Chồng bị viêm gan C có nên sinh con không?
Chồng bị viêm gan C có nên sinh con không là thắc mắc của nhiều chị em hiện nay. Vì viêm gan C là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh và hiện nay chưa có vacxin để phòng ngừa chủ động. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của GenK STF dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi chồng bị viêm gan C có nên sinh con không.
Xem thêm:
- Sự thật: Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?
- Viêm gan C: tăng nguy cơ mắc ung thư gan và nhiều ung thư khác
Nội dung bài viết
1. Bệnh viêm gan C nguy hiểm như nào?
Viêm gan C là bệnh lý nhiễm trùng tại gan do siêu vi Hepatitis C Virus gây ra. Virus viêm gan C tồn tại với nồng độ cao trong máu và tấn công tế bào gan mạnh mẽ, gây ra những ảnh hưởng đến chức năng gan. Bệnh viêm gan C thường tiến triển với 2 cấp độ bệnh là viêm gan C cấp tính và viêm gan C mạn tính.
Bệnh viêm gan C được coi là bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm vì những lý do sau:
1.1. Viêm gan C gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Những người mắc viêm gan C có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
Xơ gan: Nhiều người cho rằng bị viêm gan B hay sử dụng rượu bia nhiều mới có thể dẫn đến xơ gan, tuy nhiên viêm gan C cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này. Xơ gan nếu không được theo dõi sát và điều trị sớm thì nguy cơ dẫn đến suy gan và tử vong rất cao.
Suy gan: Tế bào gan bị virus viêm gan C tấn công trong thời gian dài dẫn đến các tổ chức xơ sẹo ngày càng phát triển rộng hơn. Những tế bào gan khỏe mạnh còn lại không đủ thực hiện các chức năng vốn có của cơ thể dẫn đến suy gan. Khi chuyển biến thành suy gan, người bệnh sẽ có các triệu chứng đặc trưng như vàng da, vàng niêm mạc nặng, tiểu ít, chân tay ứ dịch sưng phù, bụng có nhiều dịch chướng to, tính cách thay đổi.
Ung thư gan: Khi bệnh viêm gan C đã tiến triển thành xơ gan thì nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn thành ung thư gan rất cao. Đây là biến chứng khiến nhiều người lo sợ nhất khi mắc các bệnh lý về gan mật. Vì bệnh lý ung thư gan thường tiến triển với tốc độ rất nhanh và tỷ lệ điều trị để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân trên 5 năm thường rất thấp.
Một số biến chứng khác: Virus viêm gan C tấn công gan, cơ thể sẽ có phản ứng tạo ra kháng thể để chống lại virus và gây ra những rối loạn đến các cơ quan khác. Một số triệu chứng tại cơ quan khác người bị viêm gan C thường gặp phải như ngứa, viêm loét da; tổn thương thần kinh; viêm khớp; tiểu đường; trầm cảm;…
1.2. Triệu chứng không rõ ràng
Khi virus viêm gan C xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 6-8 tuần, sau đó người bệnh sẽ có những triệu chứng khởi phát. Tuy nhiên, các triệu chứng xảy ra thường rất nhẹ làm cho người nhiễm viêm gan C khó nhận biết. Có những người cơ thể khỏe mạnh có thể chống lại virus bệnh sẽ khỏi sau 6-8 tuần mà không cần can thiệp điều trị gì.
Tuy nhiên, tỷ lệ người nhiễm viêm gan C tự khỏi không cần can thiệp gì chỉ chiếm 15-30%. Phần trăm còn lại là những người lành mang virus viêm gan C và những người mắc viêm gan C mạn tính. Đến khi viêm gan C mạn tính tiến triển nặng hơn thành xơ gan người bệnh mới có một số triệu chứng rầm rộ như vàng da, chán ăn, đầy bụng, đau cơ, đau khớp, tóc yếu dễ gãy rụng,…
1.3. Chưa có vacxin phòng ngừa viêm gan C
Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, có khoảng 3-4 triệu người mắc mới viêm gan C mỗi năm. Trong đó, số người tử vong do các biến chứng của viêm gan C mỗi năm khoảng 400.000 người. Trong khi đó, số lượng các ca mắc viêm gan C ngày càng tăng cao và virus có thể gây bệnh ở cả nam và nữ ở bất kỳ độ tuổi nào.
Mức độ nguy hiểm và biến chứng của viêm gan C gần tương đương với viêm gan B. Tuy nhiên, bệnh viêm gan B hiện tại đã có vacxin giúp chủ động phòng ngừa từ độ tuổi sơ sinh. Còn bệnh lý viêm gan C hiện nay chưa có vacxin giúp phòng ngừa chủ động. Vì thế, chúng ta cần tìm hiểu kỹ thông tin về bệnh viêm gan C để đưa ra những biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý truyền nhiễm này.
2. Các con đường lây truyền của viêm gan C
Nhiều người lo lắng không biết chồng bị viêm gan C có nên sinh con không vì lo sợ virus sẽ lây truyền cho đứa trẻ. Vậy viêm gan C lây truyền qua những con đường nào, chúng ta cùng theo dõi thông tin dưới đây.
Viêm gan C có thể lây truyền từ người sang người qua 3 con đường chính như sau:
- Truyền nhiễm qua đường máu: Đây là con đường truyền nhiễm hay gặp nhất và nhanh nhất của virus viêm gan C. Virus viêm gan C có thể tồn tại trong máu và xâm nhập vào cơ thể người khác qua các vật dụng trung gian như bơm kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật chưa được khử trùng đúng cách, kim châm cứu, bấm móng tay, kim săm mình, bàn chải đánh răng,… Hoặc bạn bị máu của người viêm gan C dính vào vết thương hở cũng sẽ bị lây truyền loại virus này.
- Truyền nhiễm qua đường quan hệ tình dục: Virus viêm gan C sẽ tấn công chúng ta nếu một trong 2 người bị viêm gan C và trong quá trình quan hệ tình dục gây ra những vết xước nhỏ chảy máu.
- Truyền nhiễm từ mẹ sang con: Virus viêm gan C có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ, máu từ người mẹ sẽ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh qua vết cắt rốn. Trong quá trình mang thai, khả năng lây nhiễm viêm gan C từ mẹ sang cho thai nhi là rất thấp.
3. Chồng bị viêm gan C có nên sinh con không?
Theo các nghiên cứu cho thấy người mắc viêm gan C không bị ảnh hưởng gì đến nồng độ nội tiết và khả năng mang thai. Vì thế nếu chồng mắc viêm gan C vẫn có thể sinh con bình thường. Và bố nhiễm viêm gan C không thể làm lây nhiễm trực tiếp cho thai nhi. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nếu người chồng nhiễm viêm gan C chưa điều trị ổn định nên tạm hoãn lại kế hoạch sinh con.
Vì nếu người chồng nhiễm viêm gan C có thể làm lây nhiễm bệnh cho người vợ khi quan hệ tình dục. Và nếu người vợ bị lây nhiễm viêm gan C thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ. Và chúng ta đã biết viêm gan C hiện nay chưa có vacxin phòng ngừa đặc hiệu nên nguy cơ trẻ bị lây nhiễm viêm gan C rất cao nếu cả bố và mẹ bị viêm gan C.
Nếu người mẹ vừa bị nhiễm HIV và vừa nhiễm viêm gan C thì tỷ lệ lây nhiễm sang trẻ sơ sinh càng cao hơn. Bên cạnh đó, triệu chứng của trẻ bị nhiễm viêm gan C thường khó để nhận biết một cách rõ ràng. Vì thế, nếu bị bỏ sót chẩn đoán thì nguy cơ trẻ bị tiến triển bệnh thành viêm gan C mạn tính sau này rất cao.
Như vậy, khi các cặp vợ chồng có người nhiễm viêm gan C mà có kế hoạch sinh con nên đến cơ sở y tế thăm khám và lắng nghe ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Từ đó, bạn sẽ có lời khuyên để có kế hoạch sinh con đảm bảo an toàn nhất cho trẻ sơ sinh và sức khỏe mẹ bầu trong quá trình mang thai.
4. Cách sinh con an toàn khi chồng bị nhiễm viêm gan C
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan C sang cho thai nhi, cả bố và mẹ cần điều trị ổn định bệnh lý sao cho tải lượng virus đạt dưới ngưỡng cho phép. Việc sử dụng thuốc điều trị viêm gan C cũng sẽ gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do đó, người mẹ cần kết thúc việc sử dụng thuốc điều trị viêm gan C kể cả thuốc bổ gan ít nhất 6 tháng mới nên mang thai.
Trong quá trình mang thai, người mẹ cũng cần theo dõi, khám thai định kỳ thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, tình trạng bệnh lý của mẹ cũng cần kiểm tra và theo dõi sát trong quá trình mang thai. Mẹ bầu bị viêm gan C cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý giúp lá gan khỏe mạnh và giảm nguy cơ virus tái phát trở lại.
Quá trình mang thai, nếu người mẹ muốn bổ sung thêm bất kỳ loại thuốc bổ nào cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại thuốc, thực phẩm chức năng phù hợp. Điều này giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, toàn diện và đảm bảo an toàn cho sức khỏe gan mật của người mẹ.
Hy vọng, với những thông tin bài viết chia sẻ bạn đọc đã tìm được đáp án cho câu hỏi chồng bị viêm gan C có nên sinh con không. Đây là bệnh lý nguy hiểm và chưa có vacxin phòng bệnh vì thế người bố hoặc mẹ bị viêm gan C cần điều trị ổn định trước khi có thai để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh sau này.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang