiêng ăn gì, nên ăn gì thì người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau đây để cải thiện triệu chứng bệnh:

  • Luôn mang theo thuốc bên người vào bất cứ hoàn cảnh nào: Lý do là cơn hen có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Việc mang thuốc theo bên người sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cắt cơn hen hiệu quả để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Người bệnh không nên hoạt động quá sức sẽ làm cho quá trình hô hấp diễn ra nhanh hơn. Điều này dễ dẫn đến tái phát cơn hen do tình trạng khó thở gia tăng.
  • Người bệnh nên giữ tâm lý thoải mái, tập luyện thể dục nhẹ nhàng để thanh lọc, loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo bác sĩ để có chế độ và bài tập phù hợp đối với tình trạng của bản thân.
  • Duy trì cân nặng hợp lý nhằm kiểm soát cơn hen và tránh để triệu chứng của hen phế quản nghiêm trọng hơn. Việc kiểm soát hen suyễn sẽ kém hiệu quả hơn ngay cả khi cơ thể chỉ tăng 0,5kg.

Kết luận

Như vậy, bài viết đã giúp các bạn trả lời thắc mắc hen phế quản kiêng ăn gì, nên ăn gì là tốt và giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Ngoài có cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh cũng cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm đạt kết quả tốt nhất.

XEM VIDEO: VTC 1 – VIỆT NAM SẢN XUẤT THÀNH CÔNG HOẠT CHẤT HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH UNG THƯ – GENK PLUS