Chẩn đoán và cách điều trị bệnh ung thư phế quản

Bệnh ung thư phế quản giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu ung thư phế quản thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nặng hơn. Do đó người bệnh cần điều trị ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng cảnh báo bệnh.

1. Tìm hiểu về bệnh ung thư phế quản

1.1. Ung thư phế quản là gì?

Ung thư phế quản là một bệnh ung thư hiếm gặp, xảy ra khi các tế bào biểu mô phế quản tăng trưởng không kiểm soát về số lượng tạo khối u hình thành trong các phế quản hoặc khí quản và các tuyến nước bọt. Bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới tỉ lệ 6/1.

Bệnh được phân loại thành 3 nhóm: ung thư biểu mô dạng nhầy bì, ung thư biểu mô dạng nang tuyến, các khối u carcinoit.

ung-thu-phe-quan
Hình ảnh ung thư phế quản

1.2. Nguyên nhân gây ung thư phế quản

Ung thư phế quản có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi nhưng hay xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ. Nguyên nhân chính xác gây ra ung thư phế quản vẫn chưa được xác định rõ ràng. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh được các chuyên gia tìm thấy rất nhiều.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư phế quản:

  • Thuốc lá: Những người hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc nhiều năm đều có nguy cơ cao mắc ung thư phế quản. 90% ung thư phế quản là do thuốc lá.
  • Tuổi tác: Bệnh hay gặp ở nam giới khoảng 65 tuổi và nữ khoảng 75 tuổi.
  • Tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khác: Môi trường sống và làm việc có amiăng và các chất độc hại như arsen, crom và niken.
  • Tiền sử giai đình: Gia đình có người mắc bệnh ung thư phế quản có nguy cơ cao hơn gia đình bình thường.
  • Ô nhiễm môi trường: Các bụi khói công nghệ, khói xe hơi chứa benzopyrene và một số chất độc như hydrocabure đa vòng, chất khác như kim loại, chất phóng xạ.

1.3. Triệu chứng bệnh ung thư phế quản

Các triệu chứng của ung thư phế quản phụ thuộc vào vị trí của khối u và theo từng giai đoạn.

Triệu chứng ung thư phế quản giai đoạn đầu:

Có rất ít bệnh nhân có triệu chứng trong giai đoạn này, chỉ những trường hợp vô tình chụp X- quang phổi khi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Triệu chứng ung thư phế quản giai đoạn tiến triển:

  • Ho: Triệu chứng hay gặp nhất, ho tự nhiên nhiều hơn bình thường, thời gian cơn ho kéo dài hơn, số lượng đờm có thể nhiều hơn, đờm có mủ hay tái đi tái lại, ho đờm lẫn máu. Cần phân biệt cơn ho do thuốc lá, do bệnh COPD.
  • Ho ra máu: Khi thấy ho ra máu là dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi kiểm tra ngay.
  • Khó thở: Nguyên nhân là do tắc nghẽn một phần của khí quản hoặc phế quản lớn.
  • Thở rít: Âm thanh bất thường được tạo ra khi luồng không khí đi qua đoạn bị hẹp hơn của đường hô hấp lớn hơn.
  • Thở khò khè: Âm thanh âm độ cao được tạo ra khi luồng không khí đi qua đoạn bị hẹp của đường hô hấp nhỏ hơn.
  • Đau ngực: Đau ngực dai dẳng, mơ hồ không rõ vị trí, lâu dần gây khó chịu dễ bị nhầm lẫn với đau thần kinh liên sườn, đau cơ,…
ung-thu-phe-quan (1)
Ho ra máu là triệu chứng ung thư phế quản giai đoạn tiến triển

Triệu chứng ung thư phế quản giai đoạn muộn, di căn:

  • Ung thư phế quản trung thất: Các tế bào ung thư xâm lấn vào các cơ quan nằm trong trung thất (các cơ quan trong lồng ngực nằm giữa hai lá phổi).
  • Nếu tĩnh mạch chủ trên bị xâm lấn làm máu không chảy về tim được gây ra triệu chứng chóng mặt, ù tai, nhức đầu, tím tái ở mặt và phần trên ngực.
  • Nếu động mạch chủ bị xâm lấn có thể gây vỡ động mạch chủ gây tràn máu màng phổi và đột tử.
  • Nếu thần kinh quặt ngược thanh quản trái bị xâm lấn bệnh nhân sẽ có triệu chứng nấc cụt, khó thở do liệt cơ hoành.
  • Nếu thực quản bị tổn thương, bệnh nhân có thể nuốt khó khăn, sặc, nuốt nghẹn.
  • Ung thư phế quản di căn màng phổi: Tràn dịch tràn phổi lượng nhiều, lượng dịch tái lập nhanh sau khi chọc dò.
  • Ung thư phế quản di căn thành ngực: Tạo thành khối u trên ngực, gây đau tức ngực dữ dội.
  • Ung thư phế quản di căn hạch: Các hạch trên đòn, hạch nách có thể sưng to, cứng, không đau.
  • Ung thư phế quản di căn cơ quan xa: Bao gồm các cơ quan như: tuyến thượng thận, não, gan, xương và da.

Khi thấy các dấu hiệu ung thư phế quản vừa kể trên, người bệnh cần tới ngay các bệnh viện có khoa Ung bướu để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Ngoài các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán đúng bệnh.

2. Chẩn đoán và cách điều trị bệnh ung thư phế quản 

2.1. Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh ung thư phế quản

  • X- quang lồng ngực: phát hiện khối u.
  • Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực (CT Scan): Cho hình ảnh chính xác chẩn đoán ung thư phế quản.
  • Nội soi phế quản kết hợp sinh thiết: Tiếp cận khối u phế quản ở vị trí trung tâm cộng sinh thiết khối u là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư phế quản. 

2.2. Cách điều trị bệnh ung thư phế quản

Các phương pháp bác sĩ lựa chọn để điều trị bệnh ung thư phế quản phụ thuộc vào loại và theo từng giai đoạn, bao gồm:

  • Phẫu thuật: Cách điều trị chính, loại bỏ khối u và một số mô xung quanh, nạo các hạch bạch huyết xung quanh khối u cũng có thể được loại bỏ để ngăn chặn bệnh lan rộng.
  • Phương pháp hóa trị: Dùng thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư thông qua đường tiêm hoặc đường uống, có thể sử dụng sau khi phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư còn xót lại.
ung-thu-phe-quan (2)
Phương pháp hóa trị trong điều trị bệnh ung thư phế quản
  • Phương pháp xạ trị: Sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Liệu pháp miễn dịch: Dùng các thuốc giúp tăng cường khả năng miễn dịch để thu nhỏ hoặc ngăn chặn sự phát triển của các khối u phế quản.

3. Phòng ngừa bệnh ung thư phế quản như thế nào?

  • Loại bỏ thuốc lá: cần cai nghiện thuốc lá và cần có biểm báo chính xác cấm hút thuốc nơi công cộng, nhiều người.
  • Mặc đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang khi làm việc hoặc ra ngoài.
  • Kiểm tra sức khỏe định kì nhất là đối với người lớn tuổi.
  • Thêm rau xanh, trái cây giàu vitamin, chất chống oxy hóa tăng cường miễn dịch phòng chống ung thư.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên.
  • Giữ gìn không gian sống trong lành giúp phòng ngừa tốt bệnh ung thư phế quản
Thông tin liên hệ