Biểu hiện của người bị nhiễm phóng xạ như thế nào và cách xử lý?
Biểu hiện của người bị nhiễm phóng xạ như thế nào và cách xử lý ra sao? Nhiễm phóng xạ mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng mức độ lại rất nguy hiểm. Vì thế, việc tìm hiểu biểu hiện của người bị nhiễm phóng xạ sẽ giúp chúng ta sớm phát hiện và thăm khám kịp thời. Do đó, nếu đang băn khoăn về vấn đề này, các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu rõ hơn qua bài viết chia sẻ dưới đây.
Xem thêm:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Fucoidan phòng covid bằng cách nào? Hiệu quả ra sao?
- Fucoidan tảo nâu là gì? Mang lại tác dụng gì đối với sức khỏe?
Nội dung bài viết
1. Nhiễm phóng xạ là gì?
Nhiễm phóng xạ là tình trạng cơ thể trong thời gian ngắn tiếp nhận một lượng lớn phóng xạ. Mức độ gây độc đến cơ thể sẽ được quyết định đến lượng bức xạ mà cơ thể hấp thu.
Nhiều người thắc mắc vật việc chụp X-quang hay chụp CT với các tia phóng xạ có gây hại cho cơ thể không. Câu trả lời là KHÔNG những hình ảnh xét nghiệm này sử dụng tia phóng xạ liều lượng thấp. Do đó, không thể làm cơ thể bị nhiễm phóng xạ được. Tuy nhiên, nếu chụp X-quang hay chụp CT với tần suất liên tục thì ít nhiều sẽ tác động không tốt đến cơ thể.
Nhiễm phóng xạ là vấn đề rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong ở con người. Thế nhưng, nhiễm phóng xạ rất hiếm khi xảy ra.
Hiện nay, nhiễm phóng xạ được phân thành 2 dạng cơ bản, đó là:
- Hội chứng nhiễm phóng xạ cấp tính.
- Nhiễm độc phóng xạ khởi phát muộn.
2. Nguyên nhân nhiễm phóng xạ
Các nguyên tử dưới dạng sóng hoặc các hạt nhỏ khi giải phóng ra năng lượng được gọi là bức xạ. Khi cơ thể tiếp xúc với lượng bức xạ cao thì sẽ xảy ra tình trạng nhiễm độc phóng xạ. Các nguyên nhân của nhiễm độc phóng xạ có thể xuất phát từ:
- Một nhà máy hạt nhân xảy ra sự cố.
- Nhà máy hạt nhân bị tấn công.
- Một thiết bị phóng xạ nhỏ bị phát nổ.
- Xảy ra một vụ nổ hạt nhân cơ bản.
- Vụ nổ từ một chất nổ thông thường với mục đích là để phân tán phóng xạ.
Nhiễm phóng xạ xảy ra khi cơ thể tiếp xúc lượng bức xạ cao khiến một số tế bào của cơ thể bị phá hỏng hoặc hủy hoại. Những khu vực dễ bị tổn thương khi nhiễm phóng xạ là các tế bào niêm mạc ở đường ruột, dạ dày, tế bào tạo máu của tủy xương.
3. Biểu hiện của người bị nhiễm phóng xạ
Biểu hiện của người bị nhiễm phóng xạ với mức độ nghiêm trọng khác nhau sẽ phụ thuộc vào lượng bức xạ được cơ thể hấp thụ vào. Lượng bức xạ mà cơ thể hấp thu nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Cường độ năng lượng của tia phóng xạ.
- Thời gian cơ thể phơi nhiễm với phóng xạ.
- Khoảng cách giữa nguồn phóng xạ đến con người.
Mức độ phơi nhiễm phóng xạ một phần hay toàn bộ cơ thể sẽ chi phối đến triệu chứng. Ngoài ra, triệu chứng bị nhiễm phóng xạ cũng bị ảnh hưởng bởi mức độ nhạy cảm của các mô bị tác động. Chẳng hạn, tủy xương và hệ thống tiêu hóa rất nhạy cảm với bức xạ.
Người ta sẽ dựa vào triệu chứng xuất hiện sau khoảng thời gian từ khi phơi nhiễm là bao lâu để đánh giá được phần nào lượng bức xạ mà cơ thể đã hấp thụ. Một số biểu hiện của người bị nhiễm phóng xạ phổ biến thường là:
- Buồn nôn và nôn mửa
- Tiêu chảy
- Đau đầu
- Sốt
- Chóng mặt và mất phương hướng
- Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt
- Rụng tóc
- Nôn ra máu hay có máu trong phân
- Nhiễm trùng
- Huyết áp thấp
4. Biến chứng của nhiễm phóng xạ
Biến chứng khi cơ thể bị nhiễm độc phóng xạ thường liên quan đến những yếu tố về tâm thần. Theo đó, người bị nhiễm phóng xạ sẽ hay sợ hãi, lo lắng về các vấn đề như:
- Luôn sợ hãi, lo lắng về việc mất đi người thân, bạn bè.
- Những ký ức đáng sợ mà bản thân đã trải qua như tai nạn, cuộc tấn công ở nhà máy hạt nhân.
- Lo lắng, sợ hãi về những căn bệnh tiềm ẩn mà bản thân có thể mắc phải và gây tử vong.
- Lo lắng sau khi tiếp xúc với bức xạ sẽ mắc bệnh ung thư.
5. Chẩn đoán nhiễm phóng xạ bằng các phương pháp nào?
Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra khi nghi ngờ đã tiếp xúc với bức xạ liều cao hoặc nghi bản thân bị phơi nhiễm phóng xạ. Để đánh giá liều bức xạ đã hấp thụ, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ thực hiện một số thủ thuật cần thiết. Bao gồm:
- Nguyên nhân phơi nhiễm: Bạn hãy nói cho bác sĩ biết khoảng cách từ nguồn phóng xạ đến bản thân là khoảng bao nhiêu. Thời gian phơi nhiễm là bao lâu. Đây là cơ sở quan trọng để bác sĩ đưa ra những đánh giá sơ bộ về tình trạng nhiễm độc phóng xạ với mức độ nghiêm trọng ở mức nào.
- Nôn và các triệu chứng khác: Để ước tính được liều bức xạ hấp thụ là bao nhiêu thì thời gian nhiễm phóng xạ và khi bắt đầu nôn là rất quan trọng. Nếu các triệu chứng xuất hiện chỉ sau thời gian càng ngắn khi tiếp xúc bức xạ thì liều lượng mà cơ thể nhiễm phóng xạ càng cao. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng dựa vào những dấu hiệu khác và thời gian xuất hiện để đánh giá liều bức xạ mà cơ thể hấp thụ.
- Xét nghiệm máu: Để tìm kiếm những tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật cũng như có sự thay đổi bất thường trong ADN của tế bào máu hay không thì bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu thường xuyên trong nhiều ngày. Thông qua xác định được liều bức xạ hấp thụ mà bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ tổn thương tủy xương.
- Đo liều bức xạ: Loại máy này sẽ giúp bác sĩ đo được liều bức xạ mà cơ thể hấp thụ.
- Máy đo khảo sát (survey meter): Để xác định vị trí các hạt bức xạ trong cơ thể, bác sĩ sẽ sử dụng máy đo khảo sát có đặc điểm giống như bộ đếm Geiger.
- Loại bức xạ: Việc điều trị những người nhiễm độc phóng xạ sẽ cho hiệu quả tốt hơn khi xác định được loại phóng xạ phơi nhiễm.
6. Điều trị nhiễm độc phóng xạ
Điều trị nhiễm độc phóng xạ với mục tiêu là ngăn ngừa cơ thể không bị nhiễm độc nặng hơn. Bên cạnh đó, các tổn thương sẽ được điều trị nhằm ngăn chặn nguy cơ tử vong.
6.1. Khử nhiễm
Đây là công đoạn đầu tiên khi thực hiện điều trị nhiễm độc phóng xạ. Khử nhiễm được hiểu là loại bỏ ngay từ bên ngoài các phần tử hạt phóng xạ. Người bị nhiễm phóng xạ sẽ loại bỏ được 90% nhiễm phóng xạ từ bên ngoài khi cởi bỏ quần áo và giày dép. Đồng thời, rửa dưới vòi nước với xà phòng cũng là cách hay nhằm loại bỏ đi các hạt phóng xạ ra khỏi da.
Khử nhiễm là biện pháp quan trọng nhằm ngăn chặn không cho các hạt phóng xạ lan ra trên diện rộng. Bên cạnh đó, cách này cũng là giải pháp hay nhằm giảm nguy cơ nhiễm phóng xạ vào trong cơ thể do nuốt phải, hít phải hay qua vết thương hở.
6.2. Điều trị tủy xương bị tổn thương
Để chống lại các tác động của nhiễm phóng xạ đến tủy xương, bác sĩ sẽ dựa vào loại protein có yếu tố kích thích bạch cầu hạt nhằm giúp các tế bào bạch cầu phát triển. Những loại thuốc được dùng để kích hoạt loại protein này là Filgrastim, Sargramostim, Pegfilgrastim. Khi sử dụng sẽ giúp các tế bào bạch cầu được tăng cường sản xuất. Nhờ đó, việc nhiễm trùng sau này sẽ được ngăn ngừa tốt hơn.
Bác sĩ sẽ chỉ định truyền tiểu cầu hoặc hồng cầu nếu như tủy xương bị tổn thương nghiêm trọng.
6.3. Điều trị nhiễm độc bên trong
Điều trị nhiễm độc bên trong sẽ giúp giảm bớt các tổn thương đến từ những cơ quan nội tạng. Tùy từng loại phóng xạ mà bạn tiếp xúc cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Có thể kể đến như:
Kali iodide
I-ốt là vi chất rất cần thiết cho hoạt động cũng như chức năng của tuyến giáp. Tuyến giáp sẽ hấp thụ i-ốt phóng xạ khi cơ thể tiếp xúc với lượng bức xạ đáng kể tương tự như hấp thụ các dạng i-ốt khác.
Các i-ốt phóng xạ cuối cùng sẽ được loại bỏ qua nước tiểu ra ngoài cơ thể. Khi sử dụng kali iodid (đây là dạng không phóng xạ của i-ốt) thì chúng sẽ gắn vào những vị trí mà tuyến giáp còn trống nhằm ngăn chặn sự hấp thụ chất phóng xạ.
Kali iodid không dùng cho tất cả các trường hợp nhiễm độc phóng xạ. Trong vòng 1 ngày sau khi phơi nhiễm mà sử dụng kali iodid sẽ cho hiệu quả cao nhất.
Xanh phổ hay xanh Prussian (Prussian blue)
Đây là loại thuốc mà sau khi dùng sẽ liên kết với những hạt nguyên tố phóng xạ Thallium và Cesium. Nhờ đó, những hạt phóng xạ sẽ được cơ thể đào thải qua phân.
Phương pháp điều trị này giúp giảm thiểu lượng bức xạ mà cơ thể hấp thụ. Đồng thời, tốc độ đào thải các hạt phóng xạ cũng nhanh chóng hơn.
Diethylenetriamine pentaacetic acid (DTPA)
Chất này sẽ liên kết với kim loại. Vì thế, khi đưa DTPA vào cơ thể sẽ liên kết với các hạt phóng xạ của nguyên tố Curium, Americium, Plutonium. Nhờ đó, các hạt phóng xạ sẽ ra ngoài qua đường nước tiểu. Vì thế, lượng bức xạ mà cơ thể hấp thụ sẽ giảm bớt.
6.4. Điều trị hỗ trợ
Để hỗ trợ điều trị do nhiễm phóng xạ gây ra, bác sĩ sẽ sử dụng thêm một số biện pháp khác để can thiệp hoặc dùng thêm thuốc nhằm giảm các triệu chứng như:
- Nhiễm khuẩn
- Đau đầu
- Sốt
- Tiêu chảy
- Buồn nôn và nôn mửa
- Mất nước
- Bỏng
- Lở loét
6.5. Chăm sóc cuối đời
Cơ hội phục hồi của cơ thể sẽ rất thấp nếu như cơ thể hấp thụ liều bức xạ quá lớn. Có những trường hợp người bệnh tử vong trong vòng 2 ngày hoặc 2 tuần sau khi tiếp xúc với bức xạ.
Những người tiếp xúc liều bức xạ lớn với nguy cơ tử vong cao sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng là buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Bên cạnh đó, những đối tượng này cũng sẽ được chăm sóc tâm lý để có tinh thần lạc quan nhằm kéo dài thời gian sống.
7. Phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm phóng xạ
Nếu không may có sự cố xảy ra và đã được thông báo về mức độ bức xạ ở mức khẩn cấp thì bạn cần thường xuyên theo dõi tin tức. Trong trường hợp cần thiết phải áp dụng những biện pháp sau đây để phòng ngừa nguy cơ nhiễm phóng xạ.
7.1. Trú ẩn tại chỗ
Khi sự cố rò rỉ tia phóng xạ xảy ra và không cần phải sơ tán thì bạn cũng nên làm những điều sau dù đi làm hay ở nhà:
- Cửa sổ và cửa ra vào cần phải đóng, khóa chặt.
- Những thiết bị có khả năng mang không khí từ bên ngoài vào như điều hòa, quạt, thiết bị sưởi ấm đều cần phải tắt.
- Nếu có vật nuôi cần phải giữ ở trong nhà.
- Di chuyển đến những phòng bên trong.
- Theo dõi tin tức và cần nắm được các số liên lạc khẩn cấp bằng cách ghi hoặc lưu lại những số này.
- Trong vòng ít nhất 24 giờ, bạn cần ở yên tại chỗ.
7.2. Thực hiện sơ tán
Nếu được khuyên sơ tán bạn nên làm theo để đảm bảo an toàn cho bản thân và những thành viên trong gia đình. Điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và làm theo hướng dẫn mà chính quyền thong báo. Việc di chuyển cần phải nhanh và theo trật tự.
Trong quá trình đi sơ tán, cần mang theo một số đồ vật cần thiết như:
- Điện thoại và pin sạc để liên lạc khi cần thiết
- Đèn pin
- Bộ sơ cứu y tế
- Các thuốc cần thiết
- Nước uống đóng chai, thực phẩm ăn liền
- Thẻ tín dụng, tiền mặt
- Quần áo dự phòng
Lưu ý: Hầu hết các phương tiện di chuyển và nơi trú ẩn khẩn cấp sẽ không chấp nhận để bạn mang theo thú nuôi. Vì thế, hãy tìm kiếm nơi trú ẩn khác và di chuyển bằng xe riêng nếu có nhu cầu mang theo thú cưng.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về nhiễm độc phóng xạ. Ngay khi thấy có biểu hiện của người bị nhiễm độc phóng xạ cần nhanh chóng đi thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK