Cách kiểm soát các cảm xúc tiêu cực khi điều trị ung thư
Điều trị ung thư có thể dẫn đến những cảm xúc như chán nản, mệt mỏi. Tuy vậy, bạn có thể kiểm soát những cảm xúc tiêu cực này bằng nhiều cách khác nhau.
Nội dung bài viết
1. Bình tâm với hiện tại
Đặt những mục tiêu nhỏ, rồi từ từ tiến dần đến mục tiêu lớn. Cố gắng đừng suy nghĩ nhiều về tương lai mà hãy bình tâm với hiện tại.
Một số bệnh nhân đã/đang điều trị ung thư cảm nhận rõ hiệu quả của việc đặt mục tiêu nhỏ mỗi ngày, ngay cả khi đó chỉ là một câu nói tự nhủ với bản thân: “Hôm nay tôi sẽ ra ngoài và đi dạo quanh nhà” hoặc “Tôi sẽ gọi điện tâm sự với một người bạn”. Đó là sự khởi đầu tốt và cũng là một bước tiến khởi sắc đối với những bệnh nhân hay lo lắng và chán nản.
Vì vậy, hãy tự động viên bản thân mỗi khi bạn thực hiện được những mục tiêu nhỏ này. Có thể bạn không cảm thấy tốt hơn ngay lập tức nhưng dần dần bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực.
2. Vận động
Vận động là một cách khác giúp bạn kiểm soát cảm xúc. Vận động làm tăng nồng độ endorphins trong cơ thể, giúp bạn cải thiện tâm trạng và cảm thấy tích cực.
Đừng cố quá sức nếu bạn cảm thấy mệt mỏi. Hãy lắng nghe cơ thể và thử vận động nhẹ như tập yoga hoặc đi bộ mỗi ngày.
3. Ăn uống lành mạnh
Căn bệnh hay việc điều trị ung thư thường khiến bạn mệt mỏi và việc ăn uống lành mạnh trở nên khó khăn. Nhưng nếu được, bạn hãy cố gắng ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh để tăng năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể dễ dàng vượt qua cảm giác lo lắng, chán nản.
Thường xuyên bỏ ăn sẽ khiến bạn khó chịu. Bạn có thể trở nên cáu kỉnh, hoang mang, thiếu năng lượng và mất tập trung. Nếu đã cảm thấy như vậy, bạn không nên tiếp tục ăn uống không đúng cách vì như vậy chỉ khiến bạn cảm thấy tệ hơn.
Bạn có thể rất muốn uống rượu hoặc dùng thuốc để giải khuây khi bạn đang cảm thấy rất chán nản hoặc lo lắng. Có thể bạn sẽ cảm thấy khuây khỏa ngay lúc đó nhưng khi thuốc và rượu hết tác dụng, bạn chỉ cảm thấy tệ hơn mà thôi.
Thỉnh thoảng uống 1 ly rượu hoặc 1 ly bia thì không đến nỗi nào. Nhưng lạm dụng rượu và một số loại thuốc kích thích thần kinh. sẽ khiến tình trạng cảm xúc của bạn tệ hơn. Bạn có thể trở nên lệ thuộc vào các chất này nếu bạn sử dụng trong thời gian dài.
4. Các liệu pháp thư giãn
Một số bệnh nhân nhận thấy các liệu pháp thư giãn có tác dụng giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn khi đối diện với lo lắng, sợ hãi và trầm cảm. Các liệu pháp thư giãn như thiền, yoga, tưởng tượng và thôi miên là một số liệu pháp có thể giúp bạn. Bên cạnh đó, mát-xa hoặc bấm huyệt cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thư giãn hơn.
Một số đơn vị hỗ trợ bệnh nhân ung thư có chuyên gia trị liệu xoa bóp. Bạn có thể đăng ký dịch vụ mát-xa theo tuần, nhưng nhớ chọn các chuyên gia có chứng chỉ hành nghề và được đào tạo bài bản.
5. Nói chuyện với người khác
Bạn có thể thử một số cách sau để thoát khỏi căng thẳng do quá trình điều trị ung thư để cảm thấy tốt hơn: nói chuyện với người khác, nghe nhạc với âm lượng lớn, hét thật to hoặc khóc một trận đã đời.
Đừng ngại nói chuyện với những người thân. Không phải ai cũng thấy dễ dàng khi nói về cảm xúc của mình với người khác nhưng hãy chọn một người mà bạn tin tưởng nhất. và chia sẻ với người đó.
Nói về những cảm xúc của bạn có thể giúp bạn thoải mái hơn. Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi khó khăn để giải thích cảm xúc của mình cho người khác hiểu, nhất là khi người đó chưa từng trải qua những cảm xúc đó. Nhưng bạn ơi, đừng lo, nhiều người rất biết cách lắng nghe và chia sẻ.
6. Những người bạn thật sự sẽ luôn ở bên bạn
Một số người có thể sẽ không hiểu được cảm xúc của bạn. Đừng cảm thấy tổn thương khi họ không hiểu.
Những người bạn thật sự sẽ luôn ở bên bạn kể cả khi họ không thật sự hiểu những cảm xúc của bạn hay những điều bạn đang trải qua. Nhiều người không nhận ra rằng trầm cảm có liên quan đến sự mất cân bằng các hóa chất trong cơ thể. Nhưng một khi họ biết, họ sẽ hiểu và thông cảm với tình trạng của bạn.
7. Tư vấn tâm lý và tham gia nhóm hỗ trợ điều trị ung thư
Một cách khác để được hỗ trợ về mặt cảm xúc là tham gia một nhóm hỗ trợ ung thư. Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi tham gia những nhóm như vậy nhưng nhiều người thấy rằng nói chuyện với những người khác có trải nghiệm tương tự sẽ giúp ích rất nhiều.
Nếu bạn muốn nói chuyện với người nào đó không phải bạn bè hay người thân thì hãy tìm đến những trung tâm tư vấn tâm lý.
Bạn cũng có thể tìm hiểu và chia sẻ những kinh nghiệm cùng các chiến binh khác trên các diễn đàn hỗ trợ bệnh nhân ung thư Việt Nam như CÂU LẠC BỘ HÀNH TRÌNH CÙNG BỆNH NHÂN UNG THƯ.
8. Viết nhật ký
Không phải ai cũng thích viết xuống cảm xúc của mình. Nhưng bằng cách đó, bạn có thể hiểu cảm xúc của mình hơn.
Nếu bạn cảm thấy cảm xúc vẫn chưa khá hơn, hãy đọc lại nhật ký để thấy những bước đi nhỏ của bản thân. Bạn có thể nhận ra rằng hiện tại bạn cảm thấy tốt hơn một tháng trước rất nhiều.
Bạn cũng có thể thử vẽ và các liệu pháp liên quan đến nghệ thuật. Vẽ là một cách hiệu quả để thể hiện và giải tỏa cảm xúc.
9. Xử lý các vấn đề liên quan đến giấc ngủ
Ai cũng từng có những đêm trằn trọc khó ngủ và cũng đều hiểu cảm giác mệt mỏi, cáu kỉnh và choáng váng do thiếu ngủ gây ra.
Nếu buồn bã và chán nản ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, bạn có thể thử thay đổi thời điểm và chỗ ngủ. Nếu bạn bị trầm cảm nặng thì việc ngủ nhiều có thể không giúp ích mà còn khiến bạn cảm thấy tệ hơn.
Hãy cho bác sĩ/điều dưỡng của bạn biết nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ.
Giấc ngủ không chỉ giúp cải thiện tâm trạng mà còn hồi phục sức khỏe
Một số gợi ý để có giấc ngủ ngon
- Đi ngủ và thức dậy cùng một múi giờ mỗi ngày
- Tập vài động tác nhẹ mỗi ngày trước khi ngủ
- Cố gắng không ngủ ngày nhiều để buổi tối có thể ngủ sâu và lâu hơn
- Không nên uống cà phê sau đầu giờ chiều
- Ăn nhẹ trước khi đi ngủ để không bị giật mình thức dậy vì đói
- Thư giãn trước khi đi ngủ – tắm, đọc sách, nghe nhạc
- Hãy ngủ ở một căn phòng yên tĩnh, có nhiệt độ phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh. Một căn phòng không gọn gàng có thể khiến bạn bất an và khó ngủ.
- Không nên uống nhiều thức uống có cồn trước khi đi ngủ, bạn có thể sớm buồn ngủ nhưng giấc ngủ sẽ không ngon.
- Khi bạn hoàn toàn không ngủ được, hãy ngồi dậy xem ti-vi, đọc sách hoặc nghe nhạc cho đến khi bạn buồn ngủ. Hoặc thử những cách thư giãn khác như tắm với nước ấm và uống sữa ấm. Sau đó thử đi ngủ lại.
10. Kiểm soát các triệu chứng
Một số triệu chứng khi điều trị ung thư có thể khiến bạn cảm thấy buồn và chán nản hơn bình thường. Quan trọng là bạn cho bác sĩ biết về những triệu chứng mà bạn có thể gặp phải vì có nhiều cách điều trị khác nhau. Cơ thể khỏe sẽ giúp tinh thần của bạn an lành.
11. Học cách sống chung với ung thư
Sau khi điều trị ung thư, bạn có thể cần thời gian để quen với cảm xúc của bạn đối với ung thư. Bạn vừa phải làm quen với ung thư, vừa phải làm quen với những tác dụng phụ do điều trị ung thư. Những điều này có thể thay đổi cuộc sống của bạn, chẳng hạn như bạn phải làm quen với những thay đổi về ngoại hình.
Mặc dù điều trị ung thư có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, một số bệnh nhân đã xoay sở để sống một cuộc sống bình thường trong quá trình điều trị. Bạn có thể cần dành thời gian cho điều trị, quan trọng là bạn cần dành đủ thời gian để cơ thể phục hồi sau điều trị.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị