Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không là câu hỏi được nhiều chị em đặt ra khi đang có ý định tiêm vắc xin HPV. Dưới đây, Genk STF sẽ giải đáp chi tiết đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không cũng như một số thông tin về tiêm phòng HPV. Mời chị em tham khảo và đưa ra quyết định phù hợp.

Xem thêm:

1. Khi nào phụ nữ nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?

Vacxin HPV hay còn được gọi là vacxin ung thư cổ tử cung được khuyến cáo tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9-26, bất kể đã quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phái nữ nên tiêm vacxin càng sớm càng tốt và hiệu quả của vắc xin kéo dài khoảng 30 năm.

Phụ nữ nên tiêm vắc xin HPV trong độ tuổi khuyến cáo để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất

Để đảm tiêm phòng có hiệu quả, các chị em nên đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung trước nhằm chắc chắn mọi thứ đều bình thường. Trong trường hợp đã đủ điều kiện, phái nữ cần tiêm đủ 3 mũi ngừa ung thư cổ tử cung, đồng thời tuân thủ theo đúng nguyên tắc an toàn để vacxin có thể phát huy hết hiệu lực.

Do đây chỉ là vacxin phòng ung thư cổ tử cung, vì vậy nó không loại bỏ được 100% nguy cơ mắc bệnh. Vì thế, chị em vẫn cần đảm bảo cho mình một thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh nhằm nâng cao sức khỏe cho chính bản thân mình. Hơn thế nữa, việc sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn cũng góp phần tăng khả năng phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung cho nữ giới.

Sau khi đã tiêm đủ 3 mũi vacxin HPV, chị em vẫn nên đi khám định kỳ để kiểm soát tốt bệnh tật cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời nếu như không may mắc bệnh.

2. Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không

Vắc xin HPV cần tiêm đủ 3 mũi mới phát huy hiệu quả tạo kháng thể cao nhất để bảo vệ cơ thể. Trong khi đó, các mũi tiêm sẽ có khoảng cách từ 1 đến vài tháng tùy từng loại vắc xin. Vì thế, rất nhiều phụ nữ thắc mắc liệu đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không? Để giải đáp cho vấn đề này, các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây:

Trong trường hợp chị em đã tiêm mũi 1 vacxin HPV rồi nhưng khi tiêm mũi 2 lại đúng vào kỳ kinh nguyệt thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi giai đoạn kinh nguyệt không nằm trong mục chống chỉ định của quy trình tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung nên các bạn nữ có thể yên tâm.

Nếu đang có kinh nguyệt mà tình trạng sức khỏe vẫn bình thường, không bị mắc các bệnh lý nào khác thì vẫn tham gia tiêm phòng theo đúng thời gian đã được chỉ định. 

Ngược lại, nếu trong người có dấu hiệu mệt mỏi, đau bụng thì chị em nên rời lịch tiêm sang hôm khác cho đến khi sức khỏe ổn định. Việc tiêm vắc xin HPV các mũi 2 hoặc 3 muộn hơn vài ngày so với chỉ định cũng không hề ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Do đó, chị em hãy hoàn toàn yên tâm mà không cần tiêm lại từ đầu.

3. Tiêm vacxin HPV có ảnh hưởng gì đến kinh nguyệt hay không?

Ngoài câu hỏi đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không thì vấn đề tiêm vacxin HPV có ảnh hưởng gì đến kinh nguyệt hay không cũng được chị em quan tâm.

Theo thống kê của các chuyên gia cho biết, tiêm vacxin HPV không có bất cứ tác dụng phụ nào gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Thậm chí, tiêm ngừa ung thư cổ tử cung còn giúp bạn tăng cường miễn dịch cho cơ thể và phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý khác do virus HPV gây ra như ung thư miệng, viêm âm đạo, ung thư họng,…

4. Những lưu ý quan trọng trước khi tiêm vacxin HPV

Theo khuyến cáo, các chị em nên tiêm vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn đã lập gia đình hoặc đã quan hệ tình dục thì vẫn có thể đăng ký.

Trước khi tiêm, chị em cần khám sàng lọc phụ khoa và làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện có mắc ung thư cổ tử cung hay không. Vì bệnh ung thư cổ tử cung không chỉ gây ra bởi virus HPV mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Thông qua thăm khám sàng lọc cũng giúp bác sĩ đánh giá xem thành phần trong loại thuốc nào đó mà chị em đang sử dụng có gây ra tương tác với thành phần của vắc xin HPV hay không.

Tiêm vắc xin HPV cần đủ 3 mũi và đúng liệu trình

Chị em cần chú ý thời gian tiêm đúng chỉ định và tiêm đủ mũi. Tùy từng loại vắc xin mà bạn lựa chọn sẽ có khoảng cách giữa các mũi khác nhau nên cần tiêm theo đúng thời gian đã được khuyến cáo giữa các mũi vắc xin.

Nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để tiến hành tiêm nhằm tránh những rủi ro không đáng có. 

Đối với chị em phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì không nên tiêm mà hãy nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đợi đến khi nào đủ điều kiện thì hãy tiêm phòng để đảm bảo tốt cho cả bản thân và đứa trẻ sau này.

5. Những lưu ý sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Sau khi đã hoàn thành 3 mũi tiêm phòng ung thư cổ tử cung, phái nữ cần chú ý một số điều như sau:

  • Cần hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian đầu ngay sau khi tiêm vacxin vì lúc này vắc xin chưa thể tạo kháng thể ngay để bảo vệ cơ thể. Nếu quan hệ nên có biện pháp an toàn như dùng bao cao su…
  • Giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng và cần vệ sinh đúng cách.
  • Tránh để bản thân rơi vào căng thẳng, mệt mỏi. Thay vào đó cần giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia và các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
  • Tự xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng cũng là cách giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung vô cùng an toàn và hiệu quả.
  • Duy trì thói quen tập thể dục, thể thao hàng ngày.
  • Đối với các chị em đã lập gia đình hay đã quan hệ tình dục thì cần chủ động đi khám phụ khoa định kỳ đúng theo chỉ định. Bên cạnh đó, việc làm các xét nghiệm cần thiết cũng là cách giúp phát hiện sớm các bệnh lý để có phương án điều trị kịp thời.

Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

Kết luận

Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không đã có lời giải đáp trên đây. Các chị em hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm vắc xin HPV khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt nếu sức khỏe ổn định và tốt mà không hề ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nên thực hiện tiêm phòng tại bệnh viện, cơ sở uy tín để đảm bảo hiệu quả, an toàn.

XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả