Cây xạ đen có mấy loại? Cách phân biệt xạ đen với xạ vàng

Cây xạ đen có mấy loại là vấn đề được quan tâm cũng như tìm hiểu rất nhiều. Cây xạ đen có công dụng giúp hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả. Tuy nhiên cần phải biết rõ được đặc điểm của cây xạ đen để có thể lựa chọn đúng loài cây có công dụng chữa bệnh. Vậy để biết cây xạ đen có mấy loại và có đặc điểm như thế nào thì các bạn hãy cùng GENK STF tìm hiểu qua thông tin dưới đây.

Xem thêm:

1. Cây xạ đen là gì?

Cây xạ đen hay còn có tên gọi khác là bách giải, đồng triều hay bạch vạn hoa, là một loại thực vật nằm trong họ Celastraceae. Đây là một loại cây dây leo, thân gỗ, thường mọc thành bụi và rất dễ trồng. Các cây này thường mọc tập trung chủ yếu ở các vùng miền Bắc, ở những nơi có nhiệt độ ổn định và khí hậu mát mẻ. Cây xạ đen được một vị giáo sư của Việt Nam tìm thấy ở Hòa Bình vào năm 1998 và đây cũng chính vì vậy vùng đất này được mệnh danh là “quê hương” của xạ đen.

2. Cây xạ đen có mấy loại?

Theo nghiên cứu tìm hiểu thì cây xạ đen chỉ có duy nhất 1 loại. Loài cây này thường khá dễ nhận biết bởi chúng có những dấu hiệu đặc trưng riêng như:

Cây xạ đen có mấy loại?
  • Thân cây: Dài khoảng 3 đến 10m, thường mọc xung quanh những bụi cây lớn. Đặc biệt, khi chặt vào dây của cây xạ đen, dây sẽ chảy ra nhựa màu đen và sau đó vài phút, thân cây cũng chuyển hẳn sang đen. Cũng chính vì thế mà loài cây này có tên gọi là xạ đen.
  • Cành cây: Tròn, lúc còn non sẽ không có lông và có màu xám nhạt. Khi cây lớn lên, cành sẽ chuyển sang màu nâu, sau đó chuyển xanh, có lông.
  • Lá cây: Phiến lá có hình bầu dục xoay ngược với cuống dài 5 đến 7mm. Lá cây thường có 7 cặp gân phụ, không có lông và rụng theo mùa.
  • Hoa: Hoa của cây xạ đen thường nằm ở đầu cành, có màu trắng, dài 5 – 10cm.
  • Quả: Quả xạ đen có hình trứng, dài khoảng chừng 1cm, mọc thành từng chùm. Khi non quả sẽ có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng cam.

Ngoài cây xạ đen vẫn có một số loại cây họ xạ như cây xạ vàng, xạ đỏ, xạ trắng hay xạ cạn. 

3. Phân biệt cây xạ đen với cây xạ vàng

Vậy làm cách nào để phân biệt được giữa cây xạ đen và cây xạ vàng. Dưới đây chúng tôi xin gợi ý cho bạn cách phân biệt giữa 2 loại như sau:

3.1. Cây tươi

Cây xạ vàng:

  • Đây là loài cây thân gỗ, tương đối to. 
  • Cây thường mọc riêng lẻ không theo trật tự nào, toàn thân cây có màu xanh và được phủ đầy lông. 
  • Lá cây có màu xanh nhạt, mỏng hơn và không có sắc tím đen như xạ đen.
  • Ở mép lá không có răng cưa. 
  • Cây không có chứa nhựa mủ nên khi bị chặt ra, ta không thấy có phần chất lỏng màu đen chảy ra

Cây xạ đen:

  • Là loại cây thân gỗ, tuy nhiên thân cây không to và có dây leo. 
  • Cây thường mọc thành từng bụi, phần thân cây có màu xanh sẫm
  • Lá cây có màu xanh đậm, có sắc tím xen kẽ và phần lá cũng dày, bóng hơn, không có lông bao phủ như cây xạ vàng.
  • Khi bị chặt ngang thân, phần thân chảy ra chất nhựa mủ có màu đen.

3.2. Cây đã khô

  • Cây xạ vàng : Bên trong thân cây xạ vàng bị rỗng, nhựa có màu trắng nhạt. Thân cây khi ngửi sẽ không có mùi. Lá cây sau khi phơi sẽ có độ giòn nhất định và dễ bị vụn nát.
  • Cây xạ đen: Khi cắt ngang thân cây sẽ thấy có phần nhựa đen chảy ra ở vân gỗ và đồng thời còn có mùi thơm nhẹ. Khi vò thì lá cây không bị giòn và vụn nát như xạ vàng.

3.3. Khi sắc thành nước uống

  • Cây xạ vàng: Khi sắc lấy nước thuốc, ta sẽ thấy nước thuốc có màu vàng rất nhạt và khi ngửi vị thuốc có mùi ngái hơi tanh không thơm như xạ đen.
  • Cây xạ đen: Khi sắc thuốc, ta sẽ thấy nước có màu sắc nâu đậm đà, khi uống có vị ngọt nhẹ, thơm tự nhiên và rất dễ uống.

4. Cây xạ đen có tác dụng gì?

Theo Đông y, cây xạ đen là dược liệu có vị đắng chát, tính hàn giúp thông kinh, tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc, phòng ngừa ung thư, làm mát gan mật,…

4.1. Cây xạ đen giúp hỗ trợ chữa bệnh ung thư

Trong xạ đen có chứa các hoạt chất Flavonoid, Quinon, Maytenfolone A và Saponin Triterpenoid. Các hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư hiệu quả. Đồng thời, hợp chất này còn có khả năng giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và tái tạo lại cấu trúc của những tế bào bệnh.

4.2. Cây xạ đen giúp điều trị bệnh lý về gan

Các hoạt chất có trong xạ đen có tác dụng giảm tiết dịch xơ gan nên đồng thời giúp giải độc, hạ men gan và tái tạo lại tế bào gan. Xạ đen khi kết hợp cùng với một số loại thảo dược khác sẽ trở thành một phương thuốc điều trị các bệnh lý về gan an toàn và hiệu quả.

4.3. Cây xạ đen giúp chữa mụn nhọt, lở ngứa

Mụn nhọt, lở ngứa là tình trạng được hình thành do chức năng gan trong cơ thể hoạt động kém. Trong khi đó, cây xạ đen lại có tác dụng giải độc gan và giúp thanh lọc cơ thể. Đồng thời, hoạt chất Saponin Triterpenoid có trong cây xạ đen cũng giúp kháng khuẩn, tiêu viêm. Do đó, loại thảo dược này có khả năng loại bỏ mụn nhọt, lở ngứa một cách hiệu quả.

4.4. Cây xạ đen giúp điều trị cao huyết áp

Ngoài các tác dụng trên cây xạ đen giúp làm ổn định đường huyết, điều trị cao huyết áp rất tốt.

Bên cạnh đó, cây xạ đen còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như máu nhiễm mỡ, suy nhược thần kinh, mất ngủ, gan nhiễm mỡ,…

5. Khi sử dụng cây xạ đen cần chú ý những gì?

Như đã trình bày ở trên cây xạ đen đem lại rất nhiều công dụng hữu ích. Tuy nhiên một số thành phần có trong cây lại chứa độc tính. Bởi vậy, để xạ đen có thể phát huy được hết hiệu quả khi sử dụng và đồng thời tránh được các tác dụng phụ, người dùng cần lưu ý những điều sau:

  • Khi uống xạ đen cần phải kiêng rượu bia và đồ uống có cồn.
  • Kiêng ăn xạ đen cùng rau muống, đậu xanh, giá đậu.
  • Kiêng ăn thịt chó bởi vì trong thịt chó chứa rất nhiều đạm từ đó làm giảm hiệu quả của xạ đen.
  • Cây xạ đen có thể gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa từ đó dẫn đến đau bụng đi ngoài với những người lần đầu tiên sử dụng. Vì vậy, để tránh dẫn đến tình trạng này, bạn nên dùng một lượng nhỏ trước và sau khi quen dần thì tăng liều lượng lên.
  • Phụ nữ đang trong thai kỳ và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng xạ đen.
  • Xạ đen nên được sắc trong nồi đất để duy trì được hoạt chất có lợi cho sức khỏe.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi vừa gửi đến để độc giả để giúp giải đáp cho câu hỏi cây xạ đen có mấy loại. Hy vọng các bạn sẽ thêm những kiến thức bổ ích khi mua cây thuốc này để tránh mua phải cây thuốc kém chất lượng gây hại cho sức khỏe.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK